You are on page 1of 7

THUYẾT TRÌNH TƯ TƯỞNG MÁC – LÊNIN

Nội dung: 2 NGUYÊN LÝ & 2 PHẠM TRÙ CƠ BẢN


CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Người soạn nội dung: Lê Thị Thanh Trà

 Hai nguyên lý về của phép biện chứng duy vật:


+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+ Nguyên lý về sự phát triển

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

I. Định nghĩa:

- “ Nguyên lý”: là thuật ngữ đa nghĩa khá bất định có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp cổ
αρχή (La Tinh principium) với nghĩa đen là “đầu tiên nhất”. Vậy, nguyên lý là những
khởi điểm (điểm xuất phát đầu tiên) hay những luận điểm cơ bản nhất có tính chất
tổng quát của một học thuyết chi phối sự vận hành của tất cả các đối tượng thuộc lĩnh
vực quan tâm nghiên cứu của nó.
=> “ Nguyên lý triết học”: là những luận điểm – định đề khái quát nhất được hình
thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy; rồi đến lượt mình chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy
lý tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp... phục vụ cho
các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

II. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:


1. Khái niệm

- “ Liên hệ”: Là sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của đối tượng đó
phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các đối tượng khác.
- “ Mối liên hệ”: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ,
quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc
giữa các đối tượng với nhau.
VD: Mối liên hệ của con người với tự nhiên, con người với xã hội; mối liên hệ giữa
các bộ phận trong cơ thể người.

~ “ Cô lập” ( ≠ “ Liên hệ”): Là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối
tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.

Liên hệ và cô lập hoàn toàn không có nghĩa là, một số đối tượng luôn liên hệ, còn
những đối tượng khác lại chỉ cô lập. Trong các trường hợp liên hệ xét ở trên vẫn có
sự cô lập, cũng như ở các trường hợp cô lập vẫn có mối liên hệ qua lại.
=> Trong thế giới mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với
nhau.
=> Liên hệ và cô lập thống nhất với nhau.
Nội dung nguyên lý “ Mối liên hệ phổ biến”: Quan điểm biện chứng duy vật cho
rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy
định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, chứ không hề tách biệt nhau.
VD: Mối liên hệ giữa cái riêng – chung, nguyên nhân – kết quả.

Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ đó là tính thống nhất vật chất của thế
giới; theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại
khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.

2. Tính chất

* Tính khách quan:


- Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là cái vốn có.
- Mối liên hệ tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ.
VD: Mối liên hệ giữa sinh vật cụ thể với quy luật sinh học: sinh ra – trưởng thành –
già cõi – chết đi -> Cái vốn có của sinh vật đó, không thể tách rời -> Con người
không tự sáng tạo ra mối liên hệ đó mà chỉ có thể nhận thức, vận dụng.

* Tính phổ biến:

- Không có sự vật, hiện tượng, quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập.
- Sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng là một hệ thống mở, có mối liên hệ với hệ
thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
VD: Không gian và thời gian; quá khứ, hiện tại và tương lai có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, ảnh hưởng nhau, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
* Tính đa dạng, phong phú:

- Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau; một sự vật,
hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau, chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với
sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó; một mối liên hệ trong những điều
kiện hoàn cảnh khác nhau thì tính chất, vai trò cũng khác nhau.
VD: Mối liên hệ giữa cây xanh và nước: Tùy loại cây mà nhu cầu về nước cũng khác
nhau ( cây cần nhiều, cây cần vừa, cây cần ít).
Mối liên hệ phổ biến được chia thành nhiều dạng:
+ Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và gián tiếp.
+ Mối liên hệ phổ biến bản chất và hiện tượng.
+ Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và thứ yếu.
+ Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và ngẫu nhiên.

3. Ý nghĩa

- Khi xem xét sự vật, hiện tượng thì phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối
liên hệ của chỉnh thể đó.
VD: Khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt như: trí tuệ, thể lực,
phẩm chất, mối quan hệ với thầy cô và bạn bè…., các mặt này có mối liên hệ tác
động qua lại với nhau. Phải có cái nhìn bao quát về chỉnh thể đó mới có thể
đánh giá sinh viên như thế nào.

+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như
vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều
thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
VD: Sau khi làm bài tập nhóm thì các thành viên trong nhóm sẽ đánh giá toàn
diện những ưu điểm của nhóm, cũng như đánh giá những mặt hạn chế trong quá
trình làm việc, tìm những nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế đó và giải
pháp khắc phục. Từ đó, mọi người mới có thể nắm rõ và làm việc tốt hơn.

+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và
với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián
tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên

You might also like