You are on page 1of 16

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.................................4

1. Phép biện chứng là gì?..................................................................................4

2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến...............................................................5

3. Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................7

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI........................................................................................8

1. Tăng trường kinh tế......................................................................................8

2. Môi trường sinh thái.....................................................................................9

3. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái?............................................................................................................9

4. Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái............................................................................................................10

5. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường......................................................................................13

KẾT LUẬN............................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Người ta cho rằng, môi trường và phát triển kinh tế không thể nào không mâu
thuẫn với nhau. Không một quyết định kinh tế nào mà không ảnh hưởng đến môi
trường và ngược lại. Và bài toán đang được đặt ra hiện nay là sự phát triển kinh tế

Đây là bài toán không hề đơn giản với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và lại
càng khó khăn hơn với một nước đang phát triển như nước ta. Hiện nay, vấn đề ô
nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng và song song với đó còn là sự
gia tăng mức tiêu thụ, phân hóa giàu nghèo… Do tầm quan trọng của việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta
hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận
dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái”.

2. Mục dích nghiên cứu:

Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, tôi viết bài tiểu luận này
với mong muốn mọi người sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ, toàn diện hơn
về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Từ đó có những giải
pháp để có thể phần nào giải quyết được vấn đề về môi trường – vấn đề cấp thiết
của nước ta hiện nay.

Trong phạm vi một bài tiểu luận, tôi chỉ xem xét và giải quyết một số vấn đề
sau:

 Quan hệ phép biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
 Thực trạng phát triển kinh tế với môi trường sinh thái.
 Một số giải pháp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với bảo vệ môi trường.

2
3
PHẦN NỘI DUNG
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. Phép biện chứng là gì?
Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng ở trong các
mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Và nhận thức đối tượng ở
trạng thái vận động biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự
thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của
chúng.

Như vậy, phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó
thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…”
còn có cả cái “vừa là… vừa là…”nữa, thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó
lại vừa không phải là nó, thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ
nhau lại vừa gắn bó nhau.

Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua
ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của
nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy
vật.

Hình thức thể hiện thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà
biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật hiện
tượng của vũ trụ sinh thành biến hoá trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy
nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là
kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này
được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn
thiện là Hêghen. Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân

4
loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan
trọng nhất của phép biện chứng. Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu ở tinh thần
và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng
của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.

Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được
thể hiện trong triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được
V.I.Lênin phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa
những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng nên phép biện
chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát
triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến


a. Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định với nhau giữa các
mặt trong một sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng.

Thứ nhất, liên hệ là một phạm trù triết học. Như vậy chúng ta phải hiểu liên
hệ một cách khái quát nhất bao gồm tất cả các mối liên hệ trong cả tự nhiên, xã hội
và trong tư duy.

Thứ hai, liên hệ dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy định
với nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng. Một sự vật hiện tượng
luôn bao gồm các mặt, các bộ phận, chúng vừa khác nhau, độc lập với nhau, lại
vừa thống nhất với nhau, ràng buộc, quy định nhau để cùng tạo nên một chỉnh thể
sự vật, hiện tượng.

Ví dụ, xét một chỉnh thể sự vật là một cơ thể con người. Cấu tạo cơ thể con
người bao gồm 8 hệ cơ bản: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ
bài tiết, hệ cơ, hệ xương và hệ sinh dục. Mỗi hệ có một chức năng hoàn toàn khác
5
nhau, như hệ tuần hoàn giúp lưu thông máu, đưa máu đến các cơ quan thông qua
đó thực hiện quá trình trao đổi chất và trao đổi khí qua các mao mạch, hệ bài tiết
giữ vai trò bài tiết trong cơ thể - đào thải các chất cặn bã đưa ra ngoài cơ thể… Tuy
nhiên, giữa chúng cũng có những mối liên hệ thống nhất với nhau nhằm giúp cho
cơ thể con người phát triển một cách khoẻ mạnh, hệ thần kinh trong đó có bộ não
điều hành chung sự hoạt động của tất cả các cơ quan còn lại, hệ tiêu hoá thực hiện
trao đổi chất trực tiếp từ ngoài vào cơ thể, đồng thời biến đổi các chất từ dạng phức
tạp thành các dạng đơn giản giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ, nhờ đó cung cấp các chất
dinh dưỡng nuôi cơ quan khác trong đó có hệ thần kinh. Như vậy, một cơ thể khoẻ
mạnh là một cơ thể bao gồm tất cả các hệ, các cơ quan đều phát triển một cách
khoẻ mạnh, không thể thiếu đi một trong các bộ phận đó được.

