You are on page 1of 17

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
Chương I: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.........................................3
1. Biện chứng và phép biện chứng..................................................................3
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.............................................................4
Chương II: Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái......................................................................................................................6
1. Tăng trưởng kinh tế.....................................................................................6
2. Bảo vệ môi trường sinh thái........................................................................6
3. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái...........................................................................................................7
4. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường.........................................................................................12
KẾT LUẬN.........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15

1
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, đang từng bước tiến vào một
thập kỉ mới - thập kỉ của sự hiện đại và văn minh. Vào những năm đầu tiên đổi
mới, tăng trưởng kinh tế luôn chiếm lĩnh sự ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia,
Việt Nam ta cũng không phải ngoại lệ. Thế giới đã và đang chứng kiến những
sự thay đổi ngoạn mục, những bước nhảy vọt của nền kinh tế ở những khu vực
đang phát triển, giàu tiềm năng như Đông Nam Á. Những thành tựu lớn lao của
sự tăng trưởng kinh tế là không thể phủ nhận. Song, đi liền với những thành tựu,
những bước nhảy vọt ấy, là một vấn đề cũ mà mới – bảo vệ môi trường. Nhiều
thành tựu được phát minh, và đi đôi với quãng thời gian đầu tư nghiên cứu, tìm
tòi, sáng tạo ấy thì môi trường cũng chịu không ít những tổn thất nặng nề. Cũng
như các nước đang phát triển khác, để có những kết quả về kinh tế trong giai
đoạn trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi sự bền vững của các nguồn tài
nguyên về lâu dài.

Vì thế, trong bài tiểu luận này tôi sẽ nghiên cứu về vấn đề: phép biện chứng
về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Tiểu luận sẽ đặt vấn đề và giải
đáp những câu hỏi:

 Tăng trưởng kinh tế là gì?


 Thế nào là bảo vệ môi trường?
 Giữa hai vẫn đề ấy có mối liên hệ biện chứng với nhau không? Và nếu có
thì đặc điểm, tính chất như thế nào?

Nghiên cứu đề tài này, tôi muốn gia tăng tri thức và sự hiểu biết của mình về
các vấn đề cấp thiết chung của thế giới cũng như của chính Việt Nam ta, đồng
thời muốn góp một phần công sức nhỏ bé để đưa đất nước ngày càng phát triển.
Từ đó, tôi mong rằng xã hội chúng ta sẽ có những nhận thức, những bước đi

2
đúng đắn để hòa hợp sự tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường vì một
tương lai bền vững.

3
NỘI DUNG

Chương II: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến


1. Biện chứng và phép biện chứng
1.1. Biện chứng

Trong chủ nghĩa Mac – Lenin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối
liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự
vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiện, xã hội và tư duy.

Biện chứng bao gồm:

 Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất.
 Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đời sống
ý thức của con người.
1.2. Phép biện chứng

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các
nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Phép biện chứng thuộc
về biện chứng chủ quan. Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình – phương
pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và
tách rời.

1.3. Phép biện chứng duy vật

Theo định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật của Ăngghen: Phép
biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và
phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.

Phép biện chứng duy vật có hai đặc trưng cơ bản:

3
 Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biện chứng
được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.
 Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin có sự thống
nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận
(biện chứng duy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là
công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1. Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ
và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và tư duy. Vì vậy ở bất kì cấp độ
phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
vẫn được xem là một trong những nguyên lí có tính khái quát nhất.

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng: các sự vật, hiện tượng hay giữa
các mặt của sự vật, hiện tượng vừa tách biệt lại vừa liên hệ qua lại, thâm nhập và
chuyển hóa lẫn nhau. Trong đó, liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều
kiện để tồn tại, quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, chuyển hóa lẫn
nhau của các mặt, các yếu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan.

Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới. Bởi vì
dù các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu chăng nữa thì cũng là những hình
thức tồn tại cụ thể của vật chất. Cho nên, chúng đều chịu sự chi phối của quy
luật vật chất

2.2. Các tính chất của mối liên hệ

Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:

 Tính khách quan: nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ
là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật hiện tượng.

