You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH KẾ


THỪA VÀ PHÁT TRIẾN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trường Gia Huy

Mã sinh viên : 2212150081


Số thứ tự : 48
Lớp tín chỉ : TRIH114.1CLCKT-K1
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC

Lời mở đầu ......................................................................................................1


PHẦN 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA
PHỦ ĐỊNH TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC MARX - LENNIN....3
I. KHÁI QUÁT PHÉP BIỆN CHỨNG:................................................3
1. Khái niệm:......................................................................................... 3
2. Các hình thức của phép Biện chứng:..............................................3
II. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH TRONG QUAN ĐIỂM
TRIẾT HỌC MARX – LENIN:...............................................................4
1. Các khái niệm cơ bản:......................................................................... 4
2. Tính chất của Phủ định biện chứng:..................................................4
PHẦN 2: KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ
ĐỐI VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM:...........................................................5
I. VĂN HOÁ VỚI CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ LÀ CON NGƯỜI: 5
1. Định nghĩa về văn hoá:....................................................................5
2. Mối quan hệ giữa văn hoá và con người:........................................6
II. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM:.....8
PHẦN 3: SỰ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH CỦA VĂN
HOÁ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP:....................................................8
I. PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH:....................................................................9
II. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG:...........................................................11
Kết luận ...........................................................................................................15
Tài liệu tham khảo .....................................................................................16
Lời mở đầu

Cùng sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cuộc Cách mạng
Công nghiệp 4.0 đã nổ ra với nhiều bước ngoặt trong mọi lĩnh vực của đời sống
nhân dân, cũng như đem lại những cải tiến mới trong việc quản lí và vận hành
nền kinh tế chung của Quốc gia. Đi kèm theo đó, đặt trong bối cảnh kết nối toàn
cầu, Việt Nam cũng đang dần chuyển mình và hoà nhập với bạn bè, thị trường
quốc tế. Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát triển văn hoá truyền thống đậm đà
bản sắc dân tộc đã và đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi sự giao lưu
giữa các khu vực ngày càng trở nên sâu sắc và chúng ta cũng đang phải tiếp
cận với nhiều luồng tư tưởng, nền văn minh khác nhau.
“Văn hoá Việt Nam được định nghĩa là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do người Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ
nước”. Trải qua nhiều lần phủ định biến chứng, văn hoá Việt Nam dần biến đổi
để trở nên rực rỡ và đậm đà hơn bao giờ hết. Tuy vậy, trong thời đại biến đổi số
hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng
Internet, truyền thống văn hoá Việt Nam vẫn đang còn bị ảnh hưởng bởi những
yếu tố nước ngoài, gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực. Đối mặt với
thực trạng ấy, chúng ta cần ý thức được vị thế của đất nước trên thị trường
quốc tế và tiếp bước cha ông trong việc gìn giữ và bảo vệ văn hoá Việt Nam
bằng việc vận dụng quy luật Phủ định của Phủ định trong quan điểm triết học
Marx – Lenin vào thực tiễn cuộc sống.
Giữa bối cảnh Đất nước đang trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà
nước đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường với sự trao đổi hàng hoá
liên tục giữa các quốc gia, việc gạt bỏ hoàn toàn những yếu tố đến từ văn hoá
nước ngoài sẽ không mang lại lợi ích mà còn gây hại đến sự phát triển chung
của khu vực cũng như đất nước. Vì thế mà trong quá trình gìn giữ và bảo vệ văn
hoá truyền thống Việt Nam, việc học hỏi và tiếp thu tinh hoa của các nền văn
hoá trong thời đại hiện nay là vô cùng cấp bách. Từ yêu cầu đó, ta cần từng
bước mở rộng giao lưu khu vực và phát huy giá trị truyền thống văn hoá của
Việt Nam trước bạn bè quốc tế với tiêu chí “Hoà nhập chứ không Hoà tan” mà
chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.
Bên cạnh lĩnh vực đối ngoại, việc phát triển văn hoá trong nước cũng
không kém phần thiết yếu. Ta cũng cần tập trung nguồn lực phát triển những
hoạt động văn hoá nghệ thuật ở trong nước, đầu tư vào việc trùng tu, sửa chữa
những di tích lịch sử, tích hợp sáng tạo, vận dụng kế thừa những cái có trước để
tiếp tục phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam vào đời sống hiện đại. Việc áp
dụng tính chất kế thừa trong quy luật Phủ định nêu trên của chủ nghĩa Marx –
Lenin có thể phần nào giúp Việt Nam vững vàng bước đi trên trường quốc tế và
khẳng định vị thế không thể thay thế của mình trên bản đồ thế giới bằng một
bản sắc văn hoá đậm đà, bằng một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bằng
một ý chí dân tộc không thể xoá nhoà.
Tiểu luận này sẽ đề cập và phân tích tầm quan trọng của việc áp dụng quy
luật Phủ định trong việc gìn giữ và phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kì
biến đổi số và trách nhiệm của một công dân Việt Nam khi Đất nước đang trong
giai đoạn chuyển đổi đầy thử thách này.

Hà Nội, tháng 11 – 2022


Sinh viên thực hiện
NGUYỀN TRƯỜNG GIA HUY
PHẦN 1: PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA
PHỦ ĐỊNH TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC MARX -
LENNIN.

