You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

---------***--------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

Sinh viên thực hiện : Võ Anh Thư


Mã sinh viên : 2312450130
Lớp hành chính : Anh 04 – CLC Kinh tế quốc tế
Khóa : 62
Giáo viên hướng dẫn :

Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI:

Sinh viên thực hiện : Võ Anh Thư


Mã sinh viên : 2312450130
Lớp hành chính : Anh 04 – CLC Kinh tế quốc tế
Khóa : 62
Giáo viên hướng dẫn :

Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2024


Contents
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................2

1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................2

3. Kết cấu bài tiểu luận........................................................................................................................2

I - BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG.........................................................................3

1. Biện chứng là gì?.............................................................................................................................3

2. Phép biện chứng duy vật..................................................................................................................3

3. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng................................................................................................4

1. Cái riêng và cái chung.................................................................................................................4

2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung..........................................................................4

3. Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................................................5

II - Vận dụng phép biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở
nước ta.........................................................................................................................................................6

1. Nền kinh tế thị trường......................................................................................................................6

2. Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.......................................................................................6

3. Cái chung và cái riêng đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam...................................................6

III - Những giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên cơ sở nguyên lý về cái chung
và cái riêng..................................................................................................................................................7

KẾT LUẬN.................................................................................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................10

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua một thời gian dài vận động và phát triển, con người đã hình thành nên ý thức; đồng
thời họ cũng biết nhìn nhận, đánh giá về thế giới xung quanh. Và trong quá trình nhận xét, đánh
giá về thế giới vật chất xung quanh ấy, con người đã nhận ra được những điểm chung, điểm khác
biệt và điểm đơn nhất của các sự vật, hiện tượng. Cái bàn, cái ghế và tủ sách, tuy có hình dáng và
kích thước khác nhau, được con người chế tạo ra với mục đích khác nhau. Song, lại đều có một
điểm chung là được làm từ gỗ thông qua bàn tay chế tác con người. Từ sự phát hiện đó, phạm
trù về cái chung và cái riêng của triết học ra đời. Nghiên cứu phạm trù giữa cái chung và cái
riêng trong triết học không chỉ giúp con người hiểu rõ được các quy luật của tự nhiên mà nó còn
có quan hệ mật thiết đối với việc xây dựng lên nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia.

Nền kinh tế luôn là thước đo để đánh giá sự về phát triển của một đất nước. Chính vì thế việc
xây dựng nền kinh tế thị trường lại càng trở nên đặc biệt quan trọng. Trong những năm 80 của
thế kỉ trước, nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội do đi theo xây dựng nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, đối lập, phủ nhận kinh tế thị trường.... Điều này có
nguyên nhân bắt nguồn từ sai lầm trong nhận thức lý luận cho rằng kinh tế thị trường là đặc
trưng riêng của chủ nghĩa tư bản, đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa, xóa
bỏ chủ nghĩa tư bản là phải xóa bỏ kinh tế thị trường để xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa, tập
trung, bao cấp. Lịch sử đã chứng minh lý tưởng đó là sai lầm và thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ
của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu thời bấy giờ.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng triết học Mác - Lênin và phép biện chứng
duy vật trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước, tôi quyết định chọn đề tài “Biện chứng giữa
cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta”.

2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

 Tìm hiểu về phạm trù triết học cái chung – cái riêng và ứng dụng của nó vào việc xây
dựng nền kinh tế thị trường nước ta.

 Tìm hiểu những nét chung và riêng của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế lớn
mạnh trên thế giới; từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm góp phần xây dựng
nền kinh tế thị trường của nước nhà ngày một lớn mạnh.

3. Kết cấu bài tiểu luận

2
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên, ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận có kết cấu như sau:

 Phần thứ nhất giới thiệu về mối quan hệ biện giữa cặp phạm trù triết học “cái chung và
cái riêng”, ý nghĩa phương pháp luận
 Phần thứ hai liên hệ phép biện chứng với thực trạng kinh tế Việt Nam
 Phần thứ ba là các giải pháp đưa ra trong tương lai.

I - BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG


1. Biện chứng là gì?

3
“Phép biện chứng” ra đời từ triết học thời cổ đại, đến nay đã phát triển qua ba hình thức, ba
trình độ cơ bản: Phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và
phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác –Lênin. Khái niệm này dùng để chỉ học thuyết
nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học
nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, “biện chứng” là khái niệm triết học dùng để chỉ những mối
liên hệ, tương tác lẫn nhau, chuyển hoá, vận động và phát triển theo quy luật nhất định trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.

Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan (biện chứng của thế giới vật chất) và biện
chứng chủ quan (sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đầu óc, ý thức con người).

2. Phép biện chứng duy vật


Ngày nay phép biện chứng đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện chứng duy vật. Phép
biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ
bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế
Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật
phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

Đặc điểm của phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và
phương pháp luận biện chứng; giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng; được chứng minh
bằng sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó.

Phép biện chứng duy vật có vai trò là phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn để giải
thích quá trình phát triển của sự vật và nghiên cứu khoa học.

Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.

Các cặp phạm trù cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật bao gồm phạm trù giữa cái riêng
và cái chung; phạm trù nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu nhiên; ...

3. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng


1. Cái riêng và cái chung.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp những sự vật, hiện tượng tuy khác
nhau nhưng lại có một mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Thí dụ, trong thế giới động

4
vật bao gồm các cá thể (mỗi cá thể là đơn nhất); có nhiều loài khác nhau (mỗi loài là một cái
riêng); nhưng tất cả đều tuân theo một quy luật chung của sự sống (cái chung). Như vậy:

 Cái riêng: là phạm trù chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định.
 Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, yếu tố, quan
hệ tồn tại phổ biến trong nhiều sự vật, hiện tượng.
 Cái đơn nhất: là những đặc tính, tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng mà không
lặp lại ở một sự vật hiện tượng khác.

Trong thí dụ trên, các cá thể là cái đơn nhất bởi các cá thể tồn tại là không hoàn toàn giống
nhau. Mỗi loài là một cái riêng do loài (hay giống loài) là một tập hợp của các cá thể, loài này
không giống những loài khác. Và cái chung để chỉ quy luật tồn tại của các loài luôn tuân theo
quy luật của sinh học: đều được sinh ra, vận động phát triển rồi chết đi.

2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung.


Trong lịch sử triết học, đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa cái riêng
và cái chung.

Phái duy thực cho rằng, cái chung mới là thứ tồn tại vĩnh viễn độc lập với ý thức của còn
người; trong khi đó cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không tồn tại lâu dài. Bên cạnh cái
cây riêng lẻ, có ý niệm cái cây nói chung; bên cạnh cái nhà riêng lẻ, có ý niệm cái nhà nói
chung, v.v.. Cái cây, cái nhà riêng lẻ có ra đời, tồn tại tạm thời và mất đi, nhưng ý niệm cái cây,
cái nhà nói chung thì tồn tại mãi mãi. Từ đó các nhà triết học duy thực cho rằng cái cây, cái nhà
riêng lẻ là do ý niệm cái cây, cái nhà nói chung sinh ra, cái riêng do cái chung sinh ra.

Trái ngược với quan niệm của các nhà triết học duy thực, các nhà triết học theo trường phái
duy danh lại cho rằng, chỉ có cái riêng mới tồn tại thực sự còn cái chung là những tên gọi trống
rỗng do con người đặt ra. Họ cho rằng khái niệm con người, giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách
mạng xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, v.v., không có ý nghĩa gì trong cuộc sống
của con người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Quan điểm
này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm.

Tuy nhiên, cả hai quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều là sai lầm. Họ đã tách
rời cái riêng với cái chung, họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa
chúng. Thực chất, cái đơn nhất, cái riêng hay cái chung đều tồn tại khách quan và giữa chúng có
mối liên hệ hữu cơ với nhau:

Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tách rời cái chung.

5
Thí dụ, mỗi quốc gia đều có lịch sử và quá trình hình thành, có đặc điểm của nền kinh tế
khác nhau, đó là một cái riêng. Nhưng nền kinh tế nào cũng đều bị chi phối bởi quy luật cung -
cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đó là cái chung. Như vậy sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung.

Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung thì sâu sắc hơn cái riêng.
Cái riêng phong phú hơn cái chung bởi nó nắm giữ nhiều đặc điểm khác biệt mà cái chung
không có được. Ngược lại cái chung lại sâu sắ hơn cái riêng vì nó có nhiều đặc điểm hơn, phản
ánh những thuộc tính, mối liên hệ lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Người nông dân Việt Nam
bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông
nghiệp, sống ở nông thôn, v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã,
của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao
động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.

