You are on page 1of 17

A.

Mở đầu
Theo ước tính của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), dự kiến
đến năm 2030, nếu chúng ta kiên trì với cách tiếp cận kinh tế tuyến tính (dựa
trên các quá trình khai thác, sản xuất, tiêu thụ và cuối cùng là thải vào môi
trường), nhu cầu sử dụng tài nguyên toàn cầu sẽ tăng gấp ba lần so với ngày
nay. Sự gia tăng nhu cầu này sẽ vượt qua khả năng cung cấp tài nguyên của
Trái đất, khiến lượng chất thải sinh ra vượt quá khả năng vận chuyển của
môi trường. Do đó, nảy sinh nhu cầu cấp thiết phải khám phá các mô hình
kinh tế hiệu quả và bền vững hơn, ưu tiên sử dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm,
bảo tồn môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sự nhạy cảm của Việt Nam đối với biến đổi khí hậu là bằng chứng cho thấy
sự chuyển hướng sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nỗ lực quan trọng
trong việc đạt được tính bền vững lâu dài. Việc sử dụng nền kinh tế tuần
hoàn, như một công cụ thiết thực, sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi bối cảnh
kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững.
Để phân tích nền kinh tế tuần hoàn 1 cách khách quan toàn diện nhất, cần
vận dụng nội dung nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc
lịch sử cụ thể. Do vậy em lựa chọn đề tài: “Vận dụng nội dung nguyên tắc
toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích
nền kinh tế tuần hoàn”
B. Nội dung
1. Nội dung nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc
lịch sử cụ thể
1.1. Nguyên tắc toàn diện
Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào cuộc sống, chúng
ta rút ra nguyên tắc toàn diện:
- Trong hoạt động nhận thức: muốn nhận thức đuợc chính xác,
đúng đắn một đối tượng nào đó, chúng ta phải xem xét đối tượng
đó, một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu
tố cấu thành của chính đối tượng đó; hai là, trong mối liên hệ qua
lại (trực tiếp và gián tiếp) của đối tượng đó với các sự vật, hiện
tượng, quá trình khác.
Đồng thời, chúng ta cần phải từ những tri thức về những mối liên
hệ nói trên, khái quát rút ra những mối liên hệ chủ yếu, cơ bản, bản
chất chi phối, quyết định sự tồn tại và phát triển của đối tượng
nghiên cứu. Về yêu cầu này, Lênin đã khẳng định: “Muốn thực sự
hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các
mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
Hon thế nữa, nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức đầy đủ
về đối tượng nhận thức, cần xem xét đối tượng đó trong mối liên
hệ với nhu cầu cuộc sống con người.
Tóm lại, để nhận thức được một cách đầy đủ, chính xác đối tượng,
chúng ta phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, phải tính đến tổng
hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác,
cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi
phạm sai lầm và cứng nhắc.
Thực hiện nguyên tắc toàn diện trong quá trình nhận thức, chúng ta
sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản: từ tri thức ban đầu về cái toàn
thể, đi đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của đối
tượng, rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của đối
tượng đó, và cuối cùng, khái quát những tri thúc này, rút ra tri thức
về những mối liên hệ cơ bản, bản chất của đối tượng nhận thức.
Cần lưu ý rằng, đòi hỏi cần nhận thức được tất cả các mối liên hệ
của đối tượng là có tính lịch sử, cụ thể.
Trên thực tế, ở mỗi thời đại, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể
nhất định, con người chỉ có thể phản ánh được một số lượng hữu
hạn những mối liên hệ của một đối tượng nhận thức nào đó. Vì thế,
tri thức đạt được về đối tượng nhận thức cũng chỉ là tương đối,
chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn. Tri thức đó sẽ dần được bổ sung, hoàn
thiện trong quá trình nhận thức lâu dài.
- Những yêu cầu của nguyên tắc toàn diện:
+ Trong hoạt động thực tiển: Khi tác động để làm biến đổi, cải tạo
đối tượng, chúng ta cần phải: Một là, chú trọng đến mọi mối liên
hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí của từng mối liên hệ đang chi
phối đối tượng, Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng
đồng bộ nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để biến đổi những
mối liên hệ đó, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất
nhiên, quan trọng... Nói cách khác, nguyên tắc toàn diên đòi hỏi
chúng ta trong hoạt động thực tiễn phải kết hợp chặt chẽ“chính
sách dàn dều” (tác động đến mọi mối liên hệ của đối tượng) với
“chính sách có trọng điểm” (tâp trung truớc hết vào những mối liên
hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng...). Ba là, nắm vững sự
chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra các biện pháp bổ
sung nhằm phát huy hay han chế sự tác động của chúng, và điều
chỉnh sự vận động, phát triển của đối tượng đúng quy luật và hợp
lợi ích của chúng ta.
+ Trong thực tế cuộc sống, thực hiện đúng nguyên tắc toàn diện sẽ
giúp chúng ta tránh được những sai lầm của tư duy phiến diện, là
cách tư duy chỉ căn cứ vào một, vài mối liên hệ, một vài thuộc tính
của đối tượng để đánh giá đối tượng, và tác động vào đối tượng
trên cơ sở đánh giá đó.
Nguyên tắc toàn diên khác vê bản chất với chủ nghĩa chiết trung và
thuật ngụy biện. Chủ nghĩa chiết trung tỏ ra chú ý nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự vật, hiện tượng nhưng xem xét bình quân và
không rút ra được các mối liên hệ cơ bản. Chủ nghĩa chiết trung
kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ và không chỉ ra
được bản chất sự vật.
Tương tự như vậy, thuật ngụy biện dường như cũng quan tâm tới
các mặt, những mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhung lại đưa cái
không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản
chất, làm rối loạn tư duy, xuyên tạc bản chất thực sự của đối tượng
nhận thúc.
Khi thực hiện nguyên tắc toàn diện để nhận thức, đánh giá một sự
vật, hiện tượng quá trình nào đó, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, mọi
đối tượng nhận thức đều phải tồn tại trong một thời gian và không
gian cụ thể nhất định, mang dấu ấn của không gian, thời gian đó.

