You are on page 1of 2

Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật.

Triết học duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng. Trong đó phép biện chứng đã được nhà triết học Hêghen trình bày một
cách hệ thống và tương đối hoàn chỉnh. Nếu như ở Hê- ghen, phép biện chứng là duy
tâm thì Mác và Ăng-ghen đã cải tạo phép biện chứng đó để sáng lập ra phép biện
chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật có nội dung hết sức phong phú nhưng nói một cách khái quát
nó là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của sự vật, hiện tượng trên
thế giới.

Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và các khoa học
nói chung. Theo Ph.Ănghen:"Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó
xem xét những sự vật và nhữn phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ
qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu
vong của chúng". Là cơ sở của nhận thức lý luận tự giác, phép biện chứng duy vật là
phương pháp dùng để nghiên cứu toàn diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát
triển của hiện thực, đưa lại chìa khoá để nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp
của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ
biến trong lĩnh vực và có vai trò quyết định trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng
duy vật không chỉ đưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự
vật, hiện tượng nghiên cứu mà đồng thời còn là điểm xuất phát để đánh giá những kết
quả đạt được.

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - một
trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một phạm trù của
phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn
nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế
giới khách quan. Đó cũng là hai nguyên tắc chung nhất của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng khẳng định rằng các sự vật hiện tượng trên thế giới liên hệ với nhau
một cách phổ biến chúng tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong một thể
thống nhất, không có cái gì tồn tại riêng rẽ, đơn độc. Các sự vật và hiện tượng đều phụ
thuộc lẫn nhau trong sự vận động, chuyển hóa chung của thế giới vật chất.

Sự quan sát thông thường cho thấy mối quan hệ tốc độ qua lại giữa các mặt kinh tế
trong xã hội, cụ thể là nền kinh tế thị trường, biểu hiện thông qua mối quan hệ biện
chứng giữa các quy luật như quy luật giả trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh tự
do trong sản xuất và phân phối hàng hoá thống nhất trong một thị trường.

Sự vật và hiện tượng trên thế giới đều có nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau,
chứ không tách rời cô lập lẫn nhau. Do đó khi xem xét sự vật cần phải có quan điểm
toàn diện.

Nhà cách mạng Vladimir Ilyich Lenin cũng đã viết rằng: “Muốn thực sự thấu hiểu
được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên
hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một
cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng
cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc”.

Những chỉ dẫn trên của V.I.Lênin nhắc nhở con người trong nhận thức, muốn biết
chân tướng của sự vật cần phải xem xét sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của nó; phải xem xét sự vật, hiện tượng này
trong mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác kể cả khâu trung gian của nó, phải xem
xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn để từ đó thấy được vị trí, vai trò của các
mối liên hệ giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau. Qua đó, xác định được những quan hệ trọng tâm trọng điểm cần được giải
quyết trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Nguyên tắc toàn diện này cũng chỉ ra rằng, một luận điểm là đúng đắn trong những
quan hệ này lại trở thành sai lầm trong những quan hệ khác, một luận điểm, một
hướng đi, một cách làm là đúng đắn, hữu ích trong điều kiện này lại có thể là không
phù hợp, có hại trong điều kiện khác.

You might also like