You are on page 1of 3

16.Mối liên hệ có các tính chất khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú.

(Đúng)
- Tính khách quan: mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua
các mối liên hệ vốn có của nó.
- Tính phổ biến: mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng; giữa các mặt của sự vật hiện tượng; trong tự nhiên, xã hội và tư duy
đều có vô vàn các mối liên hệ.
- Tính đa dạng phong phú: mọi sự vật hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở
những đk khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.
Không gian thời gian khác nhau thì mối liên hệ cũng khác nhau.
17.Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới. (Đúng)
18.Sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ mang tính khách quan và phổ biến. (Sai)
Phát triển có tính khách quan, phổ biến, kế thừa, đa dạng phong phú:
- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật hiện tượng do các quy luật khách quan chi
phối mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đậu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sv, ht, mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái
mới xuất hiện
- Tính phong phú đa dạng: quá trình phát triển của sự vật hiện tượng không hoàn toàn giống nhau ở những không gian và thời
gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
VD: Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa
hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại.
- Tính kế thừa: sự vật hiện tượng mới ra đời ko thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu
hình đối với sự vật hiện tượng cũ. sự vật hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích
hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời của sự vật hiện tượng cũ.
19.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần quán triệt quan
điểm toàn diện. (Sai)
Sai. Ngoài quán triệt quan điểm toàn diện còn cần Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
Để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện môi trường
hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó, tức là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm
sau đây: hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển
chủ yếu nào, đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào, trong tương lai nó
sẽ trở thành như thế nào.
Ví dụ: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại
hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2 => mối quan hệ cộng sinh. Nhưng vào buổi tối- thời gian thay đổi, hoàn cảnh thay đổi, cây
hấp thụ O2 và thả ra CO2 => động vật không thể hô hấp => mối quan hệ triệt tiêu.
Nội dung mối liên hệ: mối liên hệ làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau giữa các SVHT, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn
nhau giữa các mặt của sự vật hiện tượng.
20.Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, con người cần tôn trọng nguyên tắc khách quan và phát
huy tính năng động, sáng tạo của ý thức. (Sai)
1/Tôn trọng nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức là ý nghĩa phương pháp luận của mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức.
- Theo V.I. Lênin, “vật chất là một phạm trù triết học dùng chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ta rút ra ý nghĩa của phương pháp luận:
+ Tôn trọng nguyên tắc khách quan, chống lại chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chỉ, chủ nghĩa duy vật tầm thường,
chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan
+ Phát huy tính năng động sáng tạo, chống lại sự thụ động, tính ý lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ
Ví dụ: Một bạn A rất muốn học tiếng anh nhưng không đủ điều kiện kinh tế (khách quan), vậy nếu muốn tiếp tục cải thiện trình
độ tiếng anh của mình, A sẽ tự tìm những phương pháp tự học hiệu quả, phù hợp với bản thân như khi áp dụng phương pháp
học pomodoro, học 25p, nghỉ 5p, lặp lại 4 lần thì A sẽ thay đổi học 50p, nghỉ 5p và áp dụng thêm phương pháp lặp lại ngắt
quãng nghỉ (tính năng động, sáng tạo)
2/Để quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển, con người cần tuân thủ theo quan điểm toàn diện, quan điểm
phát triển và nguyên tắc lịch sử-cụ thể.
Ý nghĩa phương pháp luận quan điểm toàn diện được rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến:
- Nhận thức sv trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật
khác
- Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật hiện tượng
- Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem
xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Cần tránh phiến diện siêu hình và triết trung ngụy biện
Ý nghĩa phương pháp luận quan điểm phát triển được rút ra từ nguyên lý phát triển:
- Khi xem xét sự vật hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vđ, biến đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng
biến đổi
- Nhận thức sự vật hiện tượng trong tính biện chứng để thấy đc tính quanh co, phức tạp của sự phát triển
- Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến
- Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới
Từ hai nguyên lý mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển ta có nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Để nắm được bản chất
của đối tượng cần xem xét sự hình thành tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện môi trường hoàn cảnh vừa trong quá
trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó, tức là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng
nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, đứng trên
quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào, trong tương lai nó sẽ trở thành như thế
nào.
21.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm
phát triển. (Sai - thiếu)
Trên cơ sở ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ:
Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi
Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng or giữa các đối tượng với nhau
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
- Các sự vật hiện tượng làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau
- Giữa các mặt của sự vật hiện tượng có sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi con người trong nhận thức và thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện.
Quán triệt quan điểm toàn diện:
- Nhận thức sv trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự
vật khác
- Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật hiện tượng
- Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật
xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Cần tránh phiến diện siêu hình và triết trung ngụy biện
Con người cần quán triệt nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
Để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện môi trường