1.2. Nguyên tắc phát triển


Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào cuộc sống, chúng ta có
nguyên tắc phát triển:
-Trong hoạt động nhận thức nguyên tắc phát triển đòi hỏi chúng ta,
khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận
động và phát triển. Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là
cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà còn phải dự báo được
khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng chuyển hóa cua nó.
Bằng tư duy khoa hoc, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo
của tất cả những biến đổi khác nhau đó.
Nguyên tắc phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì
trệ, định kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vât có
được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức
duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo
của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.
Nguyên tắc phát triển cũng đòi hỏi chúng ta trong khi khằng định
xu hướng chủ đạo trong sự vận động là phát triển, cần phải nhận
thức được rằng các sự vât, hiên tượng phát triển theo một quá trình
biện chứng đầy mâu thuẫn, phải công nhận tính quanh co, phức tạp
của quá trình phát triển như một hiện tượng phố biên, đương nhiên.
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, dánh giá khách
quan đối với mỗi buớc thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng,
không bi quan, dao động trước những quanh co, phức tạp của sự
phát triển trong thực tiễn.
- Trong hoạt động thực tiễn, nguyên tắc phát triển đòi hỏi chúng ta
phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đấy sự phát triển của sự
vật, hiện tượng. Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu,tìm ra
những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định
biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật,hiện
tượng phát triển. Việc xác định những biện pháp cũng cần cǎn cứ
vào từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng, vì sự
phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đồng thời, vì trong sự phát triển có
sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cố vũ cái mới phù hợp, tìm
cách thúc đầy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo.Đồng thời phải
tìm cách kế thừa nhũng bộ phận, thuộc tính, yếu tố còn hợp lý của
cái cũ, và kiên quyết loại bỏ những gì thuộc cái cũ mà lạc hậu, cản
trở sự phát triển, tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và
hành động.