I. KHÁI QUÁT PHÉP BIỆN CHỨNG:


1. Khái niệm:
Phép Biện chứng là phương pháp lí luận coi đối tượng của nó luôn nằm
trong các mối liên hệ phổ biến vốn có mà ở đó, đối tượng và các thành phần của
đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau.
Ngoài ra, phép Biện chứng còn nhận thức rằng đối tượng của nó luôn trong trạng
thái vận động biển đổi về chất và về lượng, ở trong một khuynh hướng chung là
phát triển với động lực là sự đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn, đối lập tồn tại
đồng thời bên trong bản thân đối tượng. (1)
Trên cơ sở này, tư duy Biện chứng cho phép chủ thể nhận thức không chỉ
nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng, không
chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự hình thành, phát triển và triệt
tiêu của sự vật; không chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh và còn nhìn thấy trạng thái
vận động của nó. So với tư duy Siêu hình, tư duy Biện chứng thể hiện rõ sự linh
hoạt, mềm dẻo, không tuyệt đối hoá ranh giới giữa các mặt của sự vật hiện
tượng. Tức là bên cạnh cái “hoặc là … hoặc là” còn có cả “cái này lẫn cái kia”,
tư duy Biện Chứng thừa nhận một chỉnh thể vừa là nó mà vừa không phải là nó;
thừa nhận cái khẳng định và phủ định có mối quan hệ chặt chẽ, vừa loại trừ nhau
nhưng lại vừa gắn bó với nhau, cái này là tiền đề của cái kia.
Vì vậy, phép Biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại, là công
cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới, là phương pháp luận
tối ưu của mọi khoa học.
2. Các hình thức của phép Biện chứng:
Song hành với sự đi lên của nhận thức con người, phép Biện chứng đã trải
qua ba giai đoạn biến đổi với ba hình thức lịch sử của nó:
+ Hình thức thứ nhất, phép Biện chứng tự phát thời Cổ đại. Các nhà biện
chứng phương Đông lẫn phương Tây thời Cổ đại đã thấy được các sự vật, hiện
tượng của vũ trụ luôn vận động không ngừng trong sự sinh ra, biến hoá, mất đi

1()
GS.TS. Phạm Văn Đức (Chủ biên), Giáo trình triết học Mác – Lênin (dành cho
trình độ đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Hội đồng biên soạn giáo trình môn
triết học Mác – Lênin, Hà Nội, 2019, tr.24.
vô cùng tận. Tuy nhiên, góc nhìn này mang tính đơn thuần, trực kiến, không có
sự nghiên cứu và thực nghiệm khoa học để chứng minh.
+ Hình thức thứ hai, phép Biện chứng duy tâm. Với đỉnh cao là triết học cổ
điển Đức do Canter khởi xướng và Hegel hoàn thiện, phương pháp Biện chứng
lần đầu tiên đã được hệ thống hoá với những nội dung quan trọng. Tuy nhiên, ở
thời kì này, những triết học cổ điển Đức mang tính duy tâm với quan điểm hiện
thực chỉ là sự phản ánh biện chứng của ý niệm.
+ Hình thức thứ ba, phép Biện chứng duy vật. Được thể hiện trong triết học
do K.Marx và F.Engels xây dựng và phát triển bởi V.I.Lenin cũng như những
nhà triết học hậu thế, phép Biện chứng duy vật đã loại bỏ tính thần bí và kế thừa
những lí luận hợp lí của tư tưởng Biện chứng có trước, tạo ra sự thống nhất giữa
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng để sinh ra phép duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật biện chứng.

II. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH TRONG QUAN ĐIỂM
TRIẾT HỌC MARX – LENIN:
Để trả lời cho các câu hỏi xoay quanh đối tượng nghiên cứu là trạng thái
tồn tại có tính quy luật phổ biến của sự vật hiện tượng ở trong thực tại khách
quan, phép Biện chứng duy vật đã đưa ra nội dung gồm: hai nguyên lý, sáu cặp
phạm trù và ba quy luật cơ bản. Nằm trong số đó, quy luật Phủ định của Phủ
định được định nghĩa và trình bày như sau:
1. Các khái niệm cơ bản:
+ Phủ định biện chứng là phạm trù để chỉ sự phủ định diễn ra do chính sự
phát triển của bản thân sự vật hiện tượng. Trong quá trình tự phủ định bản thân,
sự vật hiện tượng kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ để tạo ra cái mới phát
triển hơn, ở một mức độ cao hơn so với sự vật hiện tượng trước đó.
+ Phủ định biện chứng diễn ra theo chu kỳ lập lại như một vòng xoắn ốc.
Trải qua nhiều lần phủ định, sự vật hiện tượng dường như lập lại cái ban đầu
nhưng trên cơ sở mới cao hơn, tốt hơn cái có trước. Đây chính là quy luật Phủ
định của Phủ định trong phép Biện chứng duy vật trong quan điểm triết học
Marx – Lenin.
2. Tính chất của Phủ định biện chứng:
+ Phủ định Biện chứng mang tính phổ biến. Tức là ở mọi nơi, mọi mặt của
đời sống vật chất hay đời sống xã hội, cũng như tư duy, sự phủ định luôn tồn tại
như một lẽ tất yếu và là tiền đề để sự vật hiện tượng vận động và phát triển.
+ Phủ định Biện chứng mang tính đa dạng, phong phú được thể hiện qua
nhiều hình thức và nội dung của nó(1).
+ Khác với Phủ định siêu hình (hay còn được gọi là Phủ định sạch trơn)
bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài, loại bỏ hoàn toàn đi cái cũ, chấm dứt sự phát
triển tự nhiên của sự vật hiện tượng; Phủ định biện chứng mang tính khách quan
và kế thừa. Khách quan ở chỗ Phủ định biện chứng diễn ra do tự bản thân sự vật
hiện tượng phủ định chính mình trong quá trình giải quyết mâu thuẫn ở bên
trong sự vật hiện tượng; là xu thế tất yếu để sự vật hiện tượng phát triển, vận
động, biến đổi thành cái mới tốt hơn cái cũ.
+ Kế thừa (hay còn gọi là Kế thừa biện chứng) là khái niệm chỉ sự vật hiện
tượng sau nhiều lần Phủ định biện chứng vẫn giữ lại những yếu tố tích cực và
loại bỏ những yếu tố không phù hợp, gây cản trở cho quá trình phát triển thành
cái mới. Sự kế thừa này mang tính chọn lọc, phát huy những giá trị tích cực
trước đó của sự vật hiện tượng, làm cho sự vật hiện tượng mới có chất giàu có
hơn, tiến bộ hơn.

