You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN


HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Ngày kiểm tra: 18/12/2021

Họ và tên sinh viên: Phan Trần Ngọc Hân


Mã số sinh viên: 2121008364 Mã đề: 3

Mã lớp sinh viên: 2111101113413


Bài làm gồm:…..trang

Điểm Cán bộ chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu hỏi:
Anh/ Chị hãy phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Từ việc
nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, anh/chị hãy:
-Vận dụng phân tích một vấn đề cụ thể trong thực tiễn đổi mới ở Việt Nam.
-Cho biết sự vận dụng vào hoạt động thực tiễn của bản thân như thế nào?
Trả lời:
 Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
o Khái niệm:
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ sự
quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Trong khi
cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể hiện các thuộc tính
và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những đối tượng thực tồn. Sự
thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các thuộc tính của nó thay đổi, và
trong một số trường hợp có thể còn làm nó biến mất, chuyển hóa thành đối tượng
khác. Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào
các tương tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ rằng, đối tượng có liên hệ
với các đối tượng khác.

1
Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong
thực tế đều tác động đến nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tách biệt hoàn
toàn với các sự vật, hiện tượng khác. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ
biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự
vật hiện tượng xãy ra trong thế giới.
o Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
-Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến: Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện
tượng luôn có mối liên hệ với nhau, dù nhiều dù ít. Điều này là khách quan, tồn tại
độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức
và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình, giải quyết các
mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và bản thân con
người. Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là do thế giới vật chất có tính khách
quan. Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể, nhưng
thống nhất với nhau ở tính vật chất. Có điểm chung ở tính vật chất tức là chúng có
mối liên hệ với nhau về mặt bản chất một cách khách quan.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hóa - dị
hóa); mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên
thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con
người,... đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của con người.
-Tính phổ biến của các mối liên hệ: không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá
trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
Chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự
vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những
diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các
mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Trong tự nhiên cây xanh có mối liên hệ với môi trường ( không khí, nhiệt
độ…), còn có mối liên hệ với con người ( con người chăm sóc cây xanh, chặt phá
rừng…)
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng
đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp,
cơ bản và không cơ bản...) chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát
triển của sự vật đó; đồng thời, mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú
khác nhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau...
Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong
những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng. Tính vô hạn của thế
giới, cũng như tính vô lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể giải thích được
trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng các mối liên hệ có hình thức, vai
trò khác nhau.

2
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau; do
vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.
 Vận dụng phân tích một vấn đề cụ thể trong thực tiễn đổi mới ở Việt Nam:
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam xác định đổi mới
toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…),
mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về CNXH.
+Về xã hội: giải quyết tốt mối liên hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức tạo
thành mối liên hệ công nông trí thức.
+Về chính trị: đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống, chức năng, tránh chồng
chéo, tạo sự đồng bộ giữa đảng và nhà nước.
+Về tư tưởng: với ba bộ phận chủ yếu: văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công
nghệ. Nó phải có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo
được coi là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên không phải đổi mới tất cả các lĩnh vực
ngay cùng một lúc (như thế sẽ không đủ lực để thực hiện) mà phải xác định đổi mới
có trọng tâm, trọng điểm.
+Về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục…. Đảng xác định đổi mới kinh tế là trước
hết; đổi mới giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trên cơ sở
phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ ngoại lực.
Một điều cần lưu ý nữa là trong cả nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phê phán
quan điểm phiến diện, một chiều. Đặc biệt, cần tích cực chống lại chủ nghĩa chiết
trung (mục đích là kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, hoặc ý
định của bọn xấu là muốn kết hợp chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán). Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra từ tổng số những mối liên hệ và quan
hệ của thế giới khách quan thành những mối liên hệ chủ yếu, cơ bản của sự vật, hiện
tượng trong tính lịch sử - cụ thể của nó và thuật ngụy biện (lập luận chủ quan, đánh
tráo mối liên hệ không cơ bản, không quan trọng với mối liên hệ cơ bản, quan
trọng). Để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của
từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng cũng phân tích tình hình cụ thể của
đất nước và bối cảnh quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn, thời kỳ và trong khi thực
hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với
diễn biến của hoàn cảnh cụ thể. Đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định: “Xét trên
tổng thể, Đảng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong
việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó
thì không có mọi sự đổi mới khác”.
 Vận dụng vào hoạt động thực tiễn của bản thân:
-Từ những phân tích về các quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể cũng như
các tính chất, ý nghĩa của phương pháp luận trong mối liện hệ phổ biến đã góp phần
vào việc định hướng các hoạt động nhận thức và các hoạt động thực tiễn để cải tạo
nhận thức, cải tạo chính bản thân chúng ta. Nhưng để có thể thực hiện được chúng
thì mỗi chúng ta cần nắm chắc được các cơ sở lý luận của chúng và rồi biết vận
dụng chúng một cách sáng tạo trong các hoạt động của mình. Và đối với bản thân
em khi vẫn còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường vẫn có thể vận dụng các
nguyên tắc phương pháp luận đó vào cuộc sống trong học tập để phần nào cải thiện
chính bản thân em nói riêng và toàn xã hội nói chung.

