You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA : QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Trình bày nguyên tắc phát triển, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển.
Vận dụng nguyên tắc phát triển để phân tích câu tục ngữ “ sông có khúc, người có lúc”

Giáo viên hướng dẫn : Trần Ngọc Linh


Tên ngành : Triết học Mác-Lê nin
Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Thị Hải Yến
Lớp : QĐ 26.01
MSSV : 2621150446
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I. Nội dung và cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển 2

I. 1 Khái niệm về nguyên tắc phát triển 2

I. 2 Nội dung của nguyên tắc phát triển 3

I. 3 Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển 4

II. Vận dụng nguyên tắc phát triển để phân tích câu tục ngữ 5
“ sông có khúc, người có lúc”

III. PHẦN KẾT LUẬN 8

NGUỒN THAM KHẢO 9


I. Nội dung và cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Tiểu luận nguyên lý về sự phát triển
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc trưng phổ
quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều có sự
vận động và phát triển.

Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cái cũ, những vẫn trên cơ sở kế thừa
những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển chúng hợp lý để nó trở thành
điều kiện, tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển nhanh, mạnh, vững hơn. Phát
triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan. Hơn nữa mọi
nhận thức và thực tiễn trong cuộc sống đều phát triển. Giống như các kiểu và hình
thức nhà nước trong lịch sử đã có sự phát triển, xuất hiện cái mới phù hợp, hoàn
chỉnh hơn. Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của nguyên lý về sự phát triển trong chủ
nghĩa Mac – Lenin, em đã chọn đề tài: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của “nguyên lý về sự phát triển” để nhận thức và giải quyết vấn đề: “Sự phát
triển của các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử”.

Chương I. Nội dung và ý nghĩa của phương pháp luận “nguyên lý về sự phát triển”
1.1. Nội dung phương pháp luận “nguyên lý về sự phát triển”
1.1.1. Khái niệm phát triển
Có nhiều quan điểm khác nhau, đối lập về sự phát triển: quan điểm siêu hình và
quan điểm biện chứng. Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên,
giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu
có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng
khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người
theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục,
không có bước quanh có, phức tạp.

Đối lập với quan điểm siêu hình, quan niệm biện chứng xem xét sự phát triển là một
quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới
sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra
theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời.
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết
mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan
điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân
sự vật.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực,
quan điểm duy vật biện chứng khẳng định phát triển là một phạm trù triết học
dùng đề chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Theo quan điểm này, phát triển không bao
quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận
động – xu hướng vận động đi lên của sự vật.

1.1.2. Tính chất của phương pháp luận


Các quá trình phát triển đền có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng,
phong phú.

Trước hết, tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của
sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện
tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là
thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người.

Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra
trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng
trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến
đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách
quan.

Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là
khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có
quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác
nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều
hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi
tạm thời…

1.2. Ý nghĩa của phương pháp luận “nguyên lý về sự phát triển”


Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức
thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn
cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lenin, “… Logic biện chứng đòi hỏi
phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”’…, trong sự biến đổi của
nó”. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định
kiến, đối lập với sự phát triển.

Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực
tiễn, một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó vì vậy đòi hỏi
phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình
phát triển của nó. Để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một
mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác,
con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận
nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy, đòi hòi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp
của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan
điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù
hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó.

Lý luận Mac – Lenin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước
trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù
của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển
của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định kiểu
nhà nước là học thuyết Mac – Lenin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà
nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm
chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc
thù của một kiểu nhà nước tương ứng. Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại
bốn hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa. Phù hợp với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:
Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ
nghĩa.

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để
thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được
hình thành từ ba yếu tố cụ thể: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và
chế độ chính trị. Có hai loại hình thức nhà nước đó là hình thức chính thể và hình
thức cấu trúc. Trong hình thức chính thể có hình thức chính thể quân chủ và hình
thức chính thể cộng hòa. Còn trong hình thức cấu trúc có hình thức nhà nước đơn
nhất và nhà nước liên bang.

Sự xuất hiện các kiểu và hình thức nhà nước là tính tất yếu khách quan. Đây là một
biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển các hình thái kinh tế xã hội trong
thượng tầng chính trị pháp lý. Xét theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin trong
phép duy vật biện chứng thì một hình thái kinh tế xã hội là 1 sự vật khách quan còn
lực lượng sản xuất là mặt nội dung và quan hệ sản xuất là hình thức của hình thái
kinh tế xã hội. Quan hệ sản xuất biến đổi chậm hơn, lúc đầu quan hệ sản xuất còn là
thích hợp cho lực lượng sản xuất. Nhưng do lực lượng sản xuất biến đổi nhanh hơn
nên sẽ đến lúc quan hệ sản xuất lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và sẽ trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để mở
dường cho lực lượng sản xuất phát triển, con người phải thay đổi quan hệ sản xuất
cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Sự thay đổi của
phương thức sản xuất là một điều khách quan bởi bản thân quan hệ sản xuất là một
sự vật, mang tính tất yếu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất là không ngừng,
con người ngày càng phát triển và nhận thức sâu sắc hơn về thế giới khách quan.

Trong suốt quá trình lịch sử thế giới đã có 04 kiểu nhà nước và 02 hình thức nhà
nước ra đời, đều do sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội.

Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời trên cơ sở tan rã
của chế độ thị tộc, bộ lạc, gắn liền với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các
giai cấp đối kháng. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ được xây dựng dựa trên cơ sở
chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và người nô lệ. Sự bóc
lột không có giới hạn của chủ nô làm cho mâu thuẫn chủ nô và nô lệ ngày càng gay
gắt. Nô lệ không muốn bị bóc lột, họ đứng lên đấu tranh chống lại chủ nô. Mặt khác,
giai cấp chủ nô cũng nhận thấy không thể duy trì quan hệ sản xuất cũ. Họ giải
phóng nô lệ, giao đất canh tác cho họ và thu thuế trên những vùng đất đó. Chính
điều đó đã dẫn đến sự chuyển hoá dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
sang phương thức sản xuất phong kiến. Nhà nước chiếm hữu nô lệ dần bị diệt vong
và thay vào đó là nhà nước phong kiến. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là
quan hệ sản xuất phong kiến đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất chủ yếu là ruộng đất và một phần sức lao động của nông dân. Nông dân không
có ruộng đất, phải làm thuê cho địa chủ và nộp tô thuế. Trên cơ sở đó, công cuộc
tích luỹ tư bản được tiến hành, hình thành hai giai cấp mới tư sản và vô sản. Giai
cấp tư sản đang lên, có vị thế kinh tế nhưng lại bị chế độ phong kiến và giáo hội
cùng quan hệ sản xuất phong kiến kìm hãm. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế
độ phong kiến ngày càng gay gắt, họ đứng lên đấu tranh. Hình thái kinh tế xã hội
phong kiến dần bị thay thế bởi hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa và nhà
nước tư sản ra đời thay thế nhà nước phong kiến.

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ
yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư kiệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Người
nông dân, công nhân vẫn tự do tuy nhiên, do không có tư liệu sản xuất, người công
nhân phải làm thuê, và kết quả, họ vẫn lệ thuộc vào nhà tư sản. Quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa ở thời kì đầu là những quan hệ sản xuất tiến bộ so với quan hệ sản
xuất phong kiến, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất.
Nhưng mâu thuẫn này ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng để
xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là kiểu quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cuộc cách mạng về
quan hệ sản xuất sẽ dẫn đến sự thay thế hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa tư bản
sang xã hội chủ nghĩa và sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước xã
hội chủ nghĩa.

Hình thức chính thể quân chủ tồn tại trong ba kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến và
tư sản. Trong nhà nước chủ nô tồn tại ở cả hai dạng của chính thể cộng hòa là quý
tộc và dân chủ. Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa quý tộc là nhà nước La Mã và
Spac. Còn chính thể cộng hòa dân chủ là nhà nước Aten. Chính thể này tồn tại ở
giai đoạn đầu của nhà nước chủ nô, giai đoạn sau này do cần tập trung vào quyền
lực để tạo sự thống nhất trên quy mô lớn, đặc biệt sau khi gây chiến tranh xâm lược
và mở rộng lãnh thổ, chính thể cộng hòa dần được thế chỗ bởi chính thể quân chủ.
Nhà nước phong kiến chính thể cộng hòa chỉ được thiết lập ở một số thành phố lớn
của châu Âu trong thế kỷ XVI. Trong nhà nước tư sản thì chính thể cộng hòa đã
được áp dụng phổ biến và trở thành hình thức chính thể cơ bản. Nhưng chỉ còn
dạng cộng hòa dân chủ là tồn tại với ba hình thức cơ bản là cộng hòa tổng thống,
cộng hòa đại nghị và cộng hòa cộng hòa hỗn hợp (hay cộng hòa lưỡng tính). Tất cả
các nhà nước Xã hội chủ nghĩa đều có chính thể cộng hòa dân chủ được đặc trưng
bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại
diện. Về cơ bản đây là hình thức cai trị tiến bộ hơn chế độ quân chủ, nó đã khắc
phục được những mặt yếu của chính thể quân chủ. Quyền lực tối cao của nhà nước
trong chính thể cộng hòa nằm trong tay của một hoặc một số cơ quan được bầu ra
theo nhiệm kì nhất định. Phương thức trao quyền lực được quy định về mặt hình
thức pháp lý. Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng
lớp quý tộc. Và quyền lực đó chỉ tồn tại trong một nhiệm kì nhất định.

Cả nhà nước chủ nô, phong kiến hầu như đều có cấu trúc đơn nhất, hãn hữu mới
gặp cấu trúc liên bang. Khi nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện
thì hình thức nhà nước liên bang mới phổ biến.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin thì sự thay thế các kiểu nhà nước tuân
theo nguyên lý của sự phát triển. Nhà nước mới bao giờ cũng đại diện cho phương
thức sản xuất mới, dựa trên phương thức sản xuất mới và thúc sự phát triển của
phương thức sản xuất mới. Đó là sự hoàn thiện trong quá trình phát triển của các
kiểu nhà nước. Nhà nước chiếm nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời và
phát triển dựa trên quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Cùng với sự phát triển của
lực lượng sản xuất và hình thái kinh tế xã hội, kiểu nhà nước phong kiến ra đời thay
thế nhà nước chủ nô.

Vì là đại diện cho phương thức sản xuất mới nên nhà phong kiến có nhiều điểm tiến
bộ hơn nhà nước chủ nô. Sự xuất hiện của nó đánh dấu một bước phát triển mới
của xã hội loài người, nó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế xã hội mà đặc biệt là xoá bỏ ách nô lệ cho những người lao động, nâng cao năng
suất lao động xã hội. Hình thức bóc lột của nhà nước phong kiến tinh vi hơn, đỡ tàn
bạo hơn nhà nước chủ nô. Nông dân đã có kinh tế riêng, có một số quyền công dân,
có thể lập gia đình riêng. Về chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước phong kiến tiến
bộ hơn, tổ chức chặt chẽ, hình thức đa dạng hơn.

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước hoàn thiện nhất trong lịch sử các kiểu nhà nước
bóc lột. So với quan hệ sản xuất phong kiến, nông dân, công nhân được tự do, về
hình thức bình đẳng với chủ như những công dân. Tuy nhiên, do không có tư liệu
sản xuất, họ vẫn bị lệ thuộc vào giai cấp tư sản. Hình thức bóc lột của giai cấp tư sản
với giai cấp vô sản tinh vi và vô hình hơn. Xét về mặt lịch sử, nhà nước tư sản với
những thể chế dân chủ là một tiến bộ lớn so với nhà nước phong kiến, đặc biệt trong
thời kì đầu đã xác lập những thể chế dân chủ nghị viện, quyền tự do dân chủ, phổ
thông đầu phiếu… Nhưng sau đó, các quyền tự do dân chủ ngày càng bị thu hẹp.
Nhà nước tư sản cũng rất đa dạng về hình thức do sự khác nhau về trình độ phát
triển kinh tế, tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ mâu thuẫn giữa
chúng.

Tuy là kiểu nhà nước hoàn chỉnh hơn nhưng nhà nước tư sản vẫn có bản chất là nhà
nước bóc lột. Và tuân theo quy luật tất yếu của lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra
đời. Đây là kiểu nhà nước ưu việt ,tiến bộ nhất và là kiểu nhà nước cuối cùng. Tính
ưu việt tiến bộ nhất của nó được thể hiện trên mọi mặt. Với cơ sở kinh tế là quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, lao
động là nghĩa vụ của tất cả các thanh viên trong xã hội, thực hiện nguyên tắc phân
phối theo số lượng và chất lượng lao động. Các thành viên trong xã hội hoàn toàn
bình đẳng trong sở hữu về tư liệu sản xuất, trong lao động và trong hưởng thụ. Nền
tảng xã hội là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, dân
chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Phát triển là khuynh hướng tất yếu của các kiểu nhà nước trong lịch sử. Trong
những thời gian, điều kiện khác nhau mà sẽ hình thành nên kiểu nhà nước khác
nhau. Bên cạnh đó, sự tác động của nhiều yếu tố, điều kiện lịch sử cũng làm thay đổi
chiều hướng phát triển, có khi làm thụt lùi đi. Ví dụ như bệnh bảo thủ trì trệ, bệnh
giáo điền cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn bệnh chung của các nước
Xã hội chủ nghĩa và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi sự
phát triển của kinh tế – xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. Hay trong
kiểu nhà nước tư sản, việc bóc lột nhân công quá mức, thu hẹp quyền dân chủ trong
xã hội đã khiến cho xã hội ngày càng nhiều mâu thuẫn, gây nên khủng hoảng về
kinh tế, làm giảm tốc độ phát triển, làm cho nhà nước ấy tạm thời thụt lùi đi.

Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào vấn đề “Sự phát triển của các kiểu và
hình thức nhà nước trong lịch sử”, giúp chúng ta nhận thức đúng về sự xuất hiện
của các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử, thấy được sự phát triển là quá
trình khó khăn, phức tạp. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng
bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. Khi một kiểu và hình thức nhà
nước mới xuất hiện, nó sẽ khắc phục được những hạn chế trong kiểu và hình thức
nhà nước cũ. Khi kiểu Nhà nước tư sản ra đời, công nhân, nông dân đã có sự bình
đẳng với chủ như công dân, đó là điểm mới mà trong nhà nước phong kiến và chủ
nô chưa từng xuất hiện. Nó phát triển theo quy luật loại bỏ dần những cái không tốt
để xây dựng lên một cái hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển.

Sự phát triển của kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử là vô cùng phức tạp,
quanh co, vì vậy phương pháp luận nguyên lí về sự phát triển giúp ta nhận thức
được rằng để hiểu, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, cần phải đặt hiện tượng ấy
dưới nhiều góc độ theo hướng đi lên của nó, trong quá trình ấy bao hàm cả tính
thuận nghịch và tính mâu thuẫn. Sự thay thế kiểu và hình thức nhà nước này bằng
kiểu nhà nước khác trong lịch sử là một quy luật tất yếu, khách quan của lịch sử.
Mặc dù hiện nay, sự thay thế này diễn ra chưa hoàn toàn bởi nhà nước xã hội chủ
nghĩa chưa được thiết lập trên toàn thế giới, nhưng trong tương lai, nhà nước tư sản
sẽ tiêu vong, nhà nước xã hội chủ nghĩa – kiểu nhà nước tiến bộ nhất và là kiểu nhà
nước cuối cùng trong lịch sử sẽ được xác lập trên toàn thế giới. Và sau khi hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong, sau đó sẽ
không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa.
II. Vận dụng nguyên tắc phát triển để phân tích câu tục
ngữ “ sông có khúc, người có lúc”
Sông có khúc, người có lúc”
Như mọi câu tục ngữ khác của ông bà ta truyền dạy lại, câu tục ngữ này cũng không
ngoại lệ. Nó chứa đựng cả ý nghĩa về mặt chữ lẫn nghĩa bóng sâu xa bên trong. Đây
là một trong những câu tục ngữ nói về triết lí sơ khai của người Việt trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam.

“Sông có khúc, người có lúc”


“Sông có khúc, người có lúc”

Đọc sơ qua câu “Sông có khúc, người có lúc” này, chúng ta có thể hiểu theo ý hiện
trên chữ như sau. Sông thì có muôn hình vạn trạng, chảy theo mọi ngóc ngách. Có
khúc sông to, sông nhỏ; lại khúc nông rồi sâu; khúc cong cong hay khúc thẳng vun
vút,…Còn con người chúng ta thì cũng lúc này lúc khác. Lúc thì gặp chuyện vui vẻ,
lúc lại buồn bã rầu lo, có khi gặp phước, có khi họa. Nói chung, mọi chuyện đều
thay đổi luân phiên, đa dạng và đầy màu sắc.

Xem thêm bài viết tham khảo “Ai ơi chớ vội cười nhau/Cười người hôm trước, hôm
sau người cười”
Về mặt nghĩa bóng của câu “Sông có khúc, người có lúc”. Lấy con sông làm ví dụ
cho mọi việc trên đời, sông thì cũng có lúc này lúc khác, thay đổi từng ngày từng giờ
,quy luật tự nhiên là không có gì đứng vững ở một vị trí nào cả. Đất trời đã không
toàn vẹn thì có gì mà toàn vẹn đâu? Cuộc sống sẽ thay đổi và con người cũng vậy,
nhưng thay đổi theo hướng nào thì còn tùy vào cuộc sống và chính bản thân con
người đó. Đây chính là sự an ủi bản thân của những người hay thất bại hay là sự lo
xa của những người đa đoan hoặc từng trãi mà thôi.

Cuộc sống có những quy luật mà chúng ta phải chấp nhận


Cuộc sống sẽ có lúc thăng, cũng không ít lúc trầm. Mà con người chúng ta phụ
thuộc vào cuộc sống nên cũng phải chịu “biến hóa” theo nó. Như dòng sông của tự
nhiên còn đủ loại hình dạng thì cuộc đời của chúng ta cũng như thế.
Thật ra, cuộc sống của chúng ta không quá ngắn nhưng cũng chẳng dài. Cứ mười
năm làm trẻ nhỏ, mười năm học hành mấy cái kiến thức hàn lâm, thêm mười năm
trải đời,…rồi cứ thế cứ thế mà chóng qua. Đời người được bao nhiêu cái mười năm?
Con người có lúc này lúc khác, đó là chuyện thường tình. Có ai sinh ra đến cuối đời
mà mãi sung sướng, không gặp chút chuyện buồn hay sóng gió nào. Cũng có ai cứ
mãi đau khổ đâu, ít ra cũng được trải qua đủ hết các cung bậc của cảm xúc chứ.

Chúng ta phải trải qua đầy đủ những màu sắc của cuộc sống mới không lãng phí
một đời người. Mà dù bạn có chối từ, quy luật tự nhiên cũng không cho phép. Con
người như dòng sông ngoài kia, lúc này lúc khác khó có thể đoán định. Vậy nên,
chúng ta đừng quá bi quan khi gặp phải khó khăn hay thất bại vì mọi chuyện rồi
cũng sẽ ổn. Ngược lại, thành công hôm nay có thể mất đi vào ngày mai. Ở đời, đừng
quá đặt nặng cái gì đó, cũng đừng quá nhìn đời với lăng kính u sầu.

Vạn sự tùy duyên


Xã hội này vốn rất đa dạng, sướng hay khổ, buồn hay vui cốt yếu là do quan niệm
của chính mình. Ai cũng phải sống cuộc đời như nhau, nhưng cách chúng ta đối mặt
với cuộc đời khác nhau nên cuộc sống tự nhiên cũng khác. Toan tính làm chi vì cuộc
đời có được bao lâu. Hôm nay, chúng ta còn vui vẻ được thì cứ vui hết mình, lỡ có
gặp buồn thì cũng hãy để nó từ từ qua đi. Đời có mấy khi mọi việc thuận theo ý
mình, thà bình thản đón nhận còn hơn là chống đối trong mệt mỏi.

“Sông có khúc, người có lúc”


“Sông có khúc, người có lúc”

Người khác nghĩ về chúng ta thế nào không quan trọng, quan trọng là chúng ta sống
như thế nào cho chính mình. Sao cũng được, chỉ cần mình vui và không hại đến ai
thì thiên hạ chẳng thể ảnh hưởng đến mình. Sĩ diện đáng giá bao nhiêu chứ? Tại sao
chúng ta phải quan tâm cách nghĩ của người khác về mình như thế nào? Chúng ta
không thể điều khiển được cách người khác nghĩ gì về mình, nhưng chúng ta có thể
khống chế được bản thân nghĩ gì về người khác. Nếu chỉ có một cuộc đời để sống, tôi
thà chọn sống bình yên. Thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện.