PHẦN 2: KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN


HOÁ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM:

I. VĂN HOÁ VỚI CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ LÀ CON NGƯỜI:


1. Định nghĩa về văn hoá:
Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về định nghĩa của văn hoá đi kèm với
những nhận định vô cùng khác biệt được đưa ra từ các nhà nghiên cứu, những
nhà nhân loại học từ phương Đông lẫn phương Tây về thế nào là văn hoá. Thậm
chí, việc định nghĩa văn hoá còn thay đổi tuỳ theo thời gian, thời điểm được xét
đến. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách cơ bản về văn hoá như sau:
Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo ra, có từ thuở bình minh của xã
hội loài người(2) và là toàn bộ cuộc sống (nếp sống, lối sống) cả vật chất và tinh
thần của từng cộng đồng. Văn hoá được coi là chìa khoá của sự phát triển.
Văn hoá được bắt nguồn từ con người và dành cho con người. Như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về vấn đề văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
1()
GS.TS. Phạm Văn Đức (Chủ biên), Giáo trình triết học Mác – Lênin (dành cho trình
độ đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Hội đồng biên soạn giáo trình môn triết
học Mác – Lênin, Hà Nội, 2019, tr.135.
2(2)
Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 14, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
2015, tr.16.
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.” (1). Có thể nói, văn hoá là di sản, là tấm
gương phản chiếu tập tục lối sống của dân tộc này đối với dân tộc khác, của thế
hệ có trước đối với thế hệ theo sau.
Văn hoá không được xét bằng vị trí cao thấp mà xét qua những yếu tố khác
biệt giữa các quốc gia, khu vực, lãnh thổ, nền văn minh.
Văn hoá tồn tại để lại nhiều di sản, là minh chứng cho sự xuất hiện, sự phát
triển của một dân tộc. Theo sự phân loại của UNESCO, di sản văn hoá có hai
hình thức: Một là những di sản hữu hình (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu,
lăng, mộ, v.v …; Hai là những di sản vô hình (Intangible) không “sờ thấy
được” như âm nhạc, múa, hát, ngôn ngữ, truyền thống truyền miệng, nghi thức,
phong tục, v.v …
Như vậy, văn hoá Việt Nam là toàn thể những sự vật hữu hình hay vô hình
do con người, dân tộc Việt Nam tạo ra trong quá trình phát triển, dựng nước và
giữ nước. Văn hoá Việt Nam là sự đại diện, mang tính đặc trưng, khác biệt của
con người Việt Nam so với dân tộc khác.
2. Mối quan hệ giữa văn hoá và con người:
Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hoá.(2)
Xuyên suốt chiều dài phát triển của văn minh nhân loại, con người từ loài
vượn cổ đã tiến hoá thành một loài động vật có tổ chức cao mang ý thức, sở hữu
tư duy, suy nghĩ phức tạp. Với động lực là lao động, loài người sáng tạo ra công
cụ lao động, ngôn ngữ và các phương thức sinh tồn đa dạng khác nhau Trong
quá trình đó, văn hoá được sinh ra như một lẽ tất yếu bên trong xã hội loài người
và loài người là trung tâm, là tác giả của văn hoá. Văn hoá đã góp phần làm cho
xã hội loài người đi lên từ thưở hồng hoang đến một xã hội phát triển như hiện
tại.
Con người cũng là sản phẩm của văn hoá.(3)
Văn hoá có tính quyết định then chốt trong việc hình thành ngoại hình, tính
cách, các đặc điểm sinh học cũng như đặc điểm xã hội của con người. Văn hoá
quy định hành vi và biểu hiện của con người trước môi trường tự nhiên và xã