3. Ý nghĩa phương pháp luận.


Từ ví dụ nếu muốn nhận thức được quy luật của sinh học, ta phải đi sâu tìm hiểu từng loài
vật trong từng thời kì phát triển của chúng, ta rút ra được kết luận: Muốn nhận thức được cái
chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông
qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.

Cái chung là cái sâu sắc, bản chất chi phối cái riêng nên: Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm
ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo cái riêng. Nếu trong
thực tiễn, chúng ta không hiểu được cái chung thì khi đi tìm hiểu sâu về cái riêng, rất dễ rơi vào
trạng thái mù quáng, hoạt động một cách mò mẫm, thiếu chủ động. Tuy nhiên, cái chung biểu
hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tùy vào từng cái riêng cụ thể để vận
dụng cho thích hợp. Chẳng hạn, khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải
căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý
đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.

Trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải chủ động tác động vào sự chuyển hóa cái mới
thành cái chung để phát triển nó và ngược lại, tác động cái cũ thành cái đơn nhất để xóa bỏ nó
nhằm mang lại lợi ích cho con người và xã hội.

II - Vận dụng phép biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị
trường ở nước ta.
1. Nền kinh tế thị trường

6
Nền kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định kinh tế và giá cả hàng
hóa dịch vụ được dẫn dắt theo sự tác động lẫn nhau giữa người mua và người bán. Các nền kinh
tế thị trường hoạt động theo cơ chế sử dụng các lực lượng cung và cầu để xác định giá cả cũng
như số lượng phù hợp cho các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, nền kinh tế thị trường thường là một nền kinh tế hỗn hợp
với sự tham gia của thị trường tự do và một số can thiệp của chính phủ.

2. Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.


Với nền tảng vững chắc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và việc tham
khảo những xu hướng của các nền kinh tế hiện đại trên thế giới, xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu
của Việt Nam; Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay nền kinh tế thị trường của đất nước ta có cơ cấu bao gồm bốn thành phần kinh tế
cơ bản: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp
thành nên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật
kinh tế cơ bản như: giá cả, quy luật cạnh tranh, cung cầu,... Song, tạo ra khả năng kết nối hình
thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu.

3. Cái chung và cái riêng đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Ngày nay, kinh tế Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại
hóa và toàn cầu hóa. Trong đó, nền kinh tế của Việt Nam là cái riêng, là bộ phận của nền kinh tế
thế giới – cái chung. Thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới; sự giao lưu về hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư trực tiếp của người nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế nước ta
gần gũi hơn với nền kinh tế thị trường thế giới. Đồng thời chính điều đó đã tạo nên sự hoàn
chỉnh trong nền kinh tế của thế giới.

Cái riêng không tách rời cái chung, nền kinh tế Việt Nam không thể tồn tại độc lập với nền
kinh tế thế giới mà ngược lại, chúng ta phải học hỏi những tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhập khẩu
những nguyên liệu từ các nước khác. Thực tế đã chứng minh, thực dân Pháp đến nước ta mang
lại bao đau khổ và mất mát, chúng làm suy thoái nòi giống của dân tộc ta,... Nhưng nếu không có
sự xâm lược của Pháp, Việt Nam sẽ sống mãi trong sự lạc hậu dưới chế độ phong kiến. Nếu
Pháp không vì muốn đẩy mạnh việc khai thác khoáng sản, dân tộc ta sẽ không hay biết gì đến

7
đường sắt, xe đạp hay các tiến bộ khoa học của thế giới. Mặt khác, nếu Bác Hồ không ra đi tìm
đường cứu nước, thì có lẽ nước Việt Nam đã không còn xuất hiện trên bản đồ thế giới.