4
 Tính phổ biến: nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư
duy có ở mọi lúc, mọi nơi. Ngay trong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian
nào, không gian nào luôn có mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật.
 Tính đa dạng, phong phú: rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào
góc độ xem xét. Chẳng hạn, mối liên hệ bên trong - bên ngoài; mối liên hệ tất
nhiên - ngẫu nhiên; mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu - thứ
yếu, mối liên hệ xa - gần... Mỗi cặp mối liên hệ này có vai trò khác nhau trong
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia các cặp mối
liên hệ này cũng chỉ là tương đối.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn
diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét
sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các
sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có
hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối
lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.

Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện phải đồng thời kết hợp với
quan điểm lịch sử - cụ thể quan điểm này yêu cầu, khi nhận thức sự vật thì phải
xem xét sự vật luôn trong điều kiện, hoàn cảnh không gian, thời gian cụ thể.
Phải xem xét sự vật ra đời trong hoàn cảnh nào? Nó tồn tại, vận động, phát triển
trong những điều kiện nào? Trong hoạt động thực tiễn khi giải quyết vấn đề thực
tiễn nào phải có những biện pháp rất cụ thể, không được chung chung. Khi vận
dụng những nguyên lý, lý luận chung vào thực tiễn phải xuất phát từ những điều
kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể chống lại quan điểm
giáo điều, phiến diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện.

5
Chương III: Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường sinh thái
1. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Nói rõ hơn, tăng trưởng kinh tế
là khái niệm chỉ sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.
Mức sản xuất thường là mức sản lượng quốc dân thực tế (GDPr), và sự gia tăng
mức sản xuất là sự gia tăng của GDPr tính bằng phần trăm.

Cần phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Phát triển kinh
tế là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá sự phát
triển kinh tế của một quốc gia, phải xem xét nhiều yếu tố: sự tăng trưởng kinh
tế; sự thay đổi tỉ trọng các ngành sản xuất trong cơ cấu kinh tế; sự đi lên của
chất lượng cuộc sống ở nhiều mặt (giáo dục, y tế, văn hóa,…). Do vậy, tăng
trưởng kinh tế chỉ là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế.

2. Bảo vệ môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ
với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu.
Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường
tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ
gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tại sao nhắc đến môi trường sinh thái lại đi kèm với hành động bảo vệ? Định
nghĩa trên đã phần nào giải thích câu hỏi đó. Môi trường sinh thái là một phạm
trù rất rộng, bao hàm không chỉ thế giới tự nhiên mà còn cả xã hội bao quanh
con người, là không gian mà trong đó con người tồn tại và phát triển, như một
“ngôi nhà chung” cho tất cả mọi người. Vì thế, sự phát triển của môi trường tùy
thuộc hoàn toàn vào ý thức con người, con người có thể tác động làm cho môi

6
trường tốt lên hoặc xấu đi. Bất cứ hành động nào gây nguy hại đến môi trường
sinh thái đều có tác động tiêu cực đến “ngôi nhà chung” ấy, mà cuối cùng chính
con người phải gành chịu hậu quả.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã
hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và
cả loài người trong quá trinh sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối
quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển,
còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

3.1. Theo hướng tích cực


a. Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế lên môi trường

Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nên nền tảng của cải, vật chất để mỗi quốc gia
đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường. Tác động này được biểu hiện cụ thể qua các
phương diện:

 Thúc đẩy tập trung các chính sách bảo vệ môi trường: Một phần của cải
tăng lên từ sự tăng trưởng kinh tế được nhà nước sử dụng cho mục đích bảo vệ,
giữ gìn môi trường sinh thái. Tăng trưởng kinh tế giúp tăng nguồn của cải, tiền
bạc. Do đó, lượng vốn dùng cho chính sách bảo vệ môi trường cũng tăng lên.
Theo luật bảo vệ môi trường, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường có
quy định cụ thể: Ðầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các
nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp
môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm.
 Phát triển khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường: Tăng trưởng
kinh tế dẫn đến sự ra đời của các loại máy móc, thiết bị mới thân thiện với môi
trường, ít gây ô nhiễm và cả những máy lọc xử lí rác thải, khí thải. Việc phát
minh và đưa vào sử dụng các máy móc và thiết bị mới để hạn chế đến mức cao
7
nhất tác hại đến môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường. Bình
nước nóng năng lượng mặt trời; hệ thống lọc và xử lí nước thải;các loại kính tiết
kiệm năng lượng, gạch ngói không nung,… là những sản phẩm mới, thân thiện
với môi trường. Tiến bộ khoa học giúp tạo ra những sản phẩm trên nhưng cũng
bắt nguồn từ nguồn vốn hỗ trợ của nền kinh tế thì mới phát huy được tác dụng.
 Góp phần nâng cao ý thức người dân: Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện
cao cho sự phát triển xã hội, trong đó ý thức người dân về vấn đề môi trường
dần được cải thiện. Thông qua giáo dục, tuyên truyền được tài trợ từ Chính phủ,
tình trạng đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Tây
Bắc, Tây Nguyên dần hạn chế và chấm dứt. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường,
cảnh quan đường phố, khu vực công cộng,… cũng được nâng cao.
b. Tác động tích cực của môi trường đối với việc tăng trưởng kinh tế