1()
Hồ Chí Minh, Toàn tập, in lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3,
tr.431.
2()
Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 14, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2015,
tr.7.
3()
Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 14, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
2015, tr.7.
hội. Như vậy, văn hoá là một yếu tố cấu thành nên con người, con người tạo ra
văn hoá nhưng cũng từ văn hoá mà sinh ra con người; bởi vậy mà với mỗi một
nền văn hoá khác nhau, ta lại thấy một kiểu biểu hiện, hành vi, tính cách chung
đại diện cho dân tộc đó.
Con người là đại biểu mang giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra.(1)
Như đã nói ở trên, văn hoá quy định tính cách và hành vi của con người. Vì
vậy với từng dân tộc, ta lại thấy một kiểu hình hành vi chung, sở hữu bởi nhiều
đối tượng thuộc dân tộc ấy. Nhờ đó mà ta có thể dễ dàng nhận diện được họ với
những người thuộc dân tộc khác, giống như cách mà ta phân biệt người phương
Đông với người phương Tây thông qua tính cách và hành vi riêng đại diện cho
mỗi châu lục. Tương tự như thế, người Việt Nam cũng có những nét rất riêng
với tính cách và tâm lí dân tộc mang màu sắc đặc trưng, rõ rệt, đại biểu cho văn
hoá nước nhà. Những kiểu tính cách và giá trị tinh thần này đã được các tác giả
của công trình nghiên cứu: “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam
hiện nay” tóm tắt lại, bao gồm những mặt tích cực: Tinh thần yêu nước, kiên
cường gắn bó với quê hương xứ sở; ý thức sâu sắc và vững bền về bản ngã; tinh
thần cố kết cộng đồng; v.v … Ngoài ra, tính cách dân tộc người Việt Nam cũng
tồn tại những mặt tiêu cực như tâm lí bình quân – cào bằng; tác phong tuỳ tiện,
“ăn xổi” hay gia trưởng, v.v …(2)
Như vậy, con người vừa là chủ thể và vừa là khách thể của văn hoá. Nói
cách khác, con người sáng tạo ra văn hoá những cũng bị văn hoá tác động trở
lại. Giữa con người và văn hoá, tồn tại một mối quan hệ không thể tách rời, tồn
tại song song, gắn bó mật thiệt với nhau. Văn hoá phản ánh lên con người thông
qua bản sắc văn hoá dân tộc hay tâm lí, tính cách dân tộc. Những yếu tố này như
những thuộc tính cố hữu tự sinh ra bên trong con người: “ Từ góc độ là chủ thể
của văn hoá, con người Việt Nam một mặt là con người cá nhân, mặt khác
mang tải trong mình tính dân tộc truyền thống”. “Con người phải có tính dân
tộc cũng như phải có mũi, có tai. Và tính dân tộc được trao cho con người từ lúc
sinh ra và còn lại một cách bất biến suốt cuộc đời người ấy. Nó cũng tồn tại
chắc chắn trong ta chẳng hạn như giới tính.”.(3)

II. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ ĐỐI VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM:
1()
Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 14, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2015,
tr.7.
2()
Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên): Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 1996, từ tr.95-99.
3()
Phạm Bích Hợp, Tâm lí dân tộc, tính cách và bản sắc, NXB TP. Hồ Chí Minh,
1993, tr.80.
Văn hoá và các thành tố của nó mang nhiều chức năng chính phụ khác
nhau. Tuy nhiên, mục tiêu cao cả nhất của văn hoá là vì con người và để hoàn
thiện con người bằng việc hướng họ tới giá trị chân, thiện, mĩ. Hiểu theo nghĩa
đơn giản, văn hoá có chức năng giáo dục nhận thức con người và là động lực
của sự phát triển; thiếu đi văn hoá cũng giống như việc thiếu đi công cụ lao
động, con người sẽ không thể phát triển và trở nên tiến bộ. Vì vậy, chú trọng đầu
tư cho văn hoá cũng chính là chú trọng đầu tư con người – một nhân tố then chốt
trong việc giúp đất nước từng bước đi lên XHCN và phát triển kinh tế.
Ngoài ra, văn hoá còn giống như một cuốn bách khoa toàn thư ghi chép lại
lịch sử. Hình thành từ quá trình lao động và sáng tạo của con người, văn hoá thể
hiện bề dày, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Thông qua văn hoá, ta nắm bắt
được nhận thức và tư duy của con người trong mỗi giai đoạn biến đổi và vận
động của xã hội.
“Do là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con
người, văn hoá có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp
quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp
thì văn hoá là nội dung của nó” (1). Văn hoá hay bản sắc văn hoá vừa giúp các
cộng đồng kết nối, hiểu sâu sắc nhau nhưng cũng vừa tách biệt chúng; là yếu tố
nhận diện dể một dân tộc này không bị hoà lẫn với một dân tộc khác. Phát triển
văn hoá chính là một nhiệm vụ cấp thiết trong việc bảo vệ Tổ quốc khỏi các thế
lực chống phá và cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình ngoại giao; đồng
thời, ghi dấu Việt Nam trên trường quốc tế.

PHẦN 3: SỰ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH CỦA


VĂN HOÁ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP:
Trong thời kỳ hội nhập, việc giao lưu và tiếp xúc giữa các nền văn hoá là
điều không thể tránh khỏi. Giao lưu văn hoá vừa là tiền đề cho sự phát triển và
diễn tiến của xã hội Việt Nam, vừa là tác nhân gây ra sự suy thoái, triệt tiêu của
một số thành tố có trước. Ứng dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn, sự hội
nhập quốc tế một mặt đem đến sự phủ định Biện chứng, là yếu tố thúc đấy sự
vận động bên trong của xã hội Việt Nam để nó tự hoàn thiện mình, lọc bỏ những
cặn tiêu cực và nối tiếp những truyền thống còn phù hợp với sự tiến bộ và hiện
đại của nhân loại. Tuy nhiên, mặt khác, xu thế toàn cầu hoá cũng là nguyên nhân
của sự phủ định Siêu hình trong một số các thành tố của văn hoá, ở đây là làm

1()
Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 14, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2015,
tr.108.
mai một đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Ấy vậy, sự phủ định Siêu hình
này cũng góp phần xoá bỏ các hủ tục còn sót lại trong văn hoá Việt Nam, gạt đi
những tính cách dân tộc không còn hợp với thời đại, gây cản trở cho sự phát
triển đi lên của XHCN. Hai hình thức phủ định này tuy đem lại các kết quả đối
nghịch nhưng cùng nhau, chúng lại làm cho văn hoá Việt Nam trở nên tiên tiến,
tinh giản và hiện đại theo đúng chủ trường của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề
trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) là hướng tới một xã hội: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh(1).

I. PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH:


Từ trước đến nay, văn hoá Việt Nam đã tồn tại với nhiều hình thức, giá trị
phong phú và đa dạng, phản ánh ró nét trí lực và tinh thần của con người Việt
Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều phương
diện như: Văn hoá sản xuất mà điển hình là các làng nghề thủ công truyền thống
như đúc đồng, nung gốm, đục đá, khắc gỗ, sơn chạm, đan lát, … được hình
thành, phát triển và đạt đến một số đỉnh cao về kĩ năng và nghệ thuật; Văn hoá
sinh hoạt thể hiện qua tục nhuộm răng, nhai trầu hay qua đời sống tinh thần hết
sức phong phú và có tính chiều sâu, bề dày với những lễ nghi, phong tục, tín
ngưỡng (thờ Mẫu), những hoạt động nghệ thuật như kịch, chèo, cải lương, hát
xẩm, dân ca Nam bộ, quan họ Bắc Ninh, v.v …; Văn hoá vũ trang với những di
tích khảo cổ về giáo, giáp, khiên, mũ từ các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Những phương diện này phản ánh sâu sắc tinh thần lao động và đấu tranh của
dân tộc Việt Nam, là khía cạnh mang tính biểu tượng về quá trình dựng nước và
giữ nước của cha ông trong suốt tiến trình vận động của nhân loại.
Tuy vậy, trong kỷ nguyên số, sự giao lưu, hội nhập ngày càng sâu rộng về
các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, cùng với việc ra đời các phát minh
mang tính đột phá về kết nối không gian mạng đã thúc đẩy quá trình tiếp xúc
văn hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ và khiến cho văn hoá
Việt Nam có những biến chuyển sâu sắc về mọi mặt. Trong bối cảnh ấy, sự phủ
định Siêu hình đã thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân Việt, làm xói
mòn đi một số giá trị văn hoá vốn có.

PGS. TS. Nguyễn Viết Thông, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
1()

lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011)- Những vấn đề lý luận - thực tiễn qua gần 10
năm thực hiện (Bài 1), Báo điện từ: Tạp chí Ban tuyên giáo và truyền giáo Trung
ương, tháng 12/2019.
Sự phát triển của truyền thông đa phương tiện với công cụ hỗ trợ là Internet
và các nền tảng mạng xã hội đã chuyển hướng chú ý của giới trẻ đến văn hoá đại
chúng (mass culture) du nhập từ phương Tây. “Văn hóa đại chúng” (mass
culture) hay văn hóa phổ thông (popular culture) là nền văn hóa có các sản
phẩm được sản xuất hàng loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và được đưa ra thị
trường vì quyền lợi của quảng đại người tiêu dùng (Strinati 1995)” (1). Trong nền
kinh tế thị trường, văn hoá đại chúng thể hiện thế mạnh của nó là sự phát triển
vô cùng nhanh chóng thông qua các phương tiện truyền thông mạnh mẽ được hỗ
trợ bởi sự tân tiến trong khoa học sản xuất, bởi máy móc hiện đại giúp cho việc
sản xuất đại trà (mass production) trở nên hiệu quả. Ngoài ra, với tính chất là dễ
tiếp thu và được đón nhận rộng rãi, văn hoá đại chúng dần trở thành một món ăn
tinh thần và có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến giới trẻ - thành phần xã hội
năng động với sức học hỏi lớn, độ thích nghi cao với những biến đổi của môi
trường bên ngoài. Điều này cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin đã tái định nghĩa nền văn hoá chung của thế giới. Khái niệm “công dân
toàn cầu” được sinh ra đã thay đổi nhận thức của nhân loại về văn hoá nói chung
và văn hoá đại chúng nói riêng. Tức là giờ đây, văn hoá vừa mang tính riêng biệt
cho từng quốc gia, khu vực nhưng cũng mang cái chung cho toàn thể thế giới.
Sự tái định nghĩa này dẫn tới việc giới trẻ tập trung hơn vào văn hoá đại chúng
dễ tiếp nhận và dần xa rời những cốt lõi trong văn hoá truyền thống Việt Nam.
Theo TS. Đặng Thị Thu Hương, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN,
tính đại chúng của văn hóa đại chúng không phải do quảng đại quần chúng
quyết định, không phải nảy sinh từ nhu cầu của bản thân quảng đại quần chúng
nhân dân, và vì vậy, tính đại chúng của văn hóa đại chúng nằm ngoài đại
chúng(2). Như vậy, hệ quả của văn hoá đại chúng không chỉ là làm mất đi tính
dân chủ trong nhận thức của con người mà còn là sự phủ định Siêu hình trong
quá trình phát triển tự nhiên của những làng nghề truyền thống hay các loại hình
nghệ thuật dân tộc như hát xẩm, nghề làm đèn lồng thủ công, nặn tò he. Đặc
biệt, sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu (1930 – 2013) (3) đã kết thúc hoàn toàn
sức ảnh hưởng của hát xẩm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam

1()
TS. Đặng Thị Thu Hương, Trường Đại học KHXN&NV, ĐHQGHN, Một số vấn đề
về truyền thông đại chúng, văn hoá đại chúng và văn hoá truyền thống trong kỷ
nguyên kỹ thuật số, tr.2.
2()
TS. Đặng Thị Thu Hương, Trường Đại học KHXN&NV, ĐHQGHN, Một số vấn đề
về truyền thông đại chúng, văn hoá đại chúng và văn hoá truyền thống trong kỷ
nguyên kỹ thuật số, tr.3.
3()
Tham khảo bài viết “Nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX đã ra đi”, Báo
Quân đội nhân dân, đăng tải tháng 3/2013.
thời điểm hiện tại. Đây là ví dụ điển hình cho tác động tiêu cực mà phủ định
Siêu hình đem lại cho nền văn hoá của Việt Nam.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận tính tích cực của phủ định Siêu hình trong
thời đại hội nhập văn hoá khi nó đã xoá đi những điều lạc hậu trong tính cách
dân tộc người Việt Nam. Theo GS. Đào Duy Anh đã chú ý các đặc điểm khí
chất của người Việt Nam trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cương: “Về tính chất
tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người
có trí tuệ lỗi lạc, phi thường. Sức kí ức thì phát đạt lắm mà giàu trí nghệ thuật
hơn trí khoa học. giàu trực giác hơn lí luận. Phần nhiều người có tính ham học.
Song thích văn chương phù hoa hơn thực học, thích thành sáo và hình thức hơn
tư tưởng hoạt động … Thường thì nhút nhát và chuộng hoà bình, song ngộ sự thì
cũng biết hi sinh vì đại nghĩa.” (1). Sự tiếp cận với văn hoá toàn cầu đã làm thay
đổi con người Việt Nam như GS. Đào Duy Anh từ “thích văn chương phù hoa
hơn thực học” thành ưu tiên ứng dụng kiến thức vào đời sống; từ “nhút nhát”
thành biết đứng dậy đấu tranh vì nhân quyền, lẽ phải; từ “giàu trực giác hơn lí
luận” thành phán đoán quyết định dựa trên khoa học, thực nghiệm. Bằng chứng
là qua sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giáo dục Việt Nam đã chú trọng thực
học, con người Việt Nam tiếp góp kiến thức thực tế ngày càng nhiều thay vì
kiến thức thuần hàn lâm, xa rời thực tiễn. Ngoài ra, với sự chuyển biến mạnh mẽ
trong nhận thức của người dân Việt Nam, những phong trào đấu tranh vì bình
đẳng, vì nhân quyền đã nổ ra, mang lại vô số những thành quả tích cực ở các
mặt trong xã hội; ví dụ như các phong trào nữ quyền, các tổ chức phi chính phủ
thành lập đấu tranh vì bình đẳng của các thành phần thiểu số trong xã hội, các
hội nghị, họp báo về vấn đề nhân quyền của Đảng và Nhà nước, v.v …

II. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG:


Bên cạnh sự xuất hiện của hình thức Siêu hình, phủ định Biện chứng tồn tại
song song và xuyên suốt quá trình vận động và phát triển của văn hoá Việt Nam.
Trước yêu cầu hội nhập của nền kinh tế thị trường thế kỷ XXI, vai trò của phủ
định Biện chứng ngày càng trở nên quan trọng khi nó giúp cho văn hoá Việt
Nam ngày càng hiện đại, tiên tiến và phù hợp với quy luật phát triển chung của
thế giới. Phủ định Biện chứng đã đem lại những lợi ich cho văn hoá Việt Nam
thông qua tính chất kế thừa, mà ở đây là việc giữ gìn những văn hoá truyền
thống tốt đẹp và bỏ đi những tính cách, tâm lí dân tộc còn lạc hậu: “Sự kế thừa
đó không phải là loại bỏ hoàn toàn hay phủ định sạch trơn truyền thống văn
Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, tái bản, NXB TP Hồ Chí Minh và Khoa
1()

Sử Trường ĐHSP, TP Hồ Chí Minh, 1992, tr.24.


hóa, cắt đứt sợi dây liên hệ giữa quá khứ, truyền thống với hiện tại và tương lai;
nó cũng không phải là bê nguyên xi hoàn toàn truyền thống văn hóa mà là sự kế
thừa có chọn lọc, kế thừa có điều kiện, tức là chỉ giữ lại những “hạt nhân hợp
lý”, những yếu tố còn tích cực, tiến bộ, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực,
lỗi thời, lạc hậu trong truyền thống văn hóa” (1).
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn Đảng và Nhà nước, cũng như sự nộ lực toàn thể
đồng bào nhân dân Việt Nam, quy luật Phủ định của Phủ định đã đi vào thực
tiễn, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài lãnh thổ. Trong đó,
việc kế thừa và phát huy nhứng giá trị dân tộc cốt lõi, những phẩm chất cao đẹp
của khí phách người Việt Nam đã đạt được những thành công rực rỡ. “Sau 15
năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, trước yêu cầu mới
của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định xây
dựng nền văn hóa Việt Nam với 4 đặc trưng là dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học; chăm lo xây dựng con người với 7 đặc tính cơ bản là yêu nước, nhân
ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” (2).
Đứng trước một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nền kinh tế dưới sức
ép từ đại dịch Covid – 19 và những xung đột toàn cầu như chiến tranh Nga và
Ukraine, người dân Việt Nam không chỉ bảo về được những tính cách dân tộc
vốn có mà còn nâng tầm, phát triển thứ bản sắc ấy trở nên vô cùng tiến bộ, văn
minh nhưng không kém phần hiện đại; tạo ra một hình ảnh mới với con người
Việt Nam thông minh, sáng tạo, biết đoàn kết, biết tương trợ lẫn nhau, cùng Tổ
quốc vượt qua những thử thách của thời đại. Có thể nói, bằng sự quyết tâm của
nhiều thế hệ, trong đó không thể không kể đến những người trẻ mang trong
mình học thức, tư duy không chỉ đậm đà bản sắc dân tộc mà còn có sự tinh

1()
Tham khảo “Quán triệt quan điểm kế thừa biện chứng trong giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta”, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị,
(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/364-quan-triet-quan-diem-ke-
thua-bien-chung-trong-giu-gin-va-phat-huy-truyen-thong-van-hoa-dan-toc-o-nuoc-
ta.html).

