You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN TRIẾT HỌC

KỲ I NĂM HỌC 2023 -2024

I. Câu hỏi trình bày (30 điểm)


Câu 1: Trình bày quan điểm của CNDVBC về tính thống nhất vật chất của thế giới?
CNDV biện chứng khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở
tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn
tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.
- Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở
chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất hoặc có nguồn
gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ
biến của thế giới vật chất.
- Thế giới vật chất không do ai sinh ra và không bị mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn
và vô tận. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và
chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Câu 2: Trình bày khái niệm phát triển?
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,
từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
Phát triển không phải là sự vận động nói chung mà phát triển là trường hợp đặc biệt của
vận động. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa,
nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
Phát triển không chỉ tăng, giảm về lượng mà còn có sự chuyển hóa về chất của sự vật,
hiện tượng theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật, hiện tượng ở những trình độ
ngày càng cao hơn.
Phát triển là khuynh hướng tiến lên với những bước quanh co, phức tạp, thậm chí có
bước lùi tạm thời.
Câu 3: Phủ định biện chứng là gì? Trình bày các đặc điểm của phủ định biện
chứng?
+ Phủ định biện chứng: Là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển
của sự vật, hiện tượng.
- Đặc điểm của phủ định biện chứng:
+ Tính khách quan: Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ
định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải
quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong sự vật, hiện tượng; tạo khả năng ra đời của cái mới thay
thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật, hiện tượng. Vì thế,
phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.
+ Tính kế thừa: Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ, mà trái
lại, cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái
mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển. Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình thành
và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những
yếu tố tích cực.
Câu 4: Thực tiễn là gì? Trình bày các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản?
* Định Nghĩa: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -
xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
* Các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn; là
hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên
để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của
mình.
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các tổ chức, cộng đồng người khác nhau
trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn.
Đây là hoạt động tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống hoặc lặp lại
những trạng thái của tự nhiên và xã hội, nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển
của đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại
lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai
trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
Câu 5: Trình bày vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội?
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên cơ bản của con người, nó có vai trò
quan trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Thể hiện:
+ Sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống xã hội.
+ Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành, phát triển các quan hệ đa dạng trong xã hội, từ
những quan hệ kinh tế đến các quan hệ về chính trị, pháp luật, đạo đức...
+ Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ lao động
sản xuất mà con người tách khỏi tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra
mọi giá trị vật chất và tinh thần, sáng tạo ra chính bản thân con người.
+ Đồng thời, Sản xuất vật chất là nền tảng của tiến bộ xã hội. Sự phát triển của sản xuất
vật chất dẫn đến sự thay đổi những cơ cấu xã hội nhất định làm cho lịch sử nhân loại phát
triển từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao.
- Như vậy, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Câu 6: Ý thức xã hội là gì? Trình bày kết cấu của ý thức xã hội?
- Định nghĩa: Ý thức xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần
của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát
triển nhất định.
- Kết cấu của ý thức xã hội
Tùy theo góc độ xem xét, người ta có thể phân ý thức xã hội thành các dạng sau:
+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội gồm: ý thức chính
trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học.
+ Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội được
phân thành: ý thức thông thường và ý thức lý luận; tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Câu 7: Hình thái kinh tế - xã hội là gì? Trình bày kết cấu của hình thái kinh tế - xã
hội?
* Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của CNDV lịch sử dùng để chỉ xã hội ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với
trình độ nhất định của LLSX và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những QHSX ấy.
* Kết cấu: Hình thái kinh tế - xã hội gồm ba bộ phận cấu thành.
- LLSX (bộ phận quan trọng nhất).
- QHSX (quan hệ cơ bản quy định mọi quan hệ xã hội).
- KTTT (bảo vệ CSHT đã sinh ra nó).

You might also like