You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THUYẾT TRÌNH TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN: NÊN HAY KHÔNG NÊN?

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: GV. Trương Phi Long

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Khánh Duy - 21510801779

Nguyễn Dương Nhật Hạ - 21510801781

Nguyễn Diệp Hân - 21510801782

Lê Thị Xuân Hương - 21510801790

Nông Bảo Khang - 21510801796

Tô Nguyễn Yến Ngọc - 2151080181

Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

1. KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:


2. NỘI DUNG HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT :
2.1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
2.1.1 Khái niệm:
2.1.2. Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
2.1.3. Tính chất của mối liên hệ:
2.1.4. Ý nghĩa của phương pháp luận:
2.2 NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN :
2.2.1. Khái niệm:
2.2.2. Nội dung:
2.2.3. Tính chất :
2.2.4. Ý nghĩa của phương pháp luận:
3. VẤN ĐỀ LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN: NÊN HAY KHÔNG NÊN?
3.1. LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN
3.1.1. Hiện trạng làm thêm của các sinh viên hiện nay:
3.1.2. Nguyên nhân học sinh, sinh viên hiện nay có xu hướng đi làm thêm:
3.1.3. Những mặt bất lợi trong việc làm thêm của sinh viên:
3.2 VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ VÀO VẤN ĐỀ LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN
3.2.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
3.2.2. Vận dụng nguyên lý về lịch sử cụ thể
3.2.3. Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
3.2.4. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
1. KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:
- Ăng ghen định nghĩa “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn học về những quy luật phổ
biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên của xã hội loài người và của tư duy”.
- Đặc điểm: phép luận biện chứng duy vật hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới
quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng.
- Vai trò: phép biện chứng duy vật đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tự phát đến tự
giác tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc đề ra các nguyên
tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là trạng thái tồn tại có tính quy luật phổ
biến nhất của sự vật hiện tượng trong thế giới.

2. NỘI DUNG HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT :
2.1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:

2.1.1 Khái niệm:


- “Liên hệ”: là quan hệ giữa hai đối tượng nếu có sự thay đổi của một đối tượng trong số
chúng nhất định sẽ làm đối tượng kia thay đổi.
- “Mối liên hệ”: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc
giữa các đối tượng với nhau.
- “Mối liên hệ phổ biến”: Mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật,
hiện tượng của thế giới, chúng là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật.

2.1.2. Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:


Quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong
mối liên hệ qua lại với nhau, quy định, thâm nhập lẫn nhau, chuyển hóa, không
tách biệt nhau. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là tính thống nhất vật
chất của thế giới. Theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là
những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.

3
2.1.3. Tính chất của mối liên hệ:
- Một là, tính khách quan của mối liên hệ. Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện
tượng vật chất với nhau; giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần và
giữa những hiện tượng tinh thần với nhau. Nhưng suy cho cùng các mối liên hệ đó là sự
quy định, tác động qua lại, chuyển hóa ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện
tượng.
- Hai là tính phổ biến của mối liên hệ. Bất kỳ ở đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều
có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự
vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ không chỉ diễn ra ở mọi
sự vật, hiện tượng mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật
hiện tượng.
- Ba là tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ. Có mối liên hệ về không gian và thời
gian giữa các sự vật hiện tượng; mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong lĩnh
vực rộng lớn của thế giới, mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự
vật hiện tượng cụ thể; mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ tất nhiên,
mối liên hệ ngẫu nhiên,... Như vậy, tồn tại vô vàn mối liên hệ chằng chịt với những
vai trò khác nhau quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
VD: Ví dụ như các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng mối quan hệ giữa cá
với nước khác hoàn toàn mối quan hệ của nước với chim, thú. Cá không thể sống thiếu
nước nhưng các loài chim, thú khác không sống trong nước thường xuyên được.