Xét về mặt tích cực, tăng trưởng kinh tế không chỉ có tác động một chiều đến
môi trường, mà ngược lại, môi trường cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
tới kinh tế.

 Việc bảo vệ môi trường được thực hiện tốt sẽ đảm bảo một môi trường
sống và làm việc trong lành, lành mạnh. Một môi trường trong lành, ít khói bụi,
ô nhiễm mang đến cảm giác thoải mái, tỉnh táo hơn cho mọi người, giảm thiểu
rủi ro về bệnh dịch.Sức khỏe tốt sẽ giúp cho công việc được hoàn thành tốt, mau
chóng hơn.
 Bảo vệ môi trường gắn liền với vấn đề bảo vệ tài nguyên. Tài nguyên thiên
nhiên nếu được quản lí khai thác có hiệu quả, đúng mức, được giữ gìn và bảo vệ
sẽ là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế lâu dài của một quốc
gia.Lấy việc khai thác than ở Quảng Ninh làm ví dụ. Để khăc phục nạn khai thác
than trái phép, quản lí tốt việc khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo
lợi ích kinh tế và các vấn đề môi trường, thời gian qua, Quảng Ninh đã quyết liệt
triển khai nhiều giải pháp. Theo đó, hàng loạt các văn bản, chỉ thị chỉ đạo nhằm
tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh Quảng
Ninh ban hành.Công tác kiểm tra được duy trì thường xuyên.Các ngành chức
8
năng của tỉnh cũng đã hạn chế việc cấp phép mới về khai thác khoáng sản mà
chỉ gia hạn cho những đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về khai thác
khoáng sản. Quảng Ninh cũng đang triển khai xây dựng khá nhiều quy hoạch có
tầm nhìn dài hạn: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
 Bảo vệ môi trường sinh thái cũng đi đôi với việc dự báo và phòng chống
thiên tai. Hằng năm, miền Trung nước ta hứng chịu rất nhiều cơn bão lớn có sức
tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại rất lớn cả về người và tài sản. Việc phá rừng,
đốt nương là rẫy dẫn đến hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, lũ quét ở miền núi
thường xuyên. Bảo vệ môi trường sẽ hạn chế một cách hữu hiệu các thiên tai,
dịch bệnh phát sinh từ các thiên tai. Từ đó, kinh tế quốc gia mới tăng trưởng một
cách ổn định.

Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có mối liên hệ tích
cực, tác động qua lại lẫn nhau. Một nền kinh tế chỉ thực sự tăng trưởng có hiệu
quả khi đi liền với nó là một môi trường được gìn giữ, bảo vệ. Đó là mặt tích
cực trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

2.2. Tác động tiêu cực

Ở phần trên, ta đã xem xét mối liên hệ, tác động tích cực giữa bảo vệ môi
trường và tăng trưởng kinh tế.Thế nhưng, vấn đề nào cũng có hai mặt. Những
ảnh hưởng tiêu cự là điều cần bàn luận trong phần này.

Trước tiên, ta xét đến việc tăng trưởng kinh tế tác động xấu đến môi trường
sinh thái ở những khía cạnh nào.

 Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc làm suy giảm nghiêm
trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một lần nữa, khía cạnh tài nguyên thiên
nhiên trong mối quan hệ giữa hai phạm trù môi trường và kinh tế lại được nhắc
đến. Đây là khía cạnh xét đến đầu tiên trong tác động tiêu cực của tăng trưởng
kinh tế, bởi tài nguyên thiên nhiên là yếu tố gắn liền với môi trường và còn là
một nguồn lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế. Thế nhưng, khi nền kinh tế
9
đang trên đà tăng trưởng, người ta chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên một
cách triệt để để đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào của các ngành sản xuất. Muốn đẩy
mạnh ngành nông – lâm – ngư nghiệp, hàng trăm nghìn héc-ta cây rừng đổ
xuống để làm nương, làm rẫy, chăn thả gia súc. Năm 1983, diện tích rừng nước
ta giảm còn 7,2 triệu ha so với năm 1943 (14,3 triệu ha). Chất lượng rừng bị
giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70%
diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Thêm vào đó, trong 10 năm
đầu của thế kỉ 21, lượng khai thác thủy sản cả nước liên tục tăng, khiến lượng
thủy sản ngoài khơi dần giảm sút nhanh chóng. Trữ lượng: 4,2 triệu tấn, sản
lượng khai thác tối đa bền vững là 1,7 triệu tấn/năm, thế nhưng sản lượng của
khai thác của 3 năm 2011, 2012, 2013 đều trên 2 triệu tấn/năm. Những con số
trên đều phản ánh thực trạng khai thác vượt mức quy định những nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý giá của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, nền
kinh tế Việt Nam chưa có khả năng nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu, và
cũng chưa có kinh nghiệm chế tạo các loại nguyên liệu mới. Do đó khai thác tài
nguyên sẵn có của nước nhà là phương án tối ưu để tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam. Dẫu vậy, tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn, và việc khai thác
quá mức tất yếu sẽ dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên, từ đó làm nghèo nàn sức
sống của môi trường sinh thái.
 Thứ hai, tăng trưởng kinh tế góp phần chủ yếu dẫn đến một trong những
bài toán nan giải nhất của cả thế giới nói chung và của Việt Nam nói tiêng – ô
nhiễm môi trường. Trước hết, kinh tế mở rộng kéo theo sự gia tăng số lượng các
nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các công trình xây dựng. Những nhà máy, xí
nghiệp này, trong quá trình cạnh tranh gay gắt về năng suất, đã lơ là việc xử lí
rác thải, chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Những con sông, cánh
đồng, kênh rạch, bầu không khí và ngay cả các khu dân cư xung quanh những
nhà máy ấy phải hứng chịu những luồng khí độc hại, những đống phế liệu chất
đống cùng nguồn nước thải đen ngòm, bốc mùi chưa qua xử lí triệt để. Sự cố
Formosa - hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và
sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế - là một ví dụ
10
điển hình. Nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH
Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép. Nguồn thải lớn từ tổ hợp
nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức
hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra
thảm họa ô nhiễm môi trường biển này. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến
sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh
hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Ước tính nguồn
chất thải này đã tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người, trong đó có 41
ngàn ngư dân. Trường hợp của Formosa chỉ là một trong rất nhiều vụ việc đầu
độc môi trường khác xảy ra trong những năm gần đây. Thêm vào đó, mức độ
tăng trưởng của nên kinh tế đi song song với sự bùng nổ số lượng phương tiện
giao thông phục vụ mục đích đi lại, vận chuyển. Khi nền kinh tế mở rộng, đi lên,
nhu cầu đi lại, chuyên chở hàng hóa của người dân càng cao hơn, dẫn đến việc
lượng phương tiện gia tăng đột biến. Ở Việt Nam hiện nay, lượng phương tiện
tham gia giao thông vốn đã ở mức khổng lồ, hơn nữa lại ngày càng gia tăng, đặc
biệt là xe máy. Sự gia tăng ồ ạt, chóng mặt phương tiện giao thông là nguyên
nhân chính gây ra tình trạng ách tắc giao thông, và nguy hiểm hơn thế là tình
trạng ô nhiễm không khi ở các thành phố lớn. Lượng khí thải độc hại như CO2,
CO, NO từ hàng triệu cỗ máy di động ấy đang ngày ngày lấp đầy bầu không khí
bao quanh chúng ta. Đáng lưu ý, ở nước ta, đa số phương tiện giao thông cá
nhân sử dụng nhiên liệu chính là xăng và dầu diesel, hiếm dùng nhiên liệu sạch
nên áp lực lên môi trường không khí hết sức nặng nề. Hậu quả tất yếu xảy ra là
con người sẽ mắc rất nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp do hít phải
khói bụi ô nhiễm hằng ngày.Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường chủ yếu
bắt nguồn từ số lượng khổng lồ các phương tiện giao thông, mà nguyên nhân
xâu xa là từ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, bảo vệ môi trường cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế.Nếu chúng ta chỉ chú ý đến việc bảo vệ, giữ gìn môi trường thì
nền kinh tế sẽ rất khó phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam chưa đủ