1.3. Nguyên tắc lịch sử cụ thể

Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát


triển rút ra nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Đó chính là phương pháp biện
chứng trong hoat động nhân thức và hoat động thực tiễn. Về vấn đề này,
Ph.Ăngghen viết: “Phương pháp biện chứng là phương pháp mà điều căn
bản là nó xem xét nhũng sự vật và những phản ánh của chúng trong tư
tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc,
sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong cua chúng”. V.ILênin cũng
khằng định, để có tri thức đúng về sự vật, “bản thân sự vật phải được
xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phat triên của nó”

- Những yêu cầu của nguyên tắc lịch sử- cụ thể

Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vât, hiện
tượng trong sự vân động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó;
biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung
nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật,
hiện tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được
sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời
sống của chính nó.

Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng thông
qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những gián đoạn theo trình
tự không gian và thời gian.

Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể
theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng. Giá trị
của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận
động lịch sử phong phú và đa dang của các hình thức biểu hiện cụ thể của
sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.

Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận dông
có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.

Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những
thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất
lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan
quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn
tại hiện thời và khà nǎng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông
qua sự phủ định. Như vậy, chỉ khi tìm ra được mối liên hê giữa các trạng
thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triền của sự vật, hiện
tượng thì mới có thể giải thích được các đặc trưng về chất lượng và số
lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự của sự vật đó.

Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phài xem xét các sự vât,
hiên tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.
Thứ nǎm: Nhân thức sự vât, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về
bản chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo
thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc
trưng của sự vật, hiện tượng; Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều,
trìu tượng, không cụ thể. Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng
tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vât, hiện tượng trong cả quá trình
vận dộng, biến đổi.

