You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


------------o0o------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC LỊCH SỬ - CỤ THỂ CỦA PHÉP BIỆN


CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Giáng Hương


Mã SV: 2114510035
Số thứ tự: 34
Lớp tín chỉ: TRI114.8
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, 2021

1
MỤC LỤC

Mục lục………………………………………………………………………….. 2

Lời mở đầu……………………………………………………………………….3

NỘI DUNG

I.Cơ sở lý luận………………………………………………………………….. 4

1. Phép biện chứng duy vật………………………………………………….... 4

2. Cơ sở khách quan của nguyên tắc lịch sử - cụ thể………………………….4

3. Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc lịch sử - cụ thể……………………….5

4. Khái niệm kinh tế đối ngoại và tính tất yếu khách quan của việc mở rộng

quan hệ kinh tế đối ngoại……………………………………………………....6

4.1 Khái niệm………………………………………………………………….. 6

4.2 Tính tất yếu của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại…….…..……..6

II. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………...6

1. Hiện trạng hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta hiện nay…………….6

1.1 Những thành tựu đã đạt được……………………………………………..6

1.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân……………………...................8

2. Một số giải pháp…………………………………………………………….10

KẾT LUẬN……………………………………………………………………..14

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..15

2
LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế đối ngoại của một quốc gia được ví như một mắt xích quan trọng trong
guồng máy của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng, nhất là trong xu thế hội nhập và phát
triển hiện nay, không những góp phần đắc lực vào quá trình thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế
phát triển mà còn mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế cả về các lĩnh vực khác.
Trong thời đại nền kinh tế mở và cạnh tranh như hiện nay, mỗi quốc gia phải nghiên cứu
tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước,
phù hợp với khu vực thế giới và thời đại. Điều đó cũng có nghĩa là phải phân tích các yếu
tố kinh tế trong tổng thể các mối quan hệ, trong sự vận động, phát triển không ngừng. Do
vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể của triết học Marx Lenin vào quá trình đổi
mới, phát triển kinh tế là rất cần thiết. Quán triệt quan điểm lịch sử- cụ thể vào quá trình
đổi mới kinh tế sẽ giúp cho nền kinh tế thế giới có được hướng đi đúng đắn.
Phát triển kinh tế đối ngoại là một trong những định hướng lớn của nền kinh tế
Việt Nam. Trong từng giai đoạn lịch sử, Việt Nam luôn thực hiện đường lối đối ngoại và
kinh tế đối ngoại linh hoạt, sáng tạo để góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát
triển năm 2011) của Đảng đã ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình.
Xuất phát từ nhận thức, những kiến thức được học nên em lựa chọn đề tài “Vận dụng
nguyên tắc lịch sử- cụ thể của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối
ngoại” cho bài tiểu luận triết học của mình.
Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, phân và
tích tổng hợp, tiểu luận này giúp bạn đọc hiểu thêm về thành tựu cũng như hạn
chế, nguyên nhân cũng như giải pháp cho hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta
hiện nay. Do những hạn chế về mặt kiến thức sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự góp ý của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!

3
NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Phép biện chứng duy vật:
Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ
phận của học thuyết Triết học do Karl Marx và Engels đề xướng, sáng lập trên cơ sở kế
thừa và cải tạo phép biện chứng của Hegel, lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig
Andreas von Feurbach. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết
hợp với phép biện chứng. Cũng chính vì vậy, phép biện chứng duy vật được Engels định
nghĩa là: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến
của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Về nội
dung, tóm gọn là biện chứng của thế giới vật chất có trước sinh ra biện chứng của thế giới
tinh thần. Đặc trưng của phép biện chứng duy vật là coi một sự vật hiện tượng trong trạng
thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên nền tảng thế giới quan duy vật khoa học và
có sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
(không chỉ giải thích thế giới mà còn có vai trò cải tạo thế giới).
2. Cơ sở khách quan của nguyên tắc lịch sử - cụ thể của phép biện
chứng duy vật
Quan điểm lịch sử- cụ thể bắt nguồn từ cơ sở lý luận là 2 nguyên lý cơ bản của
phép biện chứng duy vật: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng thế giới chúng ta là một chỉnh thể thống
nhất, các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt với nhau,
vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Và cơ sở của sự liên hệ qua lại
giữa các sự vật hiện tượng đó chính là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Mối liên hệ của các sự vật các hiện tượng rất đa dạng, phong phú, chúng tồn tại
khách quan, phổ biến: Mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu,
mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bao quát, mối liên hệ bao quát riêng, mối liên hệ trực