2.1.4. Ý nghĩa của phương pháp luận:


Quán triệt nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và cải tạo thế giới. Với các yêu cầu:
- Thứ nhất: Để có thể nhận thức đúng đắn về đối tượng, cần đặt nó trong chỉnh thể. Tức
là xem xét đối tượng trên nhiều phương diện, xem xét đối tượng trong các mối liên hệ,
tác động qua lại giữa các đối tượng khác cũng như mối liên hệ tác động qua lại giữa các
yếu tố, bộ phận, thuộc tính của chính đối tượng.
VD: Khi nghiên cứu sự tiến bộ xã hội, phải có quan điểm toàn diện, nghĩa là xem xét
tiến bộ xã hội trong chỉnh thể với các tiêu chuẩn tiến bộ về kinh tế, về chính trị, về xã
hội, về chỉ số phát triển con người, các mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát
triển văn hóa, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường,...

4
- Thứ hai: Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, cần xem xét một cách
có trọng tâm. Tức là, phải từ trong hệ thống các yếu tố, các mối liên hệ của đối tượng
rút ra các yếu tố, mối liên hệ bản chất, cái có ý nghĩa quyết định đến sự vận động,
phát triển của đối tượng.
VD: Trong chủ trương đổi mới toàn diện đất nước được thông qua tại Đại hội VI, Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã
hội là khâu đột phá, đổi mới kinh tế là trọng tâm của toàn bộ sự nghiệp đổi mới.

- Thứ ba: Cần xem xét toàn bộ đối tượng trên cơ sở liên kết mối liên hệ bản chất với
tất cả các mối liên hệ khác, kể cả các mối liên hệ trung gian, gián tiếp. Nghiên cứu cả
những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và nhận định cả tương lai
của nó.
VD: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công
cụ, lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước giữ ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng,
điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khắc phục các khuyết điểm của cơ
chế thị trường. Đồng thời, đảng Cộng sản Việt Nam không phủ nhận vai trò quan trọng
của các thành phần kinh tế khác, mà chủ trương tạo điều kiện phát triển nhiều hình thức
nhằm huy động mọi nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp phát triển nền kinh tế: kinh tế tập
thể, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài …

- Thứ tư: Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng chỉ xem xét dàn trải,
không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các
mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp
ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
Đồng thời, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật chúng ta cần xem
xét đối tượng trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Và để cải tạo
được sự vật thì con người cần biến đổi những mối quan hệ nội tại của sự vật cũng như
những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Vậy cần sử dụng đồng bộ
nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau nhằm thay đổi những mối liên hệ tương ứng.

5
2.2 NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN :

2.2.1. Khái niệm:


- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà
chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên mới gọi là phát triển, nếu thoát ly chung thì
không thể có phát triển.
- Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên đề cập đến sự
phát triển có giá trị tích cực.
VD: Quá trình phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều loại công nghệ
hiện đại ra đời thay thế cho những công nghệ đã dần lạc hậu: chẳng hạn như điện thoại
thông minh nhiều đời ra đời thay thế cho loại điện thoại có bàn phím ngày trước hay
còn biết đến với tên gọi là "cục gạch".

2.2.2. Nội dung:


- Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật,
hiện tượng. Phát triển ở đây là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng là sự tuần hoàn
lặp đi lặp lại mà không có sự thay đổi về chất. Không có sự ra đời của sự vật, hiện
tượng mới.
- Quan điểm biện chứng khẳng định sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình
tiến lên thông qua bước nhảy. Sự vật, hiện tượng cũ mất đi và sự vật, hiện tượng mới
ra đời và thay thế.

2.2.3. Tính chất :

- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân của sự vật,
hiện tượng. Không chịu tác động từ bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thích, ý muốn
chủ quan của con người.

Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con
người nhưng nó vẫn phát triển.

6
- Tính phổ biến: Sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy.
Ví dụ:
+ Trong tự nhiên: các con vật có thể phát triển nhờ ăn uống và ở môi trường sống
thuận lợi
+ Trong xã hội: Một xã hội từ thời kỳ sơ khai có thể phát triển thành một quốc gia
hiện đại. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn như hình thành, phát triển, thay đổi và
cuối cùng là sự thịnh vượng.
+ Trong tư duy: Một ý tưởng ban đầu có thể phát triển thành một lý thuyết hoàn
chỉnh. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn như hình thành ý tưởng, phát triển ý
tưởng, thử nghiệm và cuối cùng là chấp nhận lý thuyết.