3
-Bản thân em là một tân sinh viên của trường, khi mới nhập học quen các bạn mới
nhưng chỉ được nhìn nhau, giao tiếp qua Internet thì đa số em sẽ ấn tượng đầu tiên
về ngoại hình của bạn đó, nhưng nếu chỉ mới nhìn như vậy mà đã đánh giá bạn này
tốt hay xấu, dễ tính hay khó tính..cách nhìn này là phiến diện, trái ngược với quan
điểm toàn diện. Vì vậy chúng ta nên nhìn nhận, đánh giá sự vật sự việc qua nhiều
phía, nhiều mặt để có thể hiểu được bản chất thật sự của sự vật, sự việc, chúng ta
không thể nhìn một hai lần mà đã đánh giá phẩm chất đạo đức của một người, hay
mới bước chân vào môi trường mới này đã vội đánh giá nó là không hợp với mình,
phải quan sát từ nhiều phiến và có lẽ phải cần một thời gian tiếp xúc lâu dài, nhìn
nhận ở nhiều phương diện, ở từng thời điểm cũng như từng hoàn cảnh khác nhau thì
mới có thể đưa ra đánh giá chính xác.
-Trong xã hội thì quan điểm toàn diện cũng như quan điểm lịch sử cụ thể cũng giúp
bản thân em có một cái nhìn đúng đắn hơn với một sự vật sự việc nào đó, không chỉ
như vậy từ đây còn có thể giúp em có cách cư xử chuẩn mực với xã hội trong từng
hoàn cảnh khác nhau, biết thế nào là đối nhân xử thế, ví dụ như đối với các bậc bề
trên là ông bà cha mẹ... thì chúng ta phải cư xử thật lễ phép kính trọng, còn với bạn
bè thì lại cư xử thoải mái hơn, hành động thân thiện hơn. Tuy nhiên không nên xem
xét thái độ cư xử trong không gian như vậy mà chúng ta còn phải biết vận dụng cả
trong thời gian, như một người nào đó có lẽ là trong quá khứ người đó không tốt,
trộm cướp hay nghiện ngập ... nhưng hiện tại người đó lại sửa đổi, quay đầu hướng
hiện thì chúng ta phải biết thông cảm và chấp nhận sự quay đầu hướng thiện của
người đó, tùy vào thời gian hay điều kiện hoàn cảnh mà bản chất của một con người
có thể sẽ thay đổi vì vậy phải có một cái nhìn mới và chính xác hơn. Từ đây chúng
ta có thể vận dụng để cư xử cho đúng với các mối quan hệ khác ngoài xã hội nữa.
Giá trị của một con người phải xem xét trong nhiều mặt nhiều mối quan hệ, từng
thời điểm điều kiện hoàn cảnh khác nhau mới có thể đánh giá chính xác được.
-Không chỉ như vậy, trong công việc học tập thì các quan điểm nguyên lý này cũng
giúp ích cho em được rất nhiều. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ
thể giúp em có cái nhìn tổng quan hơn về việc học, có thể xác định được đúng mục
tiêu, kế hoạch lập ra và có thái độ đúng đắn, định hướng học tập sâu hơn cao hơn để
đạt kết quả cao nhất trong việc học. Chẳng hạn như em có thể vận dụng các quy luật
này để học tập các môn, từ cách học Toán em vẫn có thể vận dụng vào để học Kinh
tế vi mô, hay ngược lại. Cũng có khi là bây giờ môn Toán đối em là rất khó, nhưng
nếu có sự cố gắng, biết cách học cách vận dụng thì sau này sẽ cải thiện hơn. Tuy
nhiên quá trình thực hiện nó lại hơi khó khăn, cho nên bản thân em phải biết phân
tích kĩ càng, xem xét thấu đấu các mặt của việc học một các toàn diện, cụ thể nhất
cũng như phải phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau để rồi từ đó có thể
đưa ra một quyết định sáng suốt nhất. Và như Lê-nin đã từng nói “Học, học nữa,
học mãi.”hay Bác Hồ từng nói “Học đi đôi với hành”, cho nên học tập là suốt đời,
cho dù trong hoàn cảnh như nào thì ta cũng phải luôn học hỏi trao dồi nhiều kiến
thức và biết cách ứng dụng nó vào đời sống để có thể trở thành một người toàn diện
vừa có đức lẫn tài, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển hơn, tốt đẹp
hơn.

4
5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................
............................................................................................................................................

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

6
7

You might also like