4
tiếp, mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ ngẫu nhiên… Trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều
chứa đựng các mối liên hệ phổ biến. Các mối liên hệ phổ biến có mỗi liên hệ giữa các sự
vật hiện tượng khác nhau và cũng có mối liên hệ khác nhau giữa cùng bản thân các quá
trình, các bộ phân của một sự vật. Sự vật hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua
nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành
lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng, đây chính là tính
lịch sử- cụ thể.
3. Nội dung và yêu cầu của quan điểm lịch sử- cụ thể
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn
tại, vận động và phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể, xác
định. Những điều kiện này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật.
Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể
khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn
toàn bản chất của sự vật.
Từ nội dung trên ta có thể thấy rằng, quan điểm lịch sử- cụ thể có ý nghĩa rất to
lớn trong quá trình nghiên cứu và cải tạo tự nhiên, xã hội. Khi vận dụng nguyên tắc này
cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Trong hoạt động nhận thức, phải tìm hiểu quá trình ra đời, tồn tại, phát triển cụ thể
của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nghĩa là:
• Phải biết được sự vật ra đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những
điều kiện, hoàn cảnh nào, bị chi phối bởi những quy luật nào.
• Hiện giờ sự vật hiện đang tồn tại như thế nào, trong những điều kiện, hoàn
cảnh ra sao, do những quy luật nào chi phối.
• Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật sẽ tồn tại như thế nào, trong điều
kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào trong tương lai.
- Trong hoạt động thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải xây dựng được những đối
sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể đang tồn tại trong những điều kiện,
hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng vào những khuôn mẫu chung
chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào.
5
4. Khái niệm kinh tế đối ngoại và tính tất yếu khách quan của việc
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
4.1. Khái niệm
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các
quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với quốc gia
khác còn lại hoặc với tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức,
hình thành và cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
4.2. Tính tất yếu của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu hướng tất yếu đối với hầu
hết các nước. Tính khách quan và phổ biến của nó bắt đầu từ yêu cầu của quy luật về sự
phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự
phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật giữa nước này với
nước khác, dẫn đến nhu cầu sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn lực mỗi quốc gia. Đặc
biệt trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học hiện đại, xu
hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng trở nên sôi động.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN


1. Hiện trạng hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta hiện nay
1.1. Những thành tựu đã đạt được
Sau chặng đường 15 năm gia nhập WTO, kết quả đáng ghi nhận là kinh tế nước ta
đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong thương mại, dịch vụ, thu hút đầu
tư nước ngoài (FDI).
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Việt Nam luôn thực hiện đường lối đối ngoại và kinh
tế đối ngoại linh hoạt, sáng tạo để góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trong
giai đoạn đấu tranh và bảo vệ tổ quốc (1945-1986), kinh tế đối ngoại chủ yếu diễn ra
trong khối các nước xã hội chủ nghĩa trên tinh thần viện trợ dựa theo nguyên tắc hàng đổi
hàng; quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa, các nước không thuộc khối xã hội