2()
Đinh Giang,“Giá trị văn hóa với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển đất nước”, Tạp chí Cộng
Sản, 18:26, 29/08/2022
(https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/825804/gia-tri-
van-hoa-voi-xay-dung-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien%2C-dam-da-ban-sac-dan-toc
%2C-tao-dong-luc-thuc-hien-khat-vong-phat-trien-dat-nuoc.aspx).
luyện từ văn minh quốc tế, Việt Nam đã ghi dấu trên bản đồ quốc tế trong kỳ
bùng phát dịch bệnh Covid – 19 đầu tiên (bắt đầu từ 23/1/2020 đến 5/3/2020) là
quốc gia duy nhất trên thế giới chống lại đại dịch với không có thương vong
xuất hiện tính trên toàn thể lãnh thổ và số ca lây nhiễm là 16 bệnh nhân, trong
đó 8 ca là lây nhiễm cộng đồng (1). Trước những số liệu ấy, báo chí quốc tế đã
dành lời khen cho Việt Nam là kì tích (“Asian miracle”) trong việc quản lý dịch
bệnh(2).
Phải nói ngoài sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước, tình đoàn kết và tinh thần
“tương thân tương ái” của nhân dân ta đã đem lại những thành tựu tuyệt với
trong thời kỳ chống dịch. Điển hình cho khí chất ấy, trong giai đoạn của Đại
dịch, bằng tấm lòng hảo tâm của mình, những tình nguyện viên từ khắp các cơ
sở y tế và các trường đào tạo y khoa khắp nơi trên cả nước đã xả thân mình,
xung phong ra tuyến đầu chống dịch để bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Còn ở hậu
phương, mô hình “Cây ATM gạo” (3) không chỉ mang tính sáng tạo, văn minh
mà còn mang tính thực tiễn, dân dụng và đã cứu sống nhiều mạng người trong
hoàn cảnh đất nước đang vô cùng khó khăn. Có thể nói, trong lúc nguy khó,
truyền thống giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện rõ
ràng và được nâng tầm theo một kiểu hình mới, ở một cơ sở mới cao hơn và phù
hợp hơn khi đứng trước cái chuyển mình của thời đại. Đây chính là sự tiếp nối
những giá trị truyền thống của Việt Nam hay là sự vận dụng tính chất kế thừa
của quy luật Phủ định của Phủ định vào chính thực tiễn.
Ngoài ra, sự kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá của Việt Nam còn được
thể hiện trong sự trở lại của các loại hình nghệ thuật, các làng nghề truyền thống
độc đáo vào trong đời sống của giới trẻ. Có thể nói dưới sự hội nhập quốc tế và
sự phát triển không ngừng nghỉ của mạng viễn thông, nhu cầu quảng bá văn hoá
Việt Nam đến bạn bẻ quốc tế để phát triển du lịch ngày càng trở nên quan trọng.
Xuất phát từ mong muốn đó, Việt Nam đang dần chú trọng đầu tư việc nghiên
cứu lịch sử, phát huy những cái đẹp vốn có trong văn hoá dân tộc từ trước đến
nay như đầu tư cho các dự án bảo tồn di tích lịch sử, thúc đẩy sự tái tạo các làng
nghề truyền thống theo kiểu mới, phù hợp với xã hội hiện đại, v.v … Ngoài
1()
Tham khảo “Toàn cảnh 3 giai đoạn dịch COVID – 19 tại Việt Nam”, Báo Thanh
Niên (https://thanhnien.vn/toan-canh-3-giai-doan-dich-covid-19-tai-viet-nam-
post944064.html).
2()
Tham khảo “Vietnam’s success in fighting COVID – 19 maintaining growth a
miracle: Japanese expert”, Báo Nhân Dân (https://en.nhandan.vn/vietnams-success-
in-fighting-covid-19-maintaining-growth-a-miracle-japanese-expert-post94216.html).
3()
Tham khảo “Lan toả mô hình ATM gạo cho người nghèo”, Báo điện tử Đảng Cộng
Sản Việt Nam (https://dangcongsan.vn/xa-hoi/lan-toa-mo-hinh-atm-gao-cho-nguoi-
ngheo-553120.html).
những tác động vĩ mô, những tác động vi mô là con người cũng xuất hiện để làm
giàu thêm bề dày truyền thông của Việt Nam với những hình thức hết sức phong
phú, sáng tạo.
Là đối tượng chính của nền kinh tế thị trường phát triển tập trung vào dịch
vụ, người trẻ đã vận dụng sự khéo léo của mình để tích hợp văn hoá truyền
thống vào đời sống hiện đại. Họ đã thổi vào những sản phẩm đại chúng hơi thở
của lịch sử, đem những giá trị văn hoá vào thời trang, văn học, âm nhạc, tranh
ảnh, v.v … Có lẽ ở Việt Nam, nền văn hoá đại chúng thay vì nằm ngoài đại
chúng lại được người trẻ biến chuyển, nào nhặn, làm cho thứ văn hoá vốn để
phục vụ cho lợi ích cá nhân ấy quay trở lại phục vụ cho chính cộng đồng và vì
cộng đồng. Như vậy, với trí lực của mình, họ đã sử dụng văn hoá đại chúng như
một hình thức khôi phục văn hoá truyền thống, là công cụ để trong và ngoài
nước biết đến bản sắc văn hoá của người Việt Nam. Thông qua các ấn phẩm
thiết kế và mạng xã hội, càng nhiều người nước ngoài biết đến và hứng thú với
văn hoá Việt Nam. Đây là tiền đề cho bước ngoặt sau này, là bàn đạp để ghi dấu
mảnh đất hình chữ “S” trên trường quốc tế.
Kết luận