- Tính kế thừa: Sự vật, hiện tượng mới ra đời không phủ định tuyệt đối, phủ định sạch
trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ mà thay vào đó là gạt
bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại, chọn lọc, cải tạo
những yếu tố tích cực thích hợp để phát triển cái mới. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ
chính sự vật, hiện tượng cũ, không phải ra đời từ hư vô. Tính kế thừa là tất yếu và khách
quan, đảm bảo cho sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là liên tục không
ngừng.

Ví dụ: Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa những
yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn thích hợp với hoàn
cảnh mới.

- Tính đa dạng, phong phú: Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau.
Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời
gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó.

Ví dụ: Cùng học một thầy cô nhưng cách suy nghĩ, sự phát triển của mỗi học sinh là
khác nhau.

7
2.2.4. Ý nghĩa của phương pháp luận:

Muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tuân thủ
theo nguyên tắc phát triển:

- Khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát triển xu hướng biến đổi
của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh
hướng ở tương lai.
- Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất,
hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để kìm
hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển đó.
- Sớm phát triển và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển,
chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
- Trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố
tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

3. VẤN ĐỀ LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN: NÊN HAY KHÔNG NÊN?

3.1. LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN

3.1.1. Hiện trạng làm thêm của các sinh viên hiện nay:
- Theo thống kê năm 2022, độ tuổi lao động phổ biến nhất ở nước ta là từ 18 đến 23 tuổi,
phần lớn sinh viên theo học các khóa học chính quy, đại học và trung cấp tại các trường
học trên cả nước. Cứ 10 sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước
thì có 8 người làm những công việc phụ.
- Theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022 của Tổng cục
Thống kê, số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ
Quốc gia về việc làm trong năm 2022 là 191.438 người, trong đó có 19.000 ( 9,92% )
sinh viên và học sinh được hỗ trợ việc làm. Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài trong năm 2022 theo hợp đồng là 45.373 người, trong đó có 3.000 ( 6,61% ) sinh
viên được hỗ trợ du học và làm việc

8
- Bản thống kê khảo sát tình trạng làm thêm của 500 sinh viên nam/nữ từ 18 đến 22 tuổi
tháng 9 năm 2015 tại Việt Nam của Q&Me

Theo biểu đồ trên ta thấy hiện nay phần trăm sinh viên đã và đang đi làm thêm chiếm
khoảng 57%. Trong đó việc làm phổ biến nhất là bồi bàn và làm gia sư đối với cả nam
lẫn nữ.

3.1.2. Nguyên nhân học sinh, sinh viên hiện nay có xu hướng đi làm thêm:

- Kiếm thêm thu nhập: Đi làm thêm giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải cho
học tập và sinh hoạt hàng ngày.
- Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm: Sinh viên có thể tích lũy thêm kiến thức, kinh
nghiệm cho bản thân để gia tăng kiến thức cho bản thân.
- Trải nghiệm thực tế: Đi làm thêm giúp sinh viên trải nghiệm thực tế nhiều hơn.
- Phát triển kỹ năng: Đi làm thêm giúp phát triển nhiều kỹ năng quan trọng như quản lý
thời gian, tư duy sáng tạo, giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm.
- Áp dụng kiến thức học được: Đi làm thêm giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức
học được trong trường vào công việc thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng chuyên môn và
phát triển sự tự tin.
- Mở rộng mối quan hệ: Đi làm thêm giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ, tiếp xúc với
nhiều người và nhiều việc hơn.
- Quản lý thời gian: Đi làm thêm giúp sinh viên rèn luyện khả năng quản lý thời gian và
sắp xếp, tổ chức công việc.

9
3.1.3. Những mặt bất lợi trong việc làm thêm của sinh viên:

- Áp lực từ công việc: Việc làm thêm có thể tạo ra áp lực từ công việc, quản lý, và khách
hàng. Đôi khi các sinh viên còn bị bóc lột sức lao động.
- Sức khỏe: Việc làm thêm có thể khiến sinh viên mệt mỏi và không có đủ thời gian để
nghỉ ngơi, dẫn đến sức khỏe bị suy giảm. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, điều này
có thể gây ra các bệnh lý
- Học tập: Khi sức khỏe không được đảm bảo, việc học tập cũng sẽ không đạt được kết
quả như mong đợi. Ngoài ra, nếu sinh viên không sắp xếp được thời gian hợp lý giữa
việc làm thêm và việc học hoặc quá đam mê kiếm tiền từ việc làm thêm, điều này có thể
dẫn đến việc bỏ bê học hành.
- Bị lừa đảo: đa số sinh viên đi làm thêm đều có ít kinh nghiệm trong việc phân tích
thông tin dẫn đến nhiều sinh viên bị lừa về tiền bạc, thời gian và công sức,...