6
chủ nghĩa rất hạn chế do ý thức hệ và chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước
phương Tây.
Chủ trương mới về kinh tế đối ngoại của Đảng là cơ sở quan trọng cho những
chính sách kinh tế giai đoạn tiếp theo và giúp Việt Nam đạt được những kết quả quan
trọng. Trong 20 năm đầu (1986-2006), bước đầu hình thành các ngành sản xuất hướng về
xuất khẩu, xuất hiện hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng làm thay đổi đáng kể cán cân
thương mại là dầu thô và gạo. Từ năm 1989, Việt Nam thực hiện chính sách tự do hóa
thương mại, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam được mở rộng với nhiều nước trên thế giới. Tính
đến cuối thập niên 1990, Việt Nam có quan hệ kinh tế và thương mại với 140 quốc gia;
có tới gần 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; hoạt động xuất, nhập khẩu
tăng lên đáng kể, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lương thực; tỷ lệ đóng góp của khu
vực FDI trong GDP tăng dần từ 13,3% năm 2000 lên 13,8% năm 2001, 16% năm 2005,
17,1% năm 2006; hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ đạt được nhiều thành tựu nổi bật...
Nhất quán chủ trương đẩy mạnh kinh tế đối ngoại nói riêng và kinh tế quốc tế nói
chung, đồng thời linh hoạt, chủ động trong từng giai đoạn, đặc biệt từ năm 2006 (năm
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới) đến nay, Việt Nam tiếp tục khẳng
định được vị thế trên chính trường và thị trường quốc tế. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại
giao với 189 nước (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác chiến lược, 14
đối tác toàn diện) và có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn trên thế giới, có quan
hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước là thị trường xuất khẩu, có quan
hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương,
gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và
nhiều hiệp định hợp tác khác với các nước và tổ chức quốc tế. Việt Nam cũng chủ động
tham gia định hình các khuôn khổ, nguyên tắc hợp tác và đóng góp có trách nhiệm tại
Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC...
Việc mở rộng hợp tác quốc tế đã tạo đà cho kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển
mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến ngày 20/9/2021, cả nước có 34.141

7
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 403,2 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các
dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 245,14 tỷ USD, bằng 60,8% tổng vốn đăng ký còn hiệu
lực. Hiện có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát từ, song cả năm
2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Thậm chí, năm 2020 còn có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong
đó, 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5
tỷ USD và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD.
Năm 2021, dù dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian giãn
cách xã hội áp dụng tại nhiều tại các tỉnh, thành phố lớn của cả nước, song tình hình xuất
nhập khẩu ghi nhận nhiều điểm sáng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến hết ngày
15/9/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 454.58 tỷ USD. Trong đó,
tổng trị giá xuất khẩu đạt gần 225,2 tỷ USD, tăng 19,8% tương ứng tăng 37,15 tỷ USD so
với cùng kỳ năm 2020; tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 229,38 tỷ USD, tăng
32,2% (tương ứng tăng 55,92 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu
mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt của các DN FDI đã góp phần cải thiện đáng kể
cán cân thương mại của Việt Nam, tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước về một môi trường
kinh doanh minh bạch, thuận lợi. Vốn ODA cung cấp cho Việt Nam tăng mạnh qua các
giai đoạn, từ 1993 - 2015 vốn cam kết đạt 91,1 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 58 tỷ USD
(63,7%).
1.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước ta ở cả 3 cấp quốc gia, ngành
hàng, doanh nghiệp còn kém, thể hiện là giá thành còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn
quốc tế, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Nguyên nhân của vấn đề này do chi phí
sản xuất của ta nói chung còn cao so với các quốc gia trong khu vực: tuy chí phí lao động
thấp nhưng giá các dịch vụ như liên lạc, viễn thông, hàng không, điện nước… đều cao,
công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam thì chưa được gọi là tiên tiến.
Thứ hai, đồng tiền Việt Nam cho đến nay, chưa có thể chuyển đổi tự do. Buôn
bán quốc tế lớn đến thế, mà đồng tiền không chuyển đổi tự do được, có nghĩa là các nhà