2. Vận dụng nội dung nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và
nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích nền kinh tế tuần hoàn
2.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được sử dụng chính thức
đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990) . Nó được dùng để chỉ mô
hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu
vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của
nền kinh tế tuyến tính truyền thống. “Kinh tế tuần hoàn là một hệ
thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết
kế chủ động. Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu
bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng
lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc
tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết
kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh
doanh trong phạm vi của hệ thống đó” (Ellen MacArthur
Foundation, 2012). Kinh tế tuần hoàn, về bản chất, là quá trình
chuyển đổi rác thải bị loại bỏ của một ngành thành một nguồn tài
nguyên có giá trị cho một ngành khác trong các hoạt động nội bộ
của chính doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn đóng một vai trò quan
trọng trong việc nâng cao giá trị của doanh nghiệp, đồng thời hạn
chế khai thác tài nguyên, giảm chi phí liên quan đến xử lý chất thải
và giảm thiểu tác động bất lợi của ô nhiễm môi trường.
Như vậy, nền kinh tế tuần hoàn bao gồm một hệ thống khuôn khổ
mà trong đó các nguồn lực được tái sử dụng hoặc tái chế, dẫn đến
việc chuyển đổi các dòng chất thải thành đầu vào duy trì sản xuất.
Hiện tượng này đã được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa nhanh
chóng, những tác động đang diễn ra của biến đổi khí hậu, sự tiến
bộ của công nghệ và mong muốn ngày càng leo thang về tài
nguyên thiên nhiên hữu hạn.
2.2. Kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu
Các chuyên gia về kinh tế mô tả kinh tế tuần hoàn là một chu trình
sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên
liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến
môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Việc phát
triển kinh tế tuần hoàn được đánh giá là giải pháp có thể giúp các
quốc gia trên thế giới thích nghi và tiến bước theo cách thân thiện
với môi trường. Vì vậy, việc chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang kinh
tế tuần hoàn là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới,
không ngoại trừ Việt Nam.
Xét 1 cách toàn diện, ta có thể thấy 4 lý do chính dẫn tới sự chuyển
đổi này là:
(1) Sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, trong khi nguồn
nguyên liệu này ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài
nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên không thể tái tạo được;
(2) Sự phụ thuộc vào các nước khác, đặc biệt các quốc gia phụ
thuộc nước khác về nguyên liệu thô. Sự phụ thuộc này dẫn đến
căng thẳng về chính trị toàn cầu;
(3) Tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính,
đặc biệt là CO2) làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu cực đoan,
gây nên các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Sự chuyển đổi sang nền
kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng lượng bền vững sẽ
làm giảm quá trình biến đổi khí hậu;
(4) Tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và
khoa học trong lĩnh vực việc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo.
2.3. Nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn
Tổ chức Ellen Macarthur đã xác định ba nguyên tắc cơ bản mà
chính phủ các nước cùng các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cần
triển khai. Dựa vào ba nguyên tắc dưới đây, mối quan hệ giữa nền
kinh tế và vấn đề môi trường sẽ được giải quyết đáng kể:
 Giảm thiểu, loại bỏ tối đa chất thải và yếu tố gây ô nhiễm.
 Gia tăng thời hạn sử dụng cho sản phẩm cùng vòng đời của
nguyên vật liệu.
 Tái tạo lại hệ thống tự nhiên.
Ngoài ra, kinh tế tuần hoàn còn bao gồm những tính chất như:
 Ưu tiên bảo tồn, phát huy nguồn vốn tự nhiên bằng cách kiểm
soát hợp lý những loại tài nguyên không thể phục hồi (quặng,
dầu mỏ, than đá, mạch nước ngầm, khí đốt tự nhiên…). Song
song đó, nền kinh tế cân đối tận dụng những năng lượng có thể
tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, nhiệt, nhiên liệu sinh học, cây
trồng…).
 Tối ưu lợi tức của tài nguyên thu được qua quy trình tuần hoàn
sản phẩm, vật liệu một cách triệt để với kỹ thuật khoa học hiện
đại.
 Nâng cao hiệu suất cho toàn hệ thống sản xuất nhờ thiết kế cách
xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm.
Những nguyên tắc cùng tính chất này giúp nền kinh tế hạn chế phụ
thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, hạn chế phát thải của con người.
Nó đem lại lợi ích to lớn trong cuộc sống và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.

2.4. Kinh tế tuần hoàn trên thế giới


Nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu kêu gọi được sự tham gia tích
cực của các tổ chức khác nhau, bao gồm các cơ quan chính phủ, doanh
nghiệp khai thác mỏ, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người
tiêu dùng. Sự hợp tác chặt chẽ này dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận hàng
năm khoảng 600 tỷ euro, tạo ra hơn 580.000 cơ hội việc làm mới và giảm
thiểu phát thải khí nhà kính.
Ví dụ, Năm 2013, Chính phủ Hà Lan đã triển khai một loạt chương
trình và dự án nhằm biến nước này trở thành "trung tâm tuần hoàn" của
châu Âu. Đặc biệt, chương trình "Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan vào năm
2050" đưa ra tầm nhìn, định hướng lộ trình và mục tiêu cụ thể. Theo đó,
5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo
(tập trung vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại), xây dựng (tập
trung vào tái chế vật liệu xây dựng và phát triển thị trường vật liệu tái
chế) và tiêu dùng.
Với Hà Lan, mô hình kinh tế này có thể tạo ra hơn 50 nghìn việc làm,
giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong
ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu các nguồn cơ bản và tạo ra 7 tỷ
Euro cho nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ Hà Lan cũng cam kết sẽ thực
hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng
cao tri thức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, hướng đến phát triển bền
vững
Tại châu Á, Singapore cũng đã có những bước tiến đáng kể trong
việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn của mình. Singapore hiện đang xây
dựng bốn cơ sở cho phép xử lý 90% chất thải của đất nước.
Đáng chú ý, 10% chất thải còn lại đang được sử dụng để tạo ra hòn
đảo tổng hợp đầu tiên trên thế giới, Semakau. Những sáng kiến này góp
phần góp phần tạo nên danh tiếng của Singapore là một trong những
thành phố sạch nhất trên thế giới và dẫn đầu nổi tiếng về tính bền vững
môi trường.