Để giảm thiểu những mặt tiêu cực của Phủ định Siêu hình và thúc đẩy Phủ
định Biện chứng trong quá trình phát triển của văn hoá Việt Nam. Yếu tố con
người là vô cùng quan trọng và là then chốt trong toàn bộ diễn tiến của lịch sử
từ trước đây đến sau này.
Mong muốn làm được điều đó, trước hết ta cần nắm rõ khái niệm Phủ định
Siêu và Phủ định Biện chứng, hiều được hai loại Phủ định này luôn tồn tại song
song và mang lại kết quả khác biệt:
Phủ định Siêu hình bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài, vì vậy, muốn kiếm soát
hệ quả mà Phủ định Siêu hình mang lại, ta cần quán triệt những yếu tố ngoại
lai, ở đây là những văn hoá tiêu cực từ nước ngoài, là quan điểm vị kỷ chỉ nghĩ
cho cá nhân mà quên đi việc đóng góp cho cộng đồng. Ngoài ra, trong thời đại
kỹ thuật số, khi mà con người phải tiếp nhận vô vàn thông tin không được kiểm
chứng, ta cần cẩn trọng và chọn lọc văn hoá để tiếp nhận, phải giữ vững lập
trường “hoà nhập chứ không hoà tan” để luôn tự nhắc nhở việc phải gạt đi
những điều tích cực và tích hợp những tinh hoa vào trong văn hoá Việt Nam
hiện tại khi tiếp xúc với sự khác biệt trong văn hoá nước ngoài.
Phủ định Biện chứng mang bản chất xuất phát từ bên trong sự vật hiện
tượng. Đối với văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, sự Phủ định này diễn
ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi các nền văn minh giao thoa với nhau, tiếp xúc,
hấp thụ nhau. Điều này đòi hỏi ta phải chủ động nắm bắt quy luật vận động của
văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá thế giới nói chung để giải quyết các mâu
thuẫn đối lập bên trong sao cho mà ta có được kết quả tích cực nhất. Nói như
vậy tức là ta cần ủng hộ cái đúng đắn là giữ gìn truyền thống văn hoá Việt Nam
và phản đối cái sai lầm là gạt bỏ đi những giá trị ấy để chạy theo xu hướng bên
ngoài mà chưa rõ đúng sai, lợi hại.
Như vậy, tuy văn hoá là khái niệm riêng biệt so với con người nhưng văn
hoá lại từ con người mà sinh ra và cũng là vì con người. Từ mối liên hệ đó, con
người là chủ - khách thể của văn hoá, là nhân tố quyết định sự hình thành và
phát triển của văn hoá. Qua nhận định đó, muốn phát triển văn hoá đi theo sự
tiến bộ và văn mình, ta phải phát triển cũng như quán triệt yếu tố con người.
Ứng dụng nguyên lí đó, để văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển rực rỡ với
một bản sắc đậm đà, ngoài sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước, ý thức giữ gìn và
bảo vệ phát triển các giá trị văn hoá cũng cần phải được cố định và cải thiện
trong nhận thức của người dân trong thế kỷ XXI.
Tài liệu tham khảo

[1] GS.TS. Phạm Văn Đức (Chủ biên), Giáo trình triết học Mác – Lênin (dành
cho trình độ đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Hội đồng biên soạn giáo
trình môn triết học Mác – Lênin, Hà Nội, 2019.
[2] Cơ sở văn hoá Việt Nam, tái bản lần thứ 14, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội, 2015.
[3] Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (Chủ biên): Các giá trị truyền thống và con
người Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 1996.
[4] Phạm Bích Hợp, Tâm lí dân tộc, tính cách và bản sắc, NXB TP. Hồ Chí
Minh, 1993.
[5] PGS. TS. Nguyễn Viết Thông, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011)- Những vấn đề lý luận - thực tiễn
qua gần 10 năm thực hiện (Bài 1), Báo điện từ: Tạp chí Ban tuyên giáo và
truyền giáo Trung ương, tháng 12/2019.
[6] TS. Đặng Thị Thu Hương, Trường Đại học KHXN&NV, ĐHQGHN, Một số
vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hoá đại chúng và văn hoá truyền thống
trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
[7] Tham khảo bài viết “Nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX đã ra đi”,
Báo Quân đội nhân dân, đăng tải tháng 3/2013.
[8] Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, tái bản, NXB TP Hồ Chí Minh
và Khoa Sử Trường ĐHSP, TP Hồ Chí Minh, 1992, tr.24.
[9] Tham khảo “Vietnam’s success in fighting COVID – 19 maintaining growth
a miracle: Japanese expert”, Báo Nhân Dân (https://en.nhandan.vn/vietnams-
success-in-fighting-covid-19-maintaining-growth-a-miracle-japanese-expert-
post94216.html).
[10] Tham khảo “Lan toả mô hình ATM gạo cho người nghèo”, Báo điện tử
Đảng Cộng Sản Việt Nam (https://dangcongsan.vn/xa-hoi/lan-toa-mo-hinh-atm-
gao-cho-nguoi-ngheo-553120.html).
[11] Tham khảo “Toàn cảnh 3 giai đoạn dịch COVID – 19 tại Việt Nam”, Báo
Thanh Niên (https://thanhnien.vn/toan-canh-3-giai-doan-dich-covid-19-tai-viet-
nam- post944064.html).
[12] Tham khảo “Quán triệt quan điểm kế thừa biện chứng trong giữ gìn và
phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta”, đăng trên Tạp chí Lý luận
chính trị, (http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/364-quan-
triet-quan-diem-ke-thua-bien-chung-trong-giu-gin-va-phat-huy-truyen-thong-
van-hoa-dan-toc-o-nuoc-ta.html).
[13] Đinh Giang,“Giá trị văn hóa với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực thực hiện khát vọng phát triển đất nước”,
Tạp chí Cộng Sản, 18:26, 29/08/2022.

You might also like