8
kinh doanh xuất nhập khẩu của ta phải chịu các chi phí chuyển đổi tiền với thủ tục phiền
hà và tốn kém thời gian. Đã thế họ còn phải chịu thiệt do quy định về kết hối ngoại tệ,
tiền của họ thu được do xuất khẩu, khi nhập khẩu cần ngoại tệ lại phải xin phép ngân
hàng cấp. Cung cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong các yếu tố quyết định sự thành
công của xuất khẩu, thế nhưng ở nước ta việc cung cấp các tín dụng này, đặc biệt là cung
cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu gặp nhiều trở ngại. Những trở ngại này liên quan
tới những thủ tục vay vốn phiền hà, những quy chế phức tạp về thế chấp, nhất là trong
điều kiện thị trường bất động sản hoạt động rất kém, sự phân biệt đối xử đối với các loại
hình doanh nghiệp, và chưa có cơ chế tái chiết khấu các thương phiếu... Việc cung cấp tín
dụng yếu kém đã tác động xấu cả tới việc thu hút vốn FDI và du lịch, vì các nhà đầu tư ít
có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn trong nước để 10 phát triển kinh doanh.
Thứ ba, đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại đã tăng cả về số
lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay.
Thứ tư, chưa nhận thức thật đầy đủ và thống nhất về hội nhập, chưa coi đây là yêu
cầu tất yêu trong xu thế toàn cầu hóa, nước ta không thể đứng ngoài. Cũng có biểu hiện
nóng vội có ngay sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế về vốn và kĩ thuật công nghệ, quản lí
tiên tiến để phát triển. Nhưng cũng có thiên hướng chie lo lắng về thách thức, hoang
mang khi thị trường quốc tế rung động, lập tưc Việt Nam gặp khó khăn, khác xa với thời
nằm im trong vỏ bọc bao cấp quốc tế. Thứ năm, các doanh nghiệp thường ít khi phân
tích, nghiên cứu dung lượng của thị trường, các giới hạn của thị trường và khả năng thâm
nhập tối đa của hàng Việt Nam vào các thị trường đó. Điều này dẫn đến việc gia tăng quá
mức một mặt hàng nào đó, hay không ứng phó kịp với sự biến động của thế giới.
Thứ sáu, các vấn đề về tỷ giá, thuế quan, hải quan, những quy chế về đầu tư nước
ngoài, chính sách xuất nhập cảnh... còn nhiều phức tạp, nhiều thủ tục. Kinh tế đối ngoại
và đối nội thực chất chỉ là hai mặt của một nền kinh tế, vì vậy những thay đổi về kinh tế
đối ngoại đòi hỏi kinh tế đối nội phải thay đổi theo. Chính sự tiến triển không kịp của
kinh tế đối nội sẽ cản trở kinh tế đối ngoại phát triển và ngược lại. Nước ta đang ở thời
điểm kinh tế đối nội không phát triển kịp, cản trở kinh tế đối ngoại - luật pháp thay đổi