2.5. Kinh tế tuần hoàn trên ở Việt Nam


Mô hình KTTH đã có ở Việt Nam từ cách đây 20 năm với những định
danh khác. Đó là mô hình VAT (Vườn – Ao – Chuồng), một mô hình
chúng ta áp dụng khá thành công. Ngoài ra, các khái niệm “khu công
nghiệp sinh thái – ecological industrial zone”, “sản xuất sạch hơn –
Cleaner production”, “Không phát thải – zero emission”, tái chế, tái sử
dụng, tái sản xuất – một phần của KTTH – cũng được đề cập nhiều trong
thời gian qua.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy đến nay đã có gần 400 doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động triển khai theo kinh tế tuần hoàn. Thông
qua các hoạt động này, các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đã đạt được
ý thức cao và tích cực áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn nhằm
giảm thiểu mức độ phát sinh chất thải, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng
và nước, từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh
nghiệp và đơn vị sản xuất đã từng bước thực hiện đầy đủ các quy định
pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường.

Bộ Công Thương gần đây đã thực hiện các biện pháp chủ động để triển
khai nhiều mô hình mẫu mực khác nhau trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn
tập trung vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và hiệu quả. Các mô hình
này bao gồm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sử dụng thí điểm
các dạng năng lượng thay thế và mô hình hộ gia đình tiết kiệm năng
lượng; Áp dụng mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở công nghiệp;
Xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình trình diễn thành công về
sử dụng năng lượng thay thế trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tại
nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước; Phát triển, triển khai nhân rộng các
mô hình trình diễn hộ gia đình sử dụng các dạng năng lượng tái tạo (như
mặt trời, khí sinh học…) tại chỗ quy mô công nghiệp.
Hơn nữa, một phong trào quy mô lớn thúc đẩy các hộ gia đình tiết kiệm
năng lượng đã được khởi xướng ở một số tỉnh, bao gồm Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Bình
Thuận, Cần Thơ, Tiền Giang, Bắc Ninh và các tỉnh khác.

Bộ Công Thương cũng thực hiện các chiến dịch và khuyến khích thi đua
các hộ gia đình tiết kiệm năng lượng với mục tiêu thúc đẩy một phong
trào rộng rãi và thực hiện các giải pháp liên quan đến việc sử dụng các
thiết bị gia dụng hiệu suất cao trong mỗi hộ gia đình.
Thủ tướng Chính phủ dã công bố Chương trình Quốc gia về sử dụng
năng lượng hiệu quả và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 với mục tiêu là
huy động tất cả các nguồn lực xã hội sẵn có để thực hiện một loạt các giải
pháp tiết kiệm năng lượng toàn diện với mục tiêu đạt được các mục tiêu
đã đề ra vào năm 2025. Cụ thể gồm giảm mức tiêu thụ năng lượng quốc
gia từ 5,0 đến 7,0% từ năm 2019 đến năm 2025, giảm thiểu tổn thất điện
xuống dưới 6,5% và giảm mức tiêu thụ năng lượng trung bình cho các
ngành công nghiệp/phân ngành so với giai đoạn 2015-2018. Chương
trình cũng đặt ra mục tiêu thành lập một trung tâm dữ liệu năng lượng
Việt Nam, ít nhất hai trung tâm đào tạo quốc gia nhằm thúc đẩy sử dụng
năng lượng hiệu quả và hiệu quả, và tạo ra một cơ chế tài trợ khuyến
khích xã hội hóa, tài trợ và hợp tác của các cá nhân và tổ chức cả trong
nước và quốc tế để hỗ trợ các sáng kiến hiệu quả năng lượng.
2.6. Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Dựa vào nguyên tắc phát triển, chúng ta có thể chủ động tìm ra
phương pháp thúc đẩy phát triển KTTH nhằm góp phần phát triển
bền vững, trong thời gian tới :
Đầu tiên và quan trọng nhất chính phủ phải tiếp tục tăng cường
khuôn khổ chính sách và pháp luật để ban hành các quy định và
tiêu chuẩn cho sự phát triển của KTTH phù hợp với các xu hướng
mới nổi cả trong khu vực và trên toàn cầu. Điều này đòi hỏi phải
sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp môi trường và các
công cụ thuế để hạn chế việc khai thác tài nguyên quá mức và
giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất. Phải thúc đẩy các mô
hình tăng trưởng kinh tế sáng tạo ưu tiên hiệu suất và sử dụng đầu
vào vốn và lao động, từ đó đảm bảo phát triển kinh tế bền vững
thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Thứ hai, doanh nghiệp phải được khuyến khích tích cực tham gia
lập kế hoạch chiến lược cho hoạt động sản xuất và kinh doanh bền
vững bằng cách áp dụng các mô hình KTTH gắn liền với bảo vệ
môi trường. Ngoài ra, cần có các quy định nghiêm ngặt để buộc
các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất thải mà họ tạo ra.

