You are on page 1of 7

Câu 1:

Thực chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng
trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ không thể tách rời
giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng - đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp
biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn
phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa
duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về
chất. Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng
trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương
pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách
mạng trong triết học do C.Mác thực hiện.
Thứ hai, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng
trong triết học do C.Mác thực hiện.
Thứ ba, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người.
Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân
loại tiến bộ.
Thứ tư, với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể.
Ý nghĩa:
Một là, với tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta phải thấy rằng, triết học
Mác - Lênin là một hệ thống mở chứ không phải là hệ thống khép kín; nó đòi hỏi luôn phải
được bổ sung, hoàn thiện, phát triển. Đối với phương pháp biện chứng duy vật, không có gì
là bất biến. Bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không bao giờ tự coi lý luận của
các ông là “bất khả xâm phạm”, là khép kín, là chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trái lại, các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đòi hỏi những người cộng sản sau này phải
biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin sao cho phù hợp
với điều kiện thực tiễn và phải biết bổ sung, hoàn thiện, phát triển chúng.
Hai là, sự ra đời của triết học Mác gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phong trào công nhân
những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX. Bản thân triết học Mác cũng gắn bó hữu cơ với thực
tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân.
Ba là, ngay từ khi mới ra đời, triết học Mác đã gắn bó hữu cơ với các khoa học cụ thể. Do
vậy, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, triết học Mác - Lênin
không thể không được bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận của mình. Như vậy, có thể
khẳng định lại rằng, hơn một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, kể từ khi cuộc cách mạng trong triết
học được C.Mác thực hiện, ý nghĩa của cuộc cách mạng này vẫn giữ nguyên tính thời sự và
tính thực tiễn cho việc phát triển triết học Mác - Lênin trong thời đại hiện nay.

Câu 2:
Khái niệm về mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy
định và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà
vận động lại là phương thức tồn tại của vật chất, là một tất yếu khách quan, do đó mối
liên hệ cũng là một tất yếu khách quan.

 Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy.
 Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể
hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.

Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng: Các sự vật; hiện tượng trong thế giới
vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì thế, khi nghiên cứu các
sự vật, hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.

 Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những loại mối liên hệ sau:
chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ
yếu, không gian và thời gian, v.v.. Sự phân loại này là tương đối, vì mối liên hệ
chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.

Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của
thế giới khách quan. Còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu
của các ngành khoa học cụ thể.

Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện,
phải tránh cách xem xét phiến diện.

 Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác
động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối
liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
 Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên
hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ
yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên
hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
 Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng
ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý
tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải
biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất
nước ta; mặt khác, phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng
quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.

Câu 3:

 Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội:


Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội
ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó (cơ sở hạ
tầng) thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc
thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống, một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp,
trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng.
Lực lượng sản xuất – là quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất - là nền
tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Xét đến cùng, lực lượng sản xuất
quyết định sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Bản thân các lực
lượng sản xuất không phải là sản phẩm riêng của một thời đại nào mà là sản phẩm của cả
một quá trình phát triển liên tục từ thấp lên cao qua các thời đại, là sự tiếp biến không
ngừng của lịch sử.
Quan hệ sản xuất - quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất - là những quan
hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác, không có những mối
quan hệ đó thì không thành xã hội và không có quy luật xã hội. Quan hệ sản xuất là tiêu
chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác.
Những quan hệ sản xuất là bộ xương của cơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng và trên đó
dựng lên một kiến trúc thượng tầng tương ứng mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy
trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Ngoài các quan hệ cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng,
trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội còn có những quan hệ dân tộc, gia đình,..
- Sự phát triển của các hình thái kinh tế–xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.
C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch
sử tự nhiên” (C.Mác, Tư bản, quyển 1, T.1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1973, tr.20).
Hình thái kinh tế-xã hội được xem như là một cơ thể, một hệ thống hoàn chỉnh luôn luôn
vận động và phát triển. Đó là hệ thống các quan hệ xã hội, bao gồm những quan hệ vật
chất và quan hệ tư tưởng. Quan hệ tư tưởng được xây dựng trên những quan hệ vật chất-
quan hệ hình thành ngoài ý chí và ý thức của con người, như một kết quả của sự hoạt
động của con người để đảm bảo sự sinh tồn của mình.
Học thuyết hình thái kinh tế–xã hội cho phép đi sâu vào bản chất của quá trình lịch sử,
hiểu được logic khách quan của quá trình đó, nhìn thấy sự phát triển của xã hội loài người
như là một quá trình lịch sử tự nhiên, một quá trình diễn ra nhiều mặt và chứa đầy mâu
thuẫn, quá trình vận động hợp với quy luật khách quan. Đó là những quy luật nội tại, tự
thân trong cấu trúc của hình thái kinh tế-xã hội, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế-xã hội
khác nhau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có
những quy luật riêng của nó khi nó phát sinh, phát triển và chuyển sang một hính thái
khác cao hơn. Đồng thời cũng khẳng định đến sự tồn tại của những quy luật phản ánh
những đặc điểm chung của mọi hình thái kinh tế-xã hội, những quy luật phổ biến phát
huy tác dụng trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử, trong tất cả các hình thái
kinh tế-xã hội.
Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế-
xã hội, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản

Câu 1:
Tài khoản 511 dùng để phản ánh kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một
kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên Nợ:  
 Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong
kỳ
 Kết chuyển doanh thu trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có:
 Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

Cách hạch toán: (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

 Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:
+ Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131, 111, 112…

Có TK 5111

Có TK 333

+ Giá vốn:

Nợ TK 632

Có TK 155, 156…

 Khi doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng:
Nợ TK 511

Nợ TK 333

Có TK 131,111,112…

 Doanh nghiệp nhận hàng bán bị trả lại từ khách hàng:


+ Ghi giảm doanh thu:

Nợ TK 511

Nợ TK 333

Có TK 131, 111, 112

+ Ghi giảm giá vốn:

Nợ TK 156, 155,…

Có TK 632

 Doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
+ Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131:

Có TK 511: Theo giá bán trả ngay 1 lần

Có TK 333:
Có TK 3387: Phần chênh lệch giữa giá bán trả góp so với giá bán trả ngay 1 lần.

+ Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632

Có TK 155, 156…

+ Cuối mỗi kỳ, kết chuyển doanh thu chưa thực hiện:

Nợ TK 3387

Có TK 515

+ Khi nhận được tiền trả góp mỗi kỳ, ghi nhận:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ sang tài
khoản xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 511

Có TK 911

Ví dụ:

Tại doanh nghiệp thương mại X, hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng phát sinh một số nghiệp vụ sau:

1. Ngày 2/3
Xuất kho bán 50 chiếc hàng A giá xuất kho 4.000.000đ/chiếc.

– Giá bán chưa có thuế:          4.300.000đ/chiếc

– Thuế GTGT 10%:

– Tiền bán hàng thu bằng tiền mặt nhập quỹ đủ

2. Ngày 20/3 nhận được giấy báo của công ty N cho biết khi kiểm nhận phát hiện 250 kg hàng E sai
hợp đồng nên từ chối trả lại và chấp nhận thanh toán theo số hàng đúng hợp đồng.

3. Ngày 28/3
Cơ sở đại lý thanh toán bằng toàn bộ lô hàng nhận bán ngày 15 bằng tiền mặt (đã trừ hoa hồng).
Bài giải

1.

 Nợ TK 111:       236.500.000


 Có TK 511:       215.000.000  = 4.300.000 x 50
 Có TK 333          21.500.000
 Nợ TK 632       200.000.000
 Có TK 156       200.000.000

2.

Nợ TK 131:          316.800.000

Có TK 511:             4.000 x 72.000 = 288.000.000

Có TK 333:             28.800.000

Nợ TK 632:          256.000.000

Có TK 157:          256.000.000

3.

Nợ TK 111       242.000.000

Có TK 511:      220.000.000

Có TK 333:        22.000.000

Nợ TK 641:          6.600.000

Nợ TK 133:             660.000

Có TK 111:           7.260.000

You might also like