9
chậm, các công ty chậm đổi mới và yếu kém, điều hành của bộ máy quản lý kém hiệu
lực... Nguyên nhân sâu xa của những vấn đề còn tồn tại nêu trên là do kinh tế nước ta còn
yếu kém, chưa thể hấp thụ, chưa thể chuyển hóa cơ hội thành hiện thực, bộ máy quản lí
còn yêu kém, lao động Việt Nam tay nghề không cao, thể chế hành chính luật pháp
không minh bạch.
2. Một số giải pháp
Theo Elias G. Hadjikoumis (2021), sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đang trở
thành thách thức lớn nhất hiện nay của toàn cầu, khiến một số vấn đề kinh tế trở nên trầm
trọng, đặc biệt là sự suy giảm trong xu hướng toàn cầu hóa và thương mại tự do, xuất
hiện thái độ bảo hộ với thương mại quốc tế và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Nếu như
trước đây, chuỗi cung ứng kịp thời được coi là phương pháp hiệu quả nhất thì trong
tương lai gần, nhiều quốc gia lựa chọn phát triển các chuỗi cung ứng phù hợp với mục
đích phục hồi kinh tế.
Điển hình là trong đại dịch COVID-19, việc dựa vào hàng công nghiệp của Trung
Quốc có thể gây tổn hại khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ, nên nước này đã khuyến
khích các DN Mỹ rút khỏi Trung Quốc hoặc chuyển sang các quốc gia khác. Nhật Bản đã
dành một quỹ trị giá 2,2 tỷ USD để hỗ trợ các công ty của nước này chuyển cơ sở sản
xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. EU đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao kinh
tế đối với 28 quốc gia thành viên, nhưng mỗi quốc gia đều có chiến lược ngoại giao kinh
tế độc lập riêng, vì lợi ích cụ thể của một quốc gia có thể không phù hợp với lợi ích của
EU.
Sự kiện Brexit là một minh chứng cụ thể về tầm quan trọng của việc mỗi quốc gia
cần có chiến lược ngoại giao kinh tế độc lập. Dưới tác động của toàn cầu hoá, các quốc
gia phải điều chỉnh lại chính sách và chiến lược kinh tế đối ngoại của mình đối với các
quốc gia khác nhằm thúc đẩy lợi ích của quốc gia. Trong bối cảnh đó, thúc đầy phát triển
kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới, Việt Nam cần chú trọng các giải pháp trọng tâm
sau:
Thứ nhất, xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng là một tiền đề để mở rộng kinh
tế đối ngoại. Các cơ sở hạ tầng cần cho hoạt động kinh tế đối ngoại là các cảng biển, đặc
10
biệt là cảng trung chuyển quốc tế, sân bay quốc tế, các đường cao tốc nối từ các trung
tâm kinh tế đến sân bay và cảng biển, hệ thống liên lạc, viễn thông, cung cấp điện,...
Người ta đã tính rằng có đến trên 70% những khác biệt về giá trị xuất khẩu trên đầu
người là phụ thuộc vào trình độ phát triển của 11 cơ sở hạ tầng. Nếu không có đủ cảng,
sân bay quốc tế, điện, đường... thì có nghĩa là chỉ có một bộ phận dân cư tham gia kinh tế
đối ngoại. Những yếu tố của cơ sở hạ tầng không những phải được xây dựng hiện đại mà
còn phải đồng bộ, và trong một thời hạn càng ngắn càng tốt. Chỉ cần một trong các yếu tố
trên khiếm khuyết cũng đủ gây tổn hại cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. Cần phải có
hàng chục tỷ USD để xây dựng những cơ sở hạ tầng trên đây. Vốn ngân sách nhà nước,
kể cả nguồn vốn ODA cũng không thể đủ đáp ứng các nhu cầu to lớn này. Do vậy cần
phải có quy hoạch tổng thể về cơ sở hạ tầng, nhà nước có thể tạm thời chuyển vốn đầu tư
xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp sang xây dựng cơ sở hạ tầng. Mở rộng các
hình thức huy động vốn đa dạng, cần có chính sách để mọi thành phần kinh tế có thể
tham gia kinh doanh cơ sở hạ tầng. Ngay những nước giàu như Mỹ, Nhật, nhà nước cũng
không đủ tiền xây dựng các cơ sở hạ tầng, mà phải huy động các thành phần kinh tế khác.
Nước ta nghèo hơn nên càng phải sử dụng các thành phần ngoài nhà nước.
Thứ hai, khai thông các nguồn vốn cung ứng cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Các
hoạt động kinh tế đối ngoại từ xuất nhập khẩu, du lịch đến đầu tư nước ngoài đều cần đến
những nguồn vốn to lớn. Không có đủ vốn, cũng có nghĩa là kinh tế đối ngoại không hoạt
động được. Những nguồn vốn này hiện đang dư thừa cả trong và ngoài nước. Hàng năm,
hàng tỷ USD tiền gửi tiết kiệm đã không sử dụng được ở trong nước phải gửi ra các ngân
hàng ở nước ngoài, nếu tính cả số tiền gửi ra nước ngoài qua các kênh không chính thức
thì số tiền đó còn lớn hơn. Nguồn vốn tích trữ trong dân dưới nhiều dạng của cải khác
nhau còn khá lớn. Nguồn vốn dư thừa trên thế giới phải tính đến hàng ngàn tỷ USD. Vấn
đề là chúng ta chưa có một cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn này cho hoạt động
kinh tế đối ngoại. Trước hết cần mạnh dạn cho phép một số ngân hàng thương mại của ta
liên doanh với ngân hàng nước ngoài và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng
dịch vụ kinh doanh nội và ngoại tệ, cung ứng tín dụng cho hoạt động kinh tế đối ngoại
cho các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài. Tiếp theo, nên thúc đẩy thị trường vốn

