You are on page 1of 2

1.

Nguyên tắc toàn diện


Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên
tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng và trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,
giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả
mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.

Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Việc quan sát trong sự tồn tại của sự vật sự
việc trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của
sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật hiện tượng
khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều.

Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy
móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo
ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả
đối với các vấn đề thực tiễn.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối
liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên... để hiểu rõ bản
chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát
triển của bản thân.

Trong thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý
tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự
vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để
tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất
của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Mối liên hệ giữa các sự vật là có tính khách quan và tính
phổ biến vì mọi vật trên thế giới đều có chung bản chất và nguồn gốc, đó là tính vật chất của thế giới.
Sự tồn tại khách quan của các sự vật cụ thể đều là biểu hiện của mối liên hệ bên trong và mối liên hệ
bên ngoài. Không có mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong thì không có bản thân sự vật đó, không có
mối liên hệ giữa sự vật với những vật xung quanh thì sự vật đó cũng không có điều kiện để tồn tại
được. Bên cạnh đó sự vật nào vùng là khâu trung gian và môi giới của nhau, do đó mà các sự vật liên
hệ với nhau thành một thể thống nhất mà mỗi sự vật trong đó đều là một bộ phận hay một khâu của
nó.

2. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện


Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ giữa sự
phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và
phương pháp luận của quan điểm toàn diện. Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các
mối quan hệ phong phú và đa dạng. Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống
chúng ta cần xem xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật
khác nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự việc một
cách chủ quan. Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội kết luận về tính quy luật bản chất của chúng.

Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, những phản ánh trên sự vật đều được giải thích và đều cần phải
giải thích. Khi những nguyên nhân luôn tồn tại và sự vật tác động lẫn nhau. Khi đó, việc nhìn nhận và
đánh giá muốn mang đến hiệu quả phải dựa trên những tính chất phản ánh đầy đủ nhất. Xác định
đúng đắn mới mang đến hiệu quả trong quan điểm thể hiện. Do đó mà tính chất toàn diện là tính chất
cần thiết, quan trọng.

Trong tính chất duy vật biện chứng, những nhìn nhận và đánh giá phải được xây dựng từ nhiều chiều.
Nó giải thích cho những phản ánh kết quả tồn tại trên thị trường. Những nguyên nhân được tìm ra có
nguyên nhân trực tiếp hay tác động không trực tiếp. Và phản ánh năng lực, khả năng và cái nhìn nhiều
chiều của một chủ thể.

3. Ví dụ về nguyên tắc toàn diện trong triết học


Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên tắc toàn diện, Luật Minh Khuê đưa ra ví dụ để bạn đọc hiểu rõ
hơn về vấn đề.

Nguyên tắc toàn diện thể hiện tỏng tất cả các hoạt động có tác động của phản ánh quan điểm. Như
những ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người họ.
Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá tính cách hay
thái độ, năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để phán xét con người và cách
sống của họ.

Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan sát tổng thể. Từ những phản ánh tỏng bản chất con người,
các mối quan hệ của người này với người khác. Cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện
tại. Những nhìn nhận và đánh giá trên từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm
toàn diện. Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng. Nó
không phải là những thứ phù phiếm của nhận định. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa
ra các nhận xét.

4. Yêu cầu của quan điểm toàn diện


Mối quan hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác. Giữa mối liên
hệ trực tiếp với gián tiếp. Cái nhìn phiến diện không mang đến hiệu quả cho công tác thực hiện.
Ngược lại còn có thể tạo ra những nhận định hay quan điểm lệch lạc. Cũng như mang đến các quyết
định không đúng đắn cho mục tiêu của thực hiện phản ánh quan điểm.

Đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng mối liên hệ. Các nhìn nhận trên các khía cạnh khác
nhau phản ánh những đặc trưng riêng biệt. Nó làm nên tính đa dạng của chủ thể tỏng các thể hiện
trên thực tế. Do đó mà việc quan tâm và phân tích từng yếu tố cũng được thể hiện trên cơ sở của nó.
Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ
về bản chất. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự việc.

Đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Những nhìn
nhận mang đến phản ánh như thế nào cho mức độ phù hợp hay cơ sở phát triển trong tương lai.
Hoặc những yếu tố biến động cũng có thể được đánh giá để mang đến nhận định cần thiết. Nó giúp
cho việc thực hiện các hoạt động tác động trên sự vật được tiến hành hiệu quả. Đáp ứng các mong
muốn của chủ thể tiến hành.

You might also like