3.2 VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ VÀO VẤN ĐỀ LÀM THÊM TRONG SINH
VIÊN

3.2.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể


- Khái niệm:
+ Nguyên tắc lịch sử cụ thể là một quan điểm khoa học về mối liên hệ phổ biến và về
sự phát triển. Nó là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về mối
liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới.
- Đặc điểm:
+ Đặc trưng cơ bản của nguyên tắc này là xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng trong điều kiện, môi trường cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ
thể.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình tồn tại trong hiện thực đều được tạo thành từ
những yếu tố, bộ phận khác nhau; có muôn vàn sự tương tác (mối liên hệ, quan
hệ) với nhau và với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau. Qua đó, nó bộc
lộ ra thành những đặc điểm tính chất không giống nhau.
+ Thêm vào đó, mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình đều tồn tại trong tiến trình phát
sinh, phát triển và diệt vong của chính mình. Quá trình này thể hiện một cách cụ thể

10
bao gồm mọi sự thay đổi và phát triển diễn ra trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau, tương tác với những sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau, trong những
không gian và theo những thời gian không như nhau. Nghiên cứu sự vật, hiện
tượng trong sự vận động, phát triển của từng giai đoạn cụ thể và phân tích tình
hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và thực tiễn là yếu tố quan trọng trong
nội dung nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
- Ý nghĩa phương pháp luận:

Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể là cần thấy các mối liên
hệ, sự biến đổi chúng theo thời gian, cũng như trong không gian tồn tại khác nhau của
mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.

+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải nhận thức được sự vận động, làm cho sự vật
hiện tượng xuất hiện, phát triển; những giai đoạn cụ thể đã trải qua trong quá trình
phát triển, từ đó giải thích được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu, đặc
trưng chất và lượng vốn có của sự vật, hiện tượng.
+ Nguyên tắc còn yêu cầu chỉ ra các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng; sự vật hiện tượng mới là sự kế tục sự vật hiện tượng cũ
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối liên
hệ cụ thể của chúng. Việc này cho phép nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật, hiện
tượng trong quá trình hình thành và phát triển, từ đó định hướng đúng cho hoạt động
thực tiễn của con người. Đối với việc nghiên cứu quá trình nhận thức, nguyên tắc đòi
hỏi tính đến sự phụ thuộc của quá trình trình đó vào trình độ phát triển của xã hội,
sản xuất và các thành tựu khoa học trước đó.

3.2.2. Vận dụng nguyên lý về lịch sử cụ thể


- Theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Trong khoảng thời gian học tại trường của
sinh viên chỉ từ 3 đến 7 năm thì vào từng thời điểm các sự vật, sự việc cụ thể như câu
lạc bộ, việc làm thêm,.. sẽ có mỗi ảnh hưởng tác động khác nhau với sinh viên đó. Có
thể năm nhất sinh viên cần phải học những kiến thức căn bản ở trường để có nền tảng
tốt sau này hoặc tham gia các câu lạc bộ để có những trải nghiệm của môi trường trường
đại học thì việc làm thêm có thể sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng học tập cũng như thời
gian biểu của bản thân sinh viên, vào thời điểm này thì mối quan hệ của việc học, câu

11
lạc bộ sẽ có mâu thuẫn với việc làm thêm. Nhưng khi vào năm 3 năm 4 thì là lúc sinh
viên đã nắm được căn bản của chuyên ngành mình học, có được kha khá trải nghiệm tại
môi trường đại học và cần kinh nghiệm làm thêm để có thể chuẩn bị cho công việc
tương lai sau khi ra trường. Lúc này đây làm thêm sẽ giúp ích cho sinh viên trong tài
chính, kinh nghiệm trải nghiệm, … Và là yếu tố tạo nên sự phát triển tốt cho chính sinh
viên đó. Vì vậy khi quyết định làm thêm sinh viên phải suy xét thật kĩ về tính lịch sử cụ
thể của việc làm thêm với bản thân để đưa ra cái quan trọng nhất mà mình cần làm lúc
này là gì. Đối với sinh viên hiện tại thì việc học là quan trọng nhất, sau đó đến các yếu
tố phụ như làm thêm, vui chơi, yêu đương,...

3.2.3. Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, sinh viên có thể nhận ra rằng việc làm thêm
của mình không phải là một sự vật, hiện tượng biệt lập, mà có liên hệ, ràng buộc và tác
động lẫn nhau với nhiều sự vật, hiện tượng khác trong thế giới. Việc làm thêm của sinh
viên có liên hệ với nhu cầu kinh tế của bản thân và gia đình, với thị trường lao động và
nền kinh tế xã hội, với quá trình học tập và phát triển bản thân, với sức khỏe và an toàn
của mình, với môi trường sống và làm việc, với các mối quan hệ xã hội và tư duy, v.v.
- Dựa trên quan điểm toàn diện giúp sinh viên không chọn việc đi làm thêm theo một
góc nhìn phiến diện, một chiều chẳng hạn như kiếm thêm tiền sinh hoạt, mở rộng các
mối quan hệ, trải nghiệm cuộc sống ,... mà phải có một góc nhìn khách quan hơn về vấn
đề như mối liên hệ giữa việc học và làm thêm, sức khỏe và làm thêm, thời gian cá nhân
và làm thêm,... để có thể có một quyết định tối ưu nhất cho bản thân mình.
- Ví dụ :
Mối liên hệ giữa việc làm thêm và thị trường nền kinh tế xã hội nói chung và tài
chính gia đình nói riêng

Ví dụ 1: Sinh viên làm thêm trong ngành nhà hàng và ảnh hưởng đến thị trường nền
kinh tế và tài chính gia đình:

+ Với thị trường nền kinh tế xã hội:

12
● Tăng cường nguồn lao động: Sinh viên làm thêm trong ngành nhà hàng có thể giúp
giảm áp lực cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và giữ chân nguồn nhân lực, đặc
biệt là trong các khu vực có nhu cầu cao như thị trường ẩm thực đô thị.
● Tăng cường hoạt động kinh tế: Sự gia tăng về nguồn thu nhập từ lao động sinh viên
có thể tăng cường hoạt động tiêu dùng, từ việc ăn uống đến mua sắm, giúp kích thích
tăng trưởng trong thị trường địa phương.
+ Với tài chính gia đình:
● Thu nhập bổ sung: Việc sinh viên làm thêm hỗ trợ thu nhập cho gia đình giảm áp lực
tài chính cho gia đình đặc biệt là các gia đình có nhiều người phụ thuộc. Điều này có
thể giúp giảm áp lực tài chính, đặc biệt là khi phải chi trả chi phí học tập.
● Tăng cường khả năng tự chủ tài chính: Sinh viên có thu nhập từ công việc làm thêm
có thể trở nên độc lập tài chính hơn có thể tự chi trả một vài khoản chi tiêu.
● Tạo cơ hội đầu tư và tiết kiệm: Một số sinh viên có thể sử dụng thu nhập từ làm thêm
để đầu tư hoặc tiết kiệm, có thể xây dựng cơ sở tài chính cho tương lai, có thể là việc
đầu tư vào học vụ, khởi nghiệp cá nhân, hay tiết kiệm cho mục tiêu lâu dài.

Mối liên hệ giữa việc làm thêm và quá trình phát triển bản thân sinh viên (sức
khỏe, kiến thức, tư duy, mối quan hệ xã hội,..)

Ví dụ 2: Sinh viên làm thêm trong lĩnh vực kinh doanh tại một cửa hàng thời trang

+ Phát triển kiến thức và kĩ năng chuyên môn


● Thực hành trong lĩnh vực học tập: Sinh viên sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được
trong lớp học vào thực tế tại cửa hàng thời trang. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về
quy trình kinh doanh, quản lý hàng tồn kho, và tương tác với khách hàng.
● Phát triển kỹ năng bán hàng và giao tiếp: Việc làm thêm giúp sinh viên rèn luyện kỹ
năng bán hàng và giao tiếp, tương tác với đồng đội, quản lý, và khách hàng, khả năng
giải quyết vấn đề.
+ Phát triển tư duy và khả năng quản lý thời gian:
● Quản lý thời gian: Sinh viên phải phát triển kỹ năng quản lý thời gian để duy trì cả
hiệu suất học tập và công việc.
● Tư duy về quyết định: Sự cân nhắc giữa việc làm và học cũng giúp sinh viên phát
triển tư duy về quyết định. Họ cần đưa ra những quyết định chiến lược về việc sử

13
dụng thời gian và năng lượng của mình để đạt được cả hai mục tiêu.
+ Phát triển mối quan hệ xã hội và sự tự lập
● Xây dựng mạng lưới: Làm thêm mang lại cơ hội để sinh viên gặp gỡ và tương tác với
nhiều người để có thể xây dựng mạng lưới xã hội, một yếu tố quan trọng trong sự
phát triển cá nhân và sự nghiệp.
● Tự lập tài chính: Việc có thu nhập từ việc làm thêm giúp sinh viên trở nên tự lập tài
chính. Đồng thời học cách quản lý nguồn thu nhập của mình.
+ Tác động đến sức khỏe và phúc lợi:
● Quản lý stress: Việc kết hợp giữa học và làm thêm có thể gây ra áp lực và stress.
Sinh viên cần học cách quản lý stress, điều này có thể bao gồm việc tạo ra lịch trình
linh hoạt và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.
● Kiểm soát sức khỏe: Sự bận rộn có thể ảnh hưởng đến thời gian ngủ và lối sống lành
mạnh. Sinh viên cần đảm bảo họ vẫn giữ được lối sống lành mạnh bằng cách quản lý
thời gian và tạo ra các thói quen sống tích cực

3.2.4. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển

- Theo nguyên lý phát triển, mọi hiện tượng đều không ổn định và không cố định, mà
luôn biến đổi và phát triển theo những giai đoạn và bước nhảy. Sinh viên có thể nhận ra
rằng việc làm thêm của mình không phải luôn bình ổn và bất biến, mà là một quá trình
vận động và phát triển, có sự thay đổi, biến đổi và tiến hóa theo thời gian. Trong bối
cảnh hiện nay, khi kinh tế thị trường và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu
cầu lao động và cạnh tranh việc làm cũng ngày càng cao. Điều này đòi hỏi sinh viên
không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn phải có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng thực
hành. Việc đi làm thêm có thể là một cơ hội để sinh viên học hỏi và nâng cao những kỹ
năng này, và chuẩn bị cho sự nghiệp sau khi tốt nghiệp.
- Ví dụ:

Sinh viên làm thêm trong lĩnh vực Dịch vụ Khách hàng và Công nghệ Thông tin (IT)

+ Giao tiếp hiệu quả: Khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng và đồng đội là quan
trọng và giúp họ tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và hiệu quả trong làm