Như vậy, học tập và tiếp thu những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thế giới nhằm hoàn
thiện kinh tế thị trường Việt Nam là rất tất yếu. Tuy nhiên ta cần chọn lọc ra những đặc điểm sao
cho phù hợp với văn hóa, điều kiện phát triển của đất nước. Trong lịch sử phát triển hơn 300 năm
ở các nước phương Tây, nền kinh tế thị trường của họ là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Nền kinh tế này một mặt tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế song,
liên tục gây ra các cuộc khủng hoảng chu kì, sự phân hóa giàu – nghèo, xung đột giai cấp,... Điều
này rất cần đến sự can thiệp của chính phủ để ổn định, tạo đà phát triển kinh tế. Mặt khác, từ
thực tiễn đó và qua việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới, Việt Nam đã xây dựng
nên nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa – được cho là mô hình kinh tế thị trường mới sáng
tạo, phù hợp trong thời đại ngày nay.

III - Những giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên cơ sở nguyên lý về
cái chung và cái riêng.
Hội nhập quốc tế là con đường tất yếu để phát triển nền kinh tế. Kinh tế thị trường Việt Nam
cần có sự quản lý đúng đắn của nhà nước, phát triển vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Đó là nền kinh thế nhiều thành phần với kinh tế nhà nước làm trụ cột.
Đẩy mạnh vai trò của nền kinh tế tư nhân trong việc phục vụ đời sống nhân dân, thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước trở thành những tập đoàn kinh tế lớn. Khuyến khích đầu tư thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực, dự án có trình độ công nghệ
cao,...

Đất nước ta đã phải trải qua một thời kỳ dài suy thoái và lạc hậu, để bắt kịp với xu thế phát
triển mạnh mẽ của thế giới cần tiếp thu và áp dụng được những tiến bộ mới của khoa học kỹ
thuật nhân loại. Điều này yêu cầu Đảng và Nhà nước phải có chính sách đào tạo nên nguồn nhân
lực mạnh mẽ, tài giỏi, thích ứng linh hoạt và biết ứng dụng các thành tựu sẵn có. Để làm được
điều đó, đầu tư vào giáo dục, cơ sở vật chất cũng như nhân lực cho ngành giáo dục, hạn chế tối
đa tình trạng rò rỉ chất xám là vô cùng quann trọng.

Có thể thấy trên thế giới, Việt Nam không phải đất nước phát triển nền kinh tế thị trường từ
sớm. Đó là điểm bất lợi cũng đồng thời là một thuận lợi. Bất lợi ở chỗ chúng ta bị bỏ xa ở việc
phát triển kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh. Nhưng nếu ta biết nhìn vào những thất bại và
bài học của các đất nước đi trước, đó sẽ là thuận lợi vô cùng quý báu với chúng ta.

8
Việt Nam ta luôn tự hào là đất nước có “rừng vàng biển bạc”, núi non hùng vĩ, cũng có thể
thấy hiếm có quốc gia nào có được vị trí đắc địa như đất nước ta. Tuy nhiên việc thương mại hóa
các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch ở nước ta chưa được phát triển lớn mạnh như ở nước
bạn. Khó khăn hơn nữa khi hiện tại, thế giới phải trải qua một thời kì hạn chế, đóng cửa biên giới
bởi dịch bệnh. Chính vì thế, Nhà nước và Chính phủ cần có chính sách kích cầu du lịch trong và
ngoài nước, có các biện pháp an toàn khi du lịch trong thời kì đại dịch đang diễn ra. Chúng ta rất
cần phải đẩy mạnh phát triển du lịch sao cho tương ứng với tiềm năng của mình, tích cực thu
ngoại tệ từ ngành du lịch để phát triển chính bản thân ngành cũng như nhiều ngành nghề khác
trong nền kinh tế.

Nhà nước cần nắm rõ được điểm mạnh của nền kinh tế trong nước để từ đó có phương pháp
khai thác phù hợp. Chẳng hạn, đất nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông
nghiệp vô cùng phát triển, xuất khẩu những thực phẩm, rau quả thế mạnh của Việt Nam có thể
mang lại hiệu quả rất lớn về lợi nhuận.

Đất nước ta có các ngành thủ công như tranh Đông Hồ rất đặc sắc nhưng thị trường nước
ngoài muốn đặt hàng nhưng lại gặp trở ngại cũng như sự rắc rối của thuế quan... Chính vì thế
Chính phủ phải nắm được các khó khăn trong nền kinh tế đang gặp phải, đổi mới toàn diện trong
cách làm việc, tăng việc áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất; đồng thời phải làm
giảm sự rối rắm trong hàng rào thuế quan, gây cản trở cho các nguồn đầu tư từ nước ngoài.

