You are on page 1of 3

Lê Thị Diễm Quỳnh MSSV: 4459010297 Mã LHP: 211113029915

Triết học Mác-Lênin


Phần tự luận:
Đề bài: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện? Ý nghĩa phương pháp luận của quan
điểm toàn diện và liên hệ vào hoạt động thực tiễn của bản thân.
Bài làm:
1. Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
- Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện: là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến.
a) Khái niệm
- Khái niệm “liên hệ”: Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau,
qua đó thể hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những
đối tượng thực tồn.
- Khái niệm “mối liên hệ”: Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một
hiện tượng trong thế giới.
VD: Trồng cây xanh thì con người có không khí sạch để thở.
- Khái niệm “mối liên hệ phổ biến” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng
buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một
đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
VD: Trong tư duy con người có những mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
b) Tính chất của các mối liên hệ phổ biến
+ Tính khách quan: mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người;
con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
VD: Mối liên hệ cây xanh-cơ thể sống con người; mối liên hệ người với người (để có
quần áo chúng ta mặc cần có hàng vạn các mối liên hệ đúc kết ra sản phẩm đó: người
sản xuất vải -> người mua vải để may quần áo -> trao đổi sản phẩm thông qua buôn
bán).
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn
ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra
đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
VD: Gói hút ẩm trong các gói bánh có mối liên hệ với môi trường bên ngoài; trong tư
duy con người luôn có mầm non-cấp 1-cấp 2-cấp 3,...
+ Tính đa dạng, phong phú: các sự vật, hiện tượng đa dạng phong phú trên các mối
liên hệ của các sự vật, hiện tượng, các mặt của sự vật được thể hiện ở mối liên hệ trong-

1
Lê Thị Diễm Quỳnh MSSV: 4459010297 Mã LHP: 211113029915

ngoài, mối liên hệ tất yếu-ngẫu nhiên,... => mối liên hệ của mỗi sự vật, hiện tượng
trong mỗi lĩnh vực khác nhau có đặc điểm, vị trí, vai trò khác nhau.
VD: Cô T vừa là mẹ trong mối liên hệ gia đình, là giáo viên trong mối liên hệ công
việc, là người cùng câu lạc bộ trong mối liên hệ xã hội,...
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên tắc toàn diện yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng:
1) Trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc
tính cùng các mối liên hệ của chúng.
2) Trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.
3) Trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận
động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của
nó.
4) Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện nhưng nó cũng xa lạ với
cách xem xét dàn trải, liệt kê chung chung. Nó đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần
nhuyễn “ chính sách dàn đều” với (chính sách có trọng điểm). Quan điểm toàn
diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và chủ nghĩa ngụy biện.
VD: Để đánh giá phẩm chất năng lực của một con người ta cần xem xét người đó
trong mọi mối quan hệ khác nhau, trong các hoàn cảnh, tình huống khác nhau, trong
sự thay đổi của cả một quá trình.
Ngoài ra còn có, nguyên tắc lịch sử-cụ thể yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong
những mối liên hệ cụ thể, có tính đến lịch sử hình thành, tồn tại, dự báo xu hướng
phát triển của sự vật hiện tượng. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là không gian,
thời gian với vận động của vật chất, là quan niệm chân lý là cụ thể và chính nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến.
VD: Khi tham gia giao thông, đèn đỏ phải dừng lại nhưng trường hợp nếu ta chở một
người đang đến bệnh viện cấp cứu thì ta sẽ được ưu tiên, công an sẽ không phạt trong
trường hợp này.
3. Liên hệ vào hoạt động thực tiễn của bản thân
- Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy, chắc chắn mọi người đều có những ấn tượng về ngoại
hình, tính cách về bạn ấy. Nhưng nếu gặp người nào đó một vài lần mà đã đánh giá
là người xấu hay tốt, thân thiện hay khó tính thì cách đánh giá này là rất phiến diện,
chủ quan trái với quan điểm toàn diện làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm.
=> Vì vậy, muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài, nhìn
nhận họ trên mọi phương diện, ở từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau.
- Trong học tập:

2
Lê Thị Diễm Quỳnh MSSV: 4459010297 Mã LHP: 211113029915

+ Xác định mục tiêu, thái độ học tập nghiêm túc thì sẽ đem lại một kết quả tốt. Việc
vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể trong học tập sẽ giúp định hướng học
tập sâu hơn và cao hơn.
+ Khi có dấu hiệu giảm sút trong học tập, điểm không được cao phải biết tìm nguyên
nhân từ đâu. Do lười học, không chú ý nghe giảng, không làm bài tập,... từ đó chúng
ta sẽ tìm ra được hướng giải quyết đúng đắn.
+ Biết khiêm tốn, luôn cố gắng trau dồi thêm, học hỏi thêm nhiều thứ xung quanh.
+ Ngoài học trau dồi kiến thức cần phải rèn luyện thêm về đạo đức, nhân phẩm.

You might also like