You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ 2)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

GVDH:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Phương
MSSV:
Số báo danh:
Ngành:

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Điểm số Điểm chữ Ký tên

Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2


Mục lục

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................2
1.1. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng....................2
1.1.1. Nguyên tắc tính khách quan kết hợp tính năng động chủ quan..........2
1.1.2. Nguyên tắc toàn diện..............................................................................3
1.1.3. Nguyên tắc phát triển.............................................................................3
1.1.4. Nguyên tắc lịch sử cụ thể........................................................................4
1.2. Tiếp cận tai nạn giao thông từ góc độ duy vật biện chứng.........................4
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tai nạn giao thông.....................................4
1.2.2. Nguyên nhân tai nạn giao thông............................................................6
1.2.3. Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội.......................7
Chương 2: TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI TPHCM HIỆN NAY........................9
2.1. Đặc điểm tai nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.........................9
2.2. Khái quát về tình trạng tai nạn giao thông của TPHCM trong năm 2022:
............................................................................................................................... 9
2.3. Nguyên nhân tai nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh................11
2.3.1. Nguyên nhân khách quan:...................................................................11
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan.........................................................................11
Chương 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TAI NẠN TẠI TPHCM HIỆN NAY. 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………14
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO…………………………….…………………………….15
4

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay giao thông có vai trò vô cùng quan trọng. Khi xã hội
ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Đối với
chuyện đi lại cũng thế, ngày nay nhu cầu đi lại ngày càng nhiều thì phương tiện giao
thông cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Phương tiện giao thông giúp cho nhu cầu,
việc đi lại của còn người trở nên nhanh hơn, thuận tiện hơn. Giao thông còn tham
gia vào việc vận chuyển hàng hóa trong sản xuất giúp cho việc vận chuyển hàng
hóa diễn ra thuận lợi hơn. Giao thông đô thị không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến
việc đi lại của người dân, nó còn là cầu nối giúp con người trao đổi, giao lưu với
nhau, hàng hóa được vận chuyển và lưu thông tốt hơn góp phần đáng kể vào bộ mặt
của một nền kinh tế, một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó
đã phát sinh ra những tiêu cực đối với cuộc sống con người. Đó là vấn đề tai nạn
giao thông một vấn đề nan giải của nước ta và các nước trên thế giới, tai nạn giao
thông không biết đã lấy đi bao nhiêu nước mắt và sinh mạng của con người... Tại
Thành phố Hồ Chí Minh thì vấn đề tai nạn giao thông lại càng quan trọng.
Xuất phát từ những lí do trên, em chọn đề tài “tai nạn giao thông” làm tiểu
luận kết thúc học phần môn Triết học Mác – Lênin.
5

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.1.1. Nguyên tắc tính khách quan kết hợp tính năng động chủ quan
Từ mối liên hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin, rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính
năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương,
đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều
kiện, tiền đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan, nếu không sẽ gây hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật hiện tượng
phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hông hoặc tô đen đối tượng, không được gán cho
đối tượng mà nó không có.
Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng, phải xuất phát từ chính sự
vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó. Cần
phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật tầm
thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan. Phải phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức, phát huy vai tò của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ
thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò
cảu ý thức, coi trọn cong tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lí
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi
dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung,
nhất là trong điêu kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thứ, toàn cầu hóa hiện nay;
coi trọng việc giữ gìn rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự
thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy năng
động chủ quan, cần phải nhận thức va giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải
biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ
6

trong sáng, thái độ thực sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và
hành động của mình.
1.1.2. Nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái
quát hình thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động
nhận thức và thực tiễn sau:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các
mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt,
tất cả các mối liên hệ và “ quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể
thống nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật
khác”.
+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của
đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại bởi vì chỉ có
như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với
nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng
khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của mối liên hệ trung gian, gián
tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên
hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
+ Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng
lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật
ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và
chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ tái ngược nhau vào
một mối liên hệ phổ biến).
1.1.3. Nguyên tắc phát triển
Cơ sở khoa học của nguyên tắc là nguyên lý về sự phát triển. Khi xem xét
một sự vật hiện tượng muốn nắm bắt bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật,
7

hiện tượng thì phải tự giác tuân theo nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ,
trì trệ. Nguyên tắc này gồm những yêu cầu sau:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát
hiện xu hướng biến đôi của nó không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn
dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai.
+ Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua
nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần
tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển đó.
+ Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật,
tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
+ Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới
phải biết kế thừa các yếu tô tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng
trong điều kiện mới.
Tóm lại, muốn nắm được bản chất khuynh hướng phát triển của đối tượng
nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” (…),
trong sự biến đổi của nó”.
1.1.4. Nguyên tắc lịch sử cụ thể
Đặc trưng cơ bản là muốn nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng cần
xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, môi trường,
hoàn cảnh vừa trong quá tình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.
Bản chất của nguyên tắc này là khi nhận thức sự vật, hiện tượng sự vận động,
trong sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại sự vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng ấy.
Trách khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể. Mặt khác cũng cần
đề phòng khuynh hướng tuyệt đối.
1.2. Tiếp cận tai nạn giao thông từ góc độ duy vật biện chứng
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tai nạn giao thông
8

Theo Wikipedia tai nạn giao thông là những sự va chạm, va quẹt, đâm va gây
thương tích hoặc gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm với một
phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác, như
cây, cột điện hoặc tòa nhà. Tai nạn giao thông thường dẫn đến thương tích, tử vong
và thiệt hại tài sản.
Nghiên cứu khái niệm “Tai nạn giao thông” không chỉ có ý nghĩa trong
nghiên cứu học thuật mà còn trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trật tự
an toàn giao thông.
Hiện nay tai nạn giao thông là gì được quy định tại Nghị định số
97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê
thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97) Cụ
thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục
của Nghị định số 97, quy định: “Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý
muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang
hