You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư

tưởng Hồ Chí Minh


1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại hội II của Đảng (2/1951) nêu rõ “Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong
và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch”, điều này tiếp tục được Đại hội Đảng lần thứ V (3/1982) khẳng
định.
Trong điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại lễ truy điệu (9/9/1969), Đảng ta đã
khẳng định Hồ Chí Minh là “anh hùng dân tộc vĩ đại”
Đại hội IV (12/1976) tiếp tục khẳng định Hồ Chí Minh là “anh hùng dân tộc vĩ đại”, đồng thời
khẳng định những thắng lợi của cách mạng Việt Nam luôn gắn với tên tuổi của Người.
Đại hội lần thứ VII (6/2991), “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. Điều này được tiếp tục khẳng định trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước (1991), Hiếp pháp (1992) và sau đó là Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006).
Đây cũng là lần đầu tiên Đảng ta đưa ra định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đại hội IX (4/2001) đã đưa ra định nghĩa đầy đủ về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tôt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại”
Các Đại hội tiếp theo Đảng ta luôn khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh và vai trò của Tư
tưởng Hồ Chính Minh đối với thắng lợi của Cách mạng Việt Nam
1.1.2. Nhận thức quốc tế về Hồ Chí Minh
Nhiều Đảng chính trị, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, cá nhân luôn đánh giá cao phẩm chất, năng
lực, vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam và sự tiến bộ của văn minh
nhân loại. Trong đó, UNESCO khẳng định “Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất của Việt Nam”
1.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lenin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tin hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi “
Định nghĩa này đã nêu rõ: Bản chất cách mạng khoa học cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh; các cơ sở hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh; giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Là toàn bộ những quan điểm của Hồ Chí Minh được thể hiện qua các bài nói, bài viết, trong thực tiễn
hoạt động Cách mạng và cuộc sống hàng ngày của Người, bao gồm: (1) Hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn
diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; (2) quá trình vận dụng, hiện thực hóa hệ thống
quan điểm dó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
- Thống nhất tính đảng và tính khoa học nghĩa là:
+ Phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác – Lenin, quán triệt đường lối,
cương lĩnh quan điểm của Đảng để nhận thức, phân tích, đánh giá về tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Đảm bảo tính khách quan khoa học trong nhận thức, phân tich, đánh giá
 Không chỉ giúp chúng ta tránh bị rơi vào trạng thái phủ nhạn hay cường điệu quá tư
tưởng Hồ Chí Minh mà còn hiểu rõ và hiểu sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh
- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: thực tiễn là cơ sở để khái quát lên lý luận, lý luận khi
được hình thành quay trở lại chỉ đạo thực tiễn nên lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Bản thân
Hồ Chí Minh luôn kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa tư duy và hành động, lý luận và thực tiễn.
Người cho rằng “Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không có lý luạn
là thực tiễn mù quáng”. Do đó khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải bám
sát nguyên tắc này.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể nghĩa là xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ lịch sử căn
bản từ quá trình hình thành, bối cảnh hình thành, quá trình phát triển để đánh giá xem sự vật,
hiện tượng đó đã biến đổi như thế nào.
- Quan điểm toàn diện và hệ thống: đồi hỏi người nghiên cứu phải có cái nhìn bao quát, nghiên
cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật hiện tượng, đặt sự vật hiện tượng trong một hệ
thống nhất định. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, do đó khi nghiên cứu, dù dưới góc dộ từng bộ
phận hay tổng thể, ta luôn phải đặt trong mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố, các nội dung
khác trong hệ thống là phải lấy tư tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là hạt nhân
của hệ thống đó
- Quan điểm kế thừa và phát triển: đòi hỏi người nghiên cứu không chỉ biết kế thừa, vận dụng
mà còn phải phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới, trong bối
cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế. Bản thân Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng, phát triển
sáng tạo và bổ sung chủ nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
1.3.2. Một số phương pháp cụ thể
- Phương pháp logic và phương pháp lịch sử:
+ Phương pháp logic là đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ nội tại và mối quan hệ với
các sự vật hiện tượng khác để có cái nhìn toàn diện, qua đó tìm ra được bản chất của sự vật.
+ Phương pháp lịch sử là nghiên cứu sự vật, hiện tưởng theo trình tự thời gian, quá trình diễn
biến từ phát sinh, phát triển và hệ quả của nó.
 Trong quá trình nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Min phải kết hợp chặt chẽ hai
phương pháp này.
- Phương pháp phân tích văn bản học kết hợp với nghiên cứu khóa hoạt động thực tiễn của Hồ
Chí Minh: nghiên cứu trước hết là ở những tác phẩm, bài nói, bài viết mà Người đã để lại.
Bên cạnh đó, là nghiên cứu hoạt động thực tiễm chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh và các
đồng chí, các học trò của Người

You might also like