11
khả năng nhập khẩu toàn bộ tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu sản xuất
trong nước, thì việc hạn chế khai thác nguồn tài nguyên sẵn có là không khả thi.
Nếu không xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất để phục vụ sản
xuất hàng hóa cũ và mới, kinh tế nước ta sẽ mãi chậm phát triển, chỉ phụ thuộc
vào nông nghiệp. Do vậy, đặt bảo vệ môi trường cao hơn hẳn so với tăng trưởng
kinh tế sẽ mang lại những hậu quả nhất định, ảnh hưởng đến trình độ phát triển
của một quốc gia.

Nói tóm lại, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái không
chỉ có tác động tích cực, mà còn có ảnh hưởng tiêu cực, theo hai chiều, qua lại
lẫn nhau. Đó chính là mối liên hệ giữa hai vấn đề này. Điều này phù hợp với
nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.

4. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tăng cường quan hệ
thương mại song phương với các nước trên thế giới, tham gia tích cực vào các tổ
chức quốc tế. Để hàng Việt Nam có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh với các
nước khác chúng ta cần:

 Khuyến khích sử dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng
lượng, nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
 Bắt buộc các nhà máy mối đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng
và vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thoát nước, xử lí nước thải công
nghiệp trước khi thải ra môi trường.
 Tổ chức và quản lý kịp thời đúng quy cách các loại chất thải rắn công
nghiệp, chất thải y tế và các loại chất thải khác.
 Thực hiện chủ chương xanh hoá đô thị và khu công nghiệp, xây dựng
hành lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.

12
 Tăng cường vai trò của nhà nước trong khâu thẩm định, kiểm tra các mặt
hàng nhập khẩu vào nước ta như máy móc, thiết bị vật tư, nguyên vật liệu,
các giống mới…

Ngoài ra để đảm bảo sự phát triển bền vững nhà nước của chúng ta cần:

 Có chính sách ưu đãi đối với những hộ nhận khoán rừng.


 Có hình phạt nặng hơn nữa đối với những kẻ chặt phá rừng trái phép.
 Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật.
 Khai thác gỗ hợp lí. Cán bộ kiểm lâm có chức vụ và quyền hạn cao hơn
nữa để công tác kiểm lâm được chặt chẽ hơn, ngoài ra cán bộ kiểm lâm
cần có những chính sách ưu đãi hơn.
 Khai thác dầu hợp lí. Bảo vệ nguồn sinh vật biển, đặc biệt là những loại
quý hiếm.
 Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

13
KẾT LUẬN

Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải đi từ mục tiêu
cơ bản nhất của mọi sự phát triển xã hội đó là phát triển để cải thiện nâng cao
chất lượng cuộc sống và vì sự sống trường tồn bền vững. Đây là vấn đề quan
trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay cũng
như về lâu dài. Tất cả các bài học kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình quy
hoạch phát triển trước đây cần phải được vận dụng triệt để cho quá trình phát
triển của tương lai sao cho tránh được những hậu quả có thể xảy ra và đảm bảo
hiệu quả cao nhất cho quá trình phát triển kinh tế. Chúng ta bảo vệ môi trường
không phải nhằm mục đích hạn chế quá trình phát triển kinh tế mà nhằm mục
đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình phát triển tất yếu này, đồng
thời nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Do đó, bảo
vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế có sự thống nhất.Có phát triển mới có kinh
phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ môi trường và có bảo vệ môi trường mới đảm
bảo sự phát triển lâu dài và ổn định.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mac – Lenin, 2010

Nhà xuất bản Lao động, Giáo trình Nguyên lí kinh tế vĩ mô, 2014

Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Một vài giải pháp môi trường cho các cơ
sở sản xuất vừa và nhỏ, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 7, 2001

15

You might also like