11
hoạt động tốt hơn theo hướng - một mặt mở rộng diện cổ phần hoá và cho phép các công
ty cổ phần được bán cổ 12 phiếu; đồng thời cho phép các công ty chưa cổ phần hoá
nhưng kinh doanh tốt có thể bán trái phiếu; cho phép các công ty hoạt động đối ngoại có
thể huy động vốn theo các dự án trên thị trường chứng khoán...
Thứ ba, các ngành dịch vụ phải được phát triển và hội nhập quốc tế. Ở các nước
phát triển, các ngành dịch vụ đã chiếm khoảng 60 - 70% GDP. Vai trò của nó cực kỳ
quan trọng đối với toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời đại chuyển
sang nền kinh tế tri thức. Ở nước ta các ngành dịch vụ hiện đại rất kém phát triển. Không
những thế, quan niệm của xã hội ta vẫn xem trọng sản xuất vật chất hơn dịch vụ, vẫn có
xu hướng tập trung các nguồn lực cho sản xuất vật chất, kể cả các nguồn lực bên ngoài.
Sản xuất vật chất là quan trọng, không ai phủ nhận, nhưng tầm quan trọng của nó không
thể lấn át dịch vụ. Nếu ta tập trung đầu tư vào sản xuất thép, xi măng... nhưng không đầu
tư thích đáng vào các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn... thì sản xuất thép,
xi măng... sẽ rơi vào tình trạng chi phí cao, chất lượng thấp, thiếu thị trường... Một nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được khuyến khích đầu tư vào sản xuất vật chất khi
họ bí, cần tư vấn không có, cần vay vốn lại khó khăn, cần bảo hiểm lại quá phức tạp, cần
liên lạc viễn thông lại quá đắt... Do vậy đã có nhà đầu tư nước ngoài nhận xét rằng phải
có lòng dũng cảm mới dám đầu tư vào Việt Nam. Môi trường dịch vụ hoạt động kém là
một cản trở lớn đối với các nhà đầu tư từ các nước phát triển, vì họ đã quen với môi
trường đầu tư có hoạt động dịch vụ rất tốt. Điều đó giải thích tại sao các nhà đầu tư Âu,
Mỹ, Nhật lại do dự khi đầu tư vào Việt Nam.
Thứ tư, cơ cấu nhập khẩu phải phù hợp với định hướng xuất khẩu và sự phát triển
có hiệu quả của nền kinh tế đất nước. Cơ cấu nhập khẩu của mỗi nước khác nhau có thể
khác nhau tùy theo trình độ phát triển và các điều kiện lịch sử kinh tế, văn hóa, tự nhiên
khác nhau. Trong điều kiện hiện nay, cơ cấu này phải phù hợp với cơ cấu xuất khẩu, phù
hợp với nhu cầu của thị trường thế giới và trong nước. Nghĩa là nó phải nhập những thứ
để có thể sản xuất, gia công và xuất khẩu có hiệu quả và do vậy đương nhiên là có thể
đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu.