Thứ ba, liên hệ còn dùng để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc, quy
định với nhau giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Thật vậy, một con người phát
triển khoẻ mạnh là nhờ sự tác động qua lại lẫn nhau của các hệ, các cơ quan trong
cơ thể, nhưng một con người không thể tồn tại một mình trên thế giới này mà
không có những mối liên hệ nào với tự nhiên, với những người khác.

Ví dụ: xét một phần trong mối liên hệ giữa con người và tự nhiên. Nhu cầu
thiết yếu nhất của con người đó là thức ăn, mà thức ăn lại do tự nhiên cung cấp,
nhưng không phải tự nhiên sẽ cung cấp cho con người thức ăn mãi mãi, cũng như
sẽ phục vụ đúng như những nhu cầu ngày càng cao của con người. Mà muốn vậy,
con người cần phải tác động vào tự nhiên để tạo ra những sản phẩm phục vụ chính
những mong muốn của mình cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên khi con
người tác động vào tự nhiên cũng có cũng có những tác động tốt giúp cải tạo tự
nhiên, có những tác động làm tổn hại đến tự nhiên và khi đó chính con người lại
chịu mọi thành quả cũng như những hậu quả do mình làm ra.

Như vậy ta có thể hiểu được phần nào nội dung cơ bản của nguyên lý mối liên
hệ phổ biến: giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng và giữa các sự vật hiện
6
tượng với nhau luôn tồn tại mối liên hệ độc lập mà thống nhất – đó là mối liên hệ
phổ biến.

b. Các tính chất của mối liên hệ

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có ba
tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.

Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi
sự vật, hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.

Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật hiện tượng nào ở
bất kỳ không gian nào, thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật hiện
tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần
nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.

Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật hiện tượng khác
nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác
nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên
hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu… Các mối liên hệ này có vị
trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật hiện tượng.

Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối
nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai
trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt
đúng mối liên hệ để có có cách tác động phù hợp nhằm đưa loại hiệu quả cao nhất
trong hoạt động của mình.

3. Ý nghĩa phương pháp luận


Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra ý nghĩa về phương
pháp luận sau:

a. Quan điểm toàn diện


7
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật hiện tượng trong
mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật
và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác, kể cả mối liên
hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng
sự vật.

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải
chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác

b. Quan điểm lịch sử toàn diện - cụ thể

Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú. sự vật hiện tượng khác nhau
không gian thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử
- cụ thể.

Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác
động vào sự vật phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể
trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm
nào đó là luận điểm khoa học trong đó điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm
khoa học trong điều kiện khác.

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ


MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1. Tăng trường kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân
trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Tuy vậy ở một số quốc gia,
mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu
người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
8
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc
độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai
đoạn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ
trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

2. Môi trường sinh thái


Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ
với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự
tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối
ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu
quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của
thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố
trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp
cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với
tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự
hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình
trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Đầu tư nhằm vào
những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ
cho thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng
phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình
hay hữu ý, con người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách
nghiêm trọng.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái?
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã
hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả
9
loài người trong quá trinh sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ
hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát
triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi
là cải tạo môi trường tự nhiên hay tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, từ đó
nâng cao ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhưng có thể
gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo từ những rác thải sinh hoạt, rác
thải công nghiệp, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, môi trường tự
nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung
cấp nguyên nhiên liệu cho quá trình sản xuất, nhưng cũng có thể gây ra thảm hoạ,
thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực, hay tạo những cản trờ
về địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết...

Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan
niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển: Lý thuyết đình chỉ phát triển là
làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng 0 hoặc mang giá trị âm để đảm bảo tài nguyên
thiên nhiên của Trái đất. Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn
chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1992 các nhà môi
trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy
trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. (Nguồn
VACNE)

4. Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái
Điều rất dễ thấy và không thể bác bỏ là: hệ thống kinh tế và hệ thống môi
trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang tính sinh
tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại.Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằng được các
mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự
10
tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Đối với các nước
đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trờ rất to lớn, đóng góp đáng
kể vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Song nếu khai thác nguồn tài nguyên này một
cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi
trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không
quan tâm bảo vệ môi trường. Dẫn đến là: ngày càng nhìn thấy rõ giới hạn của sự
tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe doạ và
phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người bị thiên nhiên xâm phạm
đến môi trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu trong sự tồn tại và
phát triển của chính con người.

Theo dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài
nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173
năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29
năm, các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ chỉ đốn hết,
trong đó, ma rừng nhiệt đới có thể hết sẵn sau 40 năm nữa. Đã có rất nhiều bài học
cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo được sự bứt phá lớn
về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song đã phải trả giá đắt về việc
làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc - quốc gia có sự phát triển thần
kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường là một ví dụ.

Trung Quốc hiện có 16 trong số 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị
tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu về năng lượng của Trung
Quốc lấy từ than đá). Ma acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện than đá
thải ra rơi trên ¼ lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng xuất nùa màng và xói mòn
mọi công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Phá rừng,
song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh tác đã biến các
vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm
miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu hecta. ¼ lãnh
11
thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước
lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị
nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Báo cáo tiên đoán lượng nước ở lưu vực 3
con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh
sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa
gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu
thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn
Độ.

Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi
trường do trăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi,
đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo
đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế
dành cho Việt Nam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh
tế mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị huỷ diệt quá nhanh. Nói cách
khác, môi trường bị huỷ diệt chính là mặt trái của tăng trưởng ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng thế giới (WB) cho
thấy: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điều tra
có tỷ lệ ô nhiễm môi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công nghiệp trọng
điểm. WB nhận định: ô nhiễm môi trường chính là thách thức chính đối với tiến
trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, trong vòng mười năm kể từ Rio-92, môi trường toàn cầu
tiếp tục bị xuống cấp, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị hủy hoại, ô nhiễm gia tăng,
nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Mỗi năm có từ 11 đến 13 triệu hecta rừng
bị xóa sổ trên bản đồ thế giới, hàng chục triệu hecta đất bị hoang mạc hóa. Tình
trạng đói nghèo trên thế giới ngày càng gia tăng trầm trọng, với 2,4 tỷ người sống
trong nghèo đói, các điều kiện xã hội, y tế không được cải thiện. Các nước nghèo,
12
các khu vực nghèo ngày càng nghèo hơn. Các nước giàu, những người giàu ngày
càng giàu lên. Khoảng cách Bắc - Nam ngày càng sâu rộng. Các nước phát triển
chỉ huy động 0,22% GNP cho ODA so với 0,7% mà Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu
gọi và được nhiều nước cam kết tại Rio-92. Tác động của toàn cầu hóa và tự do
hóa thương mại ngày càng lan rộng, bao gồm cả tác động tích cực lẫn tiêu cực.
Nhất là, gần đây đã xảy ra những diễn biến phức tạp trong đời sống chính trị thế
giới, những cuộc khủng bố lớn, trong đó có sự kiện 11-9-2001 tại Mỹ, tác động
trực tiếp và chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với quá trình phát triển bền vững của
toàn thế giới.

5. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tăng cường quan hệ
thương mại song phương với các nước trên thế giới và tiến hành thủ tục đàm phán
để gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), tham gia tích cực vào các định
chế kinh tế khu vực như ASEAN, APEC, ASEM… và đặc biệt là hiệp định thương
mại Việt - Mỹ. Để hàng Việt Nam có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh với các
nước khác chúng ta cần:

 Khuyến khích sử dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm
năng lượng, nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
 Bắt buộc các nhà máy mối đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây
dựng và vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
 Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển
công nghiệp.
 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống tiêu thoát nước, xử lí nước thải công
nghiệp trước khi thải ra môi trường.
 Tổ chức và quản lý kịp thời đúng quy cách các loại chất thải rắn công
nghiệp, chất thải y tế và các loại chất thải khác.
13
 Thực hiện chủ chương xanh hoá đô thị và khu công nghiệp, xây dựng
hành lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.
 Tăng cường vai trò của nhà nước trong khâu thẩm định, kiểm tra các
mặt hàng nhập khẩu vào nước ta như máy móc, thiết bị vật tư, nguyên vật
liệu, các giống mới…
 Cần bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo
sự phát triển bền vững.
 Các sản phẩm về nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc gây hại cho
người sử dụng cũng như cho đất trồng.

Ngoài ra để đảm bảo sự phát triển bền vững nhà nước, chúng ta cần:

 Có chính sách ưu đãi đối với những hộ nhận khoán rừng.


 Có hình phạt nặng hơn nữa đối với những kẻ chặt phá rừng trái phép.
 Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật.
 Khai thác gỗ hợp lí.
 Cán bộ kiểm lâm có chức vụ và quyền hạn cao hơn nữa để công tác
kiểm lâm được chặt chẽ hơn, ngoài ra cán bộ kiểm lâm cần có những chính
sách ưu đãi hơn.
 Khai thác dầu hợp lí.
 Bảo vệ nguồn sinh vật biển, đặc biệt là những loại quý hiếm.
 Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

14
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải đi từ mục tiêu cơ
bản nhất của mọi sự phát triển xã hội đó là phát triển để cải thiện nâng cao chất
lượng cuộc sống và vì sự sống trường tồn bền vững. Đây là vấn đề quan trọng
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay cũng như về lâu
dài. Tất cả các bài học kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình quy hoạch phát triển
trước đây cần phải được vận dụng triệt để cho quá trình phát triển của tương lai sao
cho tránh được những hậu quả có thể xảy ra và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá
trình phát triển kinh tế. Chúng ta bảo vệ môi trường không phải nhằm mục đích
hạn chế quá trình phát triển kinh tế mà nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế
cao hơn cho quá trình phát triển tất yếu này, đồng thời nhằm bảo vệ chất lượng
cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Do đó, bảo vệ môi trường và tăng trưởng
kinh tế có sự thống nhất.Có phát triển mới có kinh phí đầy đủ dành cho việc bảo vệ
môi trường và có bảo vệ môi trường mới đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Triết học Mac – Lênin.
 PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển,
Nxb CTQG, H, 2006, tr.89-90.
 Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số 39, ngày 29-9-2007, tr.58-59, Tạp chí
ban tuyên giáo.
 Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Một vài giải pháp môi trường
cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 7, 2001.
 G.s Lê Quý An, Du lịch và môi trường, Tạp chí Du lịch, số 12, 1999.
 Nguyễn Anh, Hội thảo khoa học về môi trường chuyên ngành mỏ,
luyện kim, hóa chất, Tạp chí Công nghiệp, số 19, 1999.
 Lê Minh Đức, Bảo vệ môi trường và vấn đề phát triển bền vững ở
Việt Nam, Con số và sự kiện, số 12, 1999.
 T.s Nguyễn Đắc Huy, Đinh Đức Tường, Nguyễn Mỹ Hoàng, Một vài
suy nghĩ về quản lý môi trường trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam,
Tạp chí Chuyên đề Môi trường kinh tế, 2001.
 Th.s Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Đặng Thị Thu Hoài, Hội nhập kinh tế
thế giới và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Chuyên đề môi trường
kinh tế, 2001.
 Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững,
Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 6, 2002.

16

You might also like