Chọn lựa cuộc sống cho mình


Rồi một ngày mỗi chúng ta cũng sẽ nhận ra: “Thông minh dễ hơn là lương thiện. Vì
thông minh là do bản tính mỗi người, còn lương thiện là một dạng chọn lựa.” Đừng
để lúc tâm trí không vui, trong lòng chán nản mà làm tổn thương người yêu thương
mình. Có những lúc chúng ta sẵn lòng tha thứ lỗi lầm cho một người nào đó nhưng
trong lòng vẫn chẳng thể vui. Nguyên nhân chính là ta chưa thể tha thứ cho chính
mình. Có những việc không cần giải thích, bởi càng giải thích thì sự việc càng sai,
càng hiểu lầm.Thứ đã không cần thì dù có tốt mấy cũng chỉ là đồ bỏ đi.

Chúng ta hãy trân trọng hiện tại vui vẻ và đừng đặt nặng cảm xúc bi quan cho
những khó khăn. Ông trời không cho ai tất cả nhưng cũng chẳng lấy đi của ai tất cả,
bình thản mà sống là cách khôn ngoan nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Nếu muốn
cố gắng thì hãy hết lòng cố gắng nhé, thất bại không nản, thành công không kiêu.

Trên đời, “Sông có khúc, người có lúc” thì chúng ta sao tránh nổi quy luật của tự
nhiên. Bạn chỉ cần sống hết mình, mọi chuyện tự khắc sẽ lại đâu vào đấy.

Lời kết
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có cả xúc tích cực thì cũng sẽ không thiếu tiêu cực.
Quan trọng là cách mỗi người chúng ta đón nhận và giải quyết nó. Có sao đâu vì thế
giới này ai cũng phải như thế, chúng ta sống thế nào để bản thân cảm thấy vui vẻ là
tốt rồi.

III. KẾT LUẬN

Việc tìm hiểu về sự phát triển của các kiểu và hình thức nhà nước qua nguyên lý về
sự phát triển, chúng ta có thể thấy rằng mỗi kiểu nhà nước mang đặc trưng riêng,
cái mới sẽ là sự loại bỏ cái xấu trong kiểu nhà nước cũ, bổ sung thêm những cái tốt
đẹp để dẫn đến một kiểu nhà nước hoàn thiện nhất công bằng, dân chủ; các hình
thức nhà nước thể hiện các kiểu nhà nước. Đó là sự đi lên từ kiểu nhà nước có trình
độ kinh tế – xã hội thấp đến kiểu nhà nước có trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn; từ
hình thức nhà nước này đến hình thức nhà nước khác hoàn thiện hơn, công bằng
hơn. Trong quá trình phát triển ấy nó sẽ đấu tranh để loại bỏ những nhân tố tiêu
cực và kế thừa, nâng cao những nhân tố tích cực có sẵn trong kiểu nhà nước trước
nó. Khi đã có nhận thức đúng đắn về nguyên lý của sự phát triển, con người sẽ cái
nhìn thấu đáo hơn về quá trình phát triển của các kiểu và hình thức nhà nước, có
thể lí giải được vì sao kiểu nhà nước này bị tiêu vong, kiểu nhà nước mới được hình
thành; hình thức nhà nước này phổ biến trong kiểu nhà nước này, không phổ biến
trong nhà nước kia. Thông qua đây, em có thêm hiểu biết là phương pháp luận
nguyên lý về sự phát triển. Sự hiểu biết của em còn hạn chế, thiếu sót rất mong được
thầy cô chỉ bảo để bài làm được hoàn chỉnh.

NGUỒN THAM KHẢO


https://hocluat.vn/phuong-phap-luan-nguyen-ly-
ve-su-phat-trien/?
fbclid=IwAR2Jhn7mk84j9DGNZTPA9FTMFilmvE3nodaj
eo0pIYAKlwGlI2mMkIL6XAA

You might also like