12
Thứ năm, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế đối ngoại. Các
lĩnh vực kinh tế đối ngoại cần những nguồn nhân lực gì? Đó là các nhà chuyên đàm phán
kinh tế trên các diễn đàn song và đa phương để mở cửa thị trường; những nhà nghiên cứu
đánh giá tình hình thế giới, tìm kiếm thông tin, hoạch định chính sách, tìm hiểu thị
trường, môi giới, quảng bá đầu tư; những nhà quản lý kinh doanh đối ngoại; những công
nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề... Đội ngũ những người làm các công tác trên của
nước ta hiện rất mỏng và yếu. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại, cần
có những biện pháp sau:
+ Cần tuyển chọn và cử các cán bộ đi học các lớp ngắn hạn ở nước ngoài chuyên
về các quan hệ kinh tế quốc tế và kỹ thuật đàm phán quốc tế; xây dựng một bộ phận công
tác ổn định chuyên lo việc đàm phán mở cửa thị trường, xử lý các rắc rối trong quan hệ
quốc tế.
+ Tăng cường đầu tư cho các trường đại học đào tạo các chuyên ngành quốc tế,
cho các viện nghiên cứu quốc tế, cho các bộ phận nghiên cứu tìm hiểu thị trường, cho các
trường dạy những nghề phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại...
+ Cho phép các công ty nước ngoài mở các trường dạy nghề ở Việt Nam
+ Cần có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhân tài người Việt Nam ở nước
ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động kinh doanh, trong đó có những
chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực đã về hưu ở nước họ nhưng lại muốn và có thể làm
việc ở nước ta.
+ Cần phổ cập tiếng Anh như là một quốc ngữ thứ hai.
+ Cho phép rộng rãi hơn các trường nước ngoài có chọn lọc được mở các chi
nhánh đào tạo tại Việt Nam.
Thứ sáu, sửa đổi và ban hành các luật pháp cần cho kinh tế đối ngoại và phù hợp
với các thông lệ quốc tế mà ta sẽ cam kết.

Trên đây là một số giải pháp mà tôi cho là thích hợp với hoạt động kinh tế đối
ngoại nước ta hiện nay.

13
KẾT LUẬN

Sau gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế đối ngoại nước ta đã phát
triển nhanh và mạnh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và tạo
đà phát triển trong giai đoạn mới. Chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại đúng đắn đã
đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, góp phần đưa kinh tế nước ta vượt qua tác động của các cuộc khủng hoảng,
suy thoái kinh tế, tiếp tục phát triển, trở thành điểm sáng trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến động mới, đặc biệt là tác động
của đại dịch COVID-19, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp trên nhằm thúc
đẩy, phát triển kinh tế đối ngoại hiệu quả trong thời gian tới.
Đồng thời, những điều kiện quốc tế đã thay đổi, các quốc gia trong khu vực đã tiến
xa so với chúng ta trên con đường hội nhập quốc tế và đang đặt ra những thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, việc vận dụng đúng nguyên tắc lịch sử- cụ thể của phép biện chứng
duy vật để nắm bắt thời cơ, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên sẽ giúp cho hoạt
động kinh tế đối ngoại sẽ ngày càng được mở rộng và nâng cao, góp phần xây dựng và
phát triển đất nước đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin.

2. PGS.TS Đoàn Văn Khái, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Lôgic học và
phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.

3. Cao Anh Dũng (2020), Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tạp chí Cộng sản
tháng 6/2021;

4. Nguyễn Văn Du, Nguyễn Thị Thúy (2021), Hoạt động ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Xây dựng Đảng số 12/2020;

5. Võ Đại Lược (2021), Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay: Tình hình và các giải
pháp, Tạp chí Thời đại;

6. Vũ Mạnh Hà (2020), Phát triển kinh tế đối ngoại phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế, Trường Chính trị
Thái Nguyên;

7. Elias G. Hadjikoumis (2021), Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên mới, Báo Thế
giới và Việt Nam, Link truy cập: https://baoquocte.vn/ngoai-giao-kinh-te-trong-ky-
nguyen-moi-153124.html.

15
16

You might also like