Thứ ba, việc thiết lập một cơ sở dữ liệu toàn diện về KTTH, đan
xen với sự chuyển đổi kinh tế kỹ thuật số và Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư, là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và
quan hệ đối tác giữa các bên liên quan kinh tế và các tổ chức xã
hội trong sự phát triển của KTTH tại Việt Nam, trong đó chính phủ
đóng vai trò nổi bật và mang tính xây dựng.

Thứ tư, cần phổ biến rộng rãi thông tin để khuyến khích các cá
nhân định hình lại tư duy tiêu dùng của họ theo hướng sử dụng các
sản phẩm thân thiện với môi trường, chẳng hạn như những sản
phẩm được dán nhãn CE. Cần nâng cao nhận thức về phân loại
chất thải tại nguồn của nó để giảm thiểu chi phí liên quan đến việc
sử dụng và tái chế chất thải.

Cuối cùng, bắt buộc phải kết hợp kiến thức về KTTH vào chương
trình giáo dục ở cấp trường để cung cấp cho học sinh hiểu biết cơ
bản về KTTH. Đồng thời, điều cần thiết là đào tạo một lực lượng
lao động có khả năng vận hành mô hình KTTH kết hợp với các
thực hành sáng tạo và sử dụng các công nghệ tiên tiến.
C. Kết luận
Chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là một xu thế
phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam không được miễn trừ khỏi xu hướng
này. Đây là cách tiếp cận hiệu quả nhất để quản lý tác động qua lại giữa tăng
trưởng kinh tế và hậu quả bất lợi của việc cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và
suy thoái môi trường. Nói cách khác, nó cho phép loại bỏ mối lo ngại giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cho phép đạt được đồng thời nhiều
mục tiêu phát triển bền vững.
Việc thực hiện thành công sự thay đổi mô hình này đòi hỏi những nỗ lực tập
thể của tất cả các thành phần của xã hội. Đặc biệt, các doanh nghiệp đảm
nhận vai trò trung tâm là động lực, Nhà nước đảm nhận vị trí lãnh đạo dẫn
dắt cộng đồng tích cực tham gia vào quá trình thực hiện, góp phần chuyển
đổi nhận thức và hành vi xã hội nói chung.
D. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Sách giáo trình Triết học Mác- Lê Nin trường Đại học Kinh Doanh
và Công Nghệ Hà Nội
2. Ellen MacArthur Foundation (2015), Report on Circular economy.
3. Châu An (2021) Kinh tế tuần hoàn - hướng phát triển bền vững cho
doanh nghiệp, https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/kinh-te-tuan-
hoan-thuc-day-cho-chien-luoc-san-xuat-va-tieu-dung-ben-vung.html

You might also like