You are on page 1of 2

Triết học

Nhóm 3

Thành viên:
1. Đỗ Quỳnh Anh-18101415 nhóm trưởng x
2. Nguyễn Tuấn Anh-18106276 x tốt
3. Đào Xuân Đạt-18104063 x tốt
4. Nguyễn Ngọc Minh-18103666 x tốt
5. Nguyễn Quốc Cường -18190043 x tốt

Câu 3: Trình bày nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.
Bằng những ví dụ cụ thể, hãy nêu tính chất của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan?

1. Định nghĩa về mối liên hệ :


- Liên hệ là một phạm trù triết học chỉ sự ràng buộc, quy định lẫn nhau , sự tác động qua
lại giữa các sự vật, hiện tượng , quá trình, hoặc giữa các mặt, các bộ phận, các quá trình
trong một sự vật.
2. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến :
- Mọi sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau tương đối
vừa có sự liên hệ , thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau làm cho thế giới trở thành một thể
thống nhất.
3. Ví dụ cụ thể về tính chất của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan :
-      Thứ nhất, tính khách quan của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế
giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau
và làm chuyên hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái
vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có
thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

Ví dụ, mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các vật thể; mối liên
hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hoá - dị hoá); mối liên hệ ràng
buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường; mối liên hệ tất
yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con người,... đều là những mối liên hệ
khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

-     Thứ hai, tính phổ biến của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn
tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng
không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm
những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại
nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống
khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với môi
trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống cũng là một
hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp…

-    Thứ ba, tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ

Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng
đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản
và không cơ bản... chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự
vật đó; đồng thời, mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú khác nhau trong
những điều kiện cụ thể khác nhau...

You might also like