14
việc nhóm. Trong thời đại hiện nay, sự tương tác qua các kênh trực tuyến như email,
chat, và cuộc họp video được sử dụng phổ biến và phát triển mạnh mẽ.
+ Giao tiếp đa văn bản: Với sự phổ biến của các kênh trực tuyến, sinh viên cần phải
phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn bản, từ việc viết email chuyên nghiệp đến việc
tham gia vào các diễn đàn và thảo luận trực tuyến. Trong quá trình làm thêm, kỹ
năng này sẽ được cải thiện nhiều hơn.
+ Hiểu biết về Công nghệ Thông tin (IT): Sinh viên có kiến thức cơ bản về Công nghệ
Thông tin, đặc biệt là những công nghệ liên quan đến lĩnh vực Dịch vụ Khách hàng.
Điều này giúp họ làm việc một cách hiệu quả với các hệ thống và công cụ kỹ thuật,
như hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và các ứng dụng hỗ trợ.
+ Nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ kỹ thuật: Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ
đòi hỏi sinh viên phải liên tục nâng cao kỹ năng sử dụng các công cụ và ứng dụng
mới. Việc này giúp họ thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và làm việc hiệu
quả với công nghệ mới.
+ Tư duy sáng tạo trong giải quyết vấn đề: Sinh viên cần phát triển khả năng tư duy
sáng tạo để đưa ra giải pháp độc đáo và hiệu quả cho các vấn đề khách hàng. Để trở
nên nổi bật trong môi trường công việc cạnh tranh và đóng góp vào sự đổi mới trong
lĩnh vực Dịch vụ Khách hàng.
+ Giải quyết vấn đề hiệu quả: Sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề là quan trọng. Sinh
viên cần phải phát triển khả năng phân tích tình huống, xác định vấn đề, và áp dụng
phương pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
+ Kỹ năng Học tập và Tự phát triển:
● Tinh thần học tập liên tục: Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi sinh viên
phải duy trì tinh thần học tập liên tục. Việc này bao gồm việc đọc sách, tham gia
khóa học trực tuyến, và theo dõi xu hướng ngành nghề để không bị lạc hậu.
● Tự quản lý sự phát triển cá nhân: Sinh viên cần phải tự quản lý sự phát triển cá nhân
của mình. Điều này bao gồm việc đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch hóa và đánh giá định
kỳ về tiến độ của bản thân, và tìm kiếm cơ hội để mở rộng kỹ năng và kiến thức.

15
4. KẾT LUẬN

- Kết luận, sinh viên có nên đi làm thêm không là một câu hỏi không có câu trả lời đúng
sai, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sinh viên cần phải xem xét những mặt
tích cực và tiêu cực của việc đi làm thêm, và sử dụng các nguyên lý của phép biện
chứng duy vật để giải thích và giải quyết những mâu thuẫn và thay đổi mà họ gặp phải.
Việc đi làm thêm có thể là một lựa chọn hữu ích cho sinh viên, nhưng cũng cần phải cẩn
thận và có trách nhiệm. Nhờ áp dụng nguyên lý của phép biện chứng duy vật ( nguyên
lý về mối quan hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển và nguyên lý lịch sử cụ thể ),
sinh viên phải có có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và khoa học về việc làm thêm của
mình, từ đó có thể đưa ra những quyết định và hành động phù hợp với hoàn cảnh và
mục tiêu của mình.
- Ví dụ: sinh viên có thể chọn một công việc làm thêm phù hợp với khả năng, sở thích và
ngành học của mình, có thể cân bằng được thời gian giữa học tập và làm việc, có thể
bảo đảm được sức khỏe và an toàn, có thể học hỏi được kinh nghiệm và kỹ năng, có thể
mở rộng được mối quan hệ và tư duy, v.v.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Việc làm thêm của giới trẻ Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu thị trường | Q&Me (qandme.net)
2. Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay - Seoul Academy
3. Tìm hiểu thực trạng sinh viên làm thêm hiện nay (studentloanhelpinfo.com)
4. Thống Kê Số Liệu Thống Kê Sinh Viên Đi Làm Thêm Của Sinh Viên Học Viện Ngân Hàng
– Website WP (cunhanlienket.com)
5. Sinh viên Đại học: Lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm - JobsGO Blog
6. Những ảnh hưởng khi sinh viên đi làm thêm - Du Học Việc Làm (duhoc-vieclam.com)
7. Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022 – General Statistics
Office of Vietnam (gso.gov.vn)
8. World Bank Document
9. Thống kê số liệu lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội (molisa.gov.vn)
10. Giáo trình Triết học Mác - Lênin của Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật
11. Hỏi - đáp môn triết học Mác - Lênin của Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật

17
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

TT Họ và tên MSSV Nội dung công việc


1 Nguyễn Khánh Duy 21510801779 Soạn nội dung
2 Nguyễn Dương Nhật Hạ 21510801781 Soạn nội dung
3 Nguyễn Diệp Hân 21510801782 Tổng hợp nội dung, Layout
4 Lê Thị Xuân Hương 21510801790 Tổng hợp nội dung, Thuyết trình
5 Nông Bảo Khang 21510801796 Soạn nội dung
6 Tô Nguyễn Yến Ngọc 21510801814 Tổng hợp nội dung

18

You might also like