Nền kinh tế nước ta đa dạng về thành phần, nhưng đầu tư của Chính phủ cho các thành phần
là chưa triệt để. Hàng năm, nhà nước luôn dành 75% cho đầu tư vào phát triển kinh tế nhà nước
và chỉ có 25% dành cho các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng hiệu quả kinh tế thì hoàn toàn ngược
lại. Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, trong 3 năm từ 2016 đến năm 2018, khu vực kinh tế tư
nhân luôn chiếm hơn 40% GDP. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP
và con số này có dấu hiệu tăng lên. Trong khi đó kiinh tế nhà nước chỉ đóng góp vào tổng GDP
khoảng 28%, năm 2018 giảm xuống còn 27,6%. Như vậy, trong những năm tới nhà nước cần
phải có biện pháp cụ thể để tăng năng suất làm việc của các doanh nghiệp nhà nước, bám sát với
những biến động của thị trường và quan tâm đến hiệu quả sản xuất hơn nhằm giữ vững vị trí vai
trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.

Kinh tế thị trường phát triển mạnh là điều đáng mừng với mỗi quốc gia. Nhưng quan trọng
hơn, nền kinh tế đó phải phát triển vững mạnh đúng luật pháp trong nước cũng như quốc tế.
Hiện nay, sự quản lý bằng pháp luật ở đất nước ta vẫn còn nhiều sơ hở, tình trạng buôn lậu vẫn
diễn ra làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra là phải siết chặt quản lí,

9
thiết lập luật pháp chặt chẽ, xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng, lành
mạnh, có trật tự.

KẾT LUẬN
Trong “cái chung” là nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tồn tại là một “cái riêng” khác
biệt. Nhưng nền kinh tế của chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng từ các vấn đề chung và nhiều nền kinh
tế riêng khác. Vì vậy, chúng ta cần phại vận dụng linh hoạt “ phép biện chứng giữa cái chung và
cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta” để có những nhận
thức và hành động đúng đắn nhằm phát triển kinh tế.
10
Với vai trò là một cái riêng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
luôn tồn tại trong mối quan hệ với các nền kinh tế thị trường khác trong nền kinh tế thế giới,
không tách rời. Chúng ta cần biết vận dụng những đặc điểm đặc sắc, riêng biệt, vốn có, phát triển
nó để xây dựng một nền kinh tế giàu mạnh, đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc
năm châu. Chỉ khi kinh tế thị trường lớn mạnh mới mang lại cho quốc gia một kinh tế phát triển,
đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn đi theo con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Hơn ai hết các thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước cần phải nắm rất rõ
các luận điểm trên để trong tương lai, chúng ta bảo tồn, phát triển những thành quả mà Đảng và
nhà nước ta đã xây dựng. “Biện chứng giữa cái riêng và cái chung” mà triết học Mác – Lênin ra
đời chính là bài học quý báu đối với mỗi quốc gia trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế
thị trường. Và giá trị mà bài học đó mang lại không chỉ ở thời điểm hiện tại mà nó luôn tồn tại
với sự phát triển của nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Phạm Văn Đức ( chủ biên), 2021, Giáo trình Triết học Mác – Lê-nin: Dành cho bậc đại học hệ
không chuyên lý luận chính trị, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật: Hà Nội.

11
2. http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-va-cuoc-song/Kinh-te-thi truong-dinh-huong-XHCN-Su-
tiep-noi-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve nen-kinh-te-nhieu-thanh-phan-o-nuoc-ta/441178.vgp

3. https://fif.vn/nen-kinh-te-thi-truong-market-economy-la-gi dac-diem-va-nen-kinh-te-thi-
truong-hien-dai/

4. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh te/-/2018/823673/mot-so-van-de-ly-luan-
va-thuc-tien-ve-nen kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.aspx

5. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/phat-trien-kinh-te-thi truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-
nghia-mot-dot-pha-ly-luan-rat-co ban-va-sang-tao-cua-133855

6. https://laocai.gov.vn/1241/27929/45037/230526/dang-bo/vi tri-vai-tro-cua-cac-thanh-phan-
kinh-te-trong-van-kien-dai-hoi-xii cua-dang

12
13

You might also like