hoàn cảnh vừa trong q trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó, tức là xem xét mỗi v đề theo quan điểm sau
đây: 1 hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử ntn, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn pt chủ yếu nào, đứng
trên q điểm của sự pt đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành ntn, trong tương lai nó sẽ trở thành ntn
Ví dụ: Áp dụng nguyên tắc toàn diện vào việc học tập của sinh viên. Cụ thể là đặt sự học vào các mối liên hệ khác như cần học
cái gì? Phương pháp học là gì? Học lúc nào? Tri thức học được sẽ áp dụng như thế nào?... để từ đó chúng ta tiếp thu được tri
thức một cách có hiệu quả và áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Khi đọc một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ đọc suông hết văn bản đó mà còn tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác,
dụng ý tác giả viết nên tác phẩm đó muốn truyền đạt nội dung gì? Và thông qua đó ta hiểu có những suy nghĩ và bài học cho
bản thân ra sao?
22.Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất với ý thức.
(Sai)
Quan điểm toàn diện rút ra từ mối liên hệ phổ biến:
mối liên hệ làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng; tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa
các mặt của sự vật hiện tượng
mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ ko chỉ giới hạn ở cá đối tượng vc, mà đc mở rộng sang cả liên hệ
giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vc sinh ra chúng
liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi
mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng or giữa các đối tượng với nhau
Quán triệt quan điểm toàn diện:
- Nhận thức sv trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật
khác
- Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật hiện tượng
- Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem
xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Cần tránh phiến diện siêu hình và triết trung ngụy biện
Quan điểm lịch sử cụ thể rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phát triển
Nguyên lý pt theo quan điểm biện chứng: pt là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật; sự pt ko diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp thậm chí có những bước
thụt lùi; theo quan đ siêu hình: phủ nhận sự pt, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật hiện tượng; pt chỉ là sự tăng or giảm về
mặt lượng, ko có sự thay đổi về chất, ko có sự ra đời của sự vật hiện tượng mới
Quan điểm Ls cụ thể:
- Để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện môi trường
hoàn cảnh vừa trong q trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của q trình đó, tức là xem xét mỗi v đề theo quan điểm sau
đây: 1 hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử ntn, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn pt chủ yếu nào, đứng
trên q điểm của sự pt đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành ntn, trong tương lai nó sẽ trở thành ntn
Ví dụ: Để trồng cây cam, chúng ta cần hạt giống và đất, chúng ta phải tưới nước, bón phân cho nó. Trong khi đó, cây cam
muốn sống và phát triển tốt thì nó cần thực hiện quá trình quang hợp, tiếp xúc với anh nắng mặt trời, nó hấp thụ khí CO2 và
thải khí O2. Nếu như không có những điều kiện kết, hạt giống sẽ không bao giờ nảy mầm. Có thể thấy rằng giữa hạt giống và
môi trường xung quanh có mối liên hệ
23. Sự phát triển và mối liên hệ của sự vật, hiện tượng có những tính chất cơ bản giống nhau. (sai)
Mối liên hệ:
- Tính khách quan: mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người, con người chỉ nhận thức được sv thông
qua những mối liên hệ vốn có của nó
- Phổ biến: mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng giữa các mặt của sự vật hiện tượng trong tự nhiên , xh và tư duy đều có vô
vàn các mối liên hệ
- Đa dạng pp: mọi sự vật hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện
khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau; không gian thời gian khác nhau thì mối liên hệ cũng khác nhau
Sự phát triển:
- Khách quan : nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật hiện tượng do các quy luật khách quan chi phối
mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sv, ht, mọi q trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới
xuất hiện
- Tính phong phú đa dạng: q trình phát triển của sự vật hiện tượng không hoàn toàn giống nhau ở những không gian và thời
gian khác nhau; chịu sự tác động of nhiều yếu tố và lịch sử cụ thể
- Kế thừa: svht mới ra đời không là sự phủ định tuyệt đối mà còn giữ lại có chọn lọc các yếu tố còn phù hợp
24.Yêu cầu của quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển là giống nhau. (Sai)
25.Quy luật có những tính chất cơ bản giống với mối liên hệ và sự phát triển của sự vật, hiện tượng. (Đúng)
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, bản chất, tất nhiên và lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố,các thuộc tính
bên trong mỗi sự vật hiện tượng giữa sv, ht với nhau. Do đó quy luật có các tính chất nổi bật là tính phổ biến vốn có ở các giai
đoạn vận động và đa dạng vì có thể chia các quy luật thành 3 nhóm: riêng, chung, đơn nhất và trong từng quy luật lại có
những sự phân chia khác nhau.
Các mối liên hệ có tính phổ biến vì bất kì nơi đâu trong tự nhiên, xã hội, tư duy đề có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ
vị trí, vai trò khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật hiện tượng. Tính đa dạng phong phú: mỗi sự vật, hiện
tượng, quá trình quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau; một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau, chúng
giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển sự vật, hiện tượng hiện tượng đó.
Sự phát triển cũng có tính phổ biến vì sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình và giai đoạn
của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện. Tính đa dạng phong phú vì quá trình phát triển sự vật hiện tượng không hoàn toàn
giống nhau, ở nhũng không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố và điều kiện kinh tế lịch sử cụ thể.
Vd:
- Về quy luật: Con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết đi
- Về mối liên hệ: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 ᴠà nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của
thực vật lại hấp thụ khí CO2 ᴠà nhả ra khí O2
- Về sự phát triển: Quá trình thaу thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức trong хã hội của loài người: từ hình thức tổ chức
хã hội thị tộc, bộ lạc còn ѕơ khai thời nguуên thuỷ lên các hình thức tổ chức хã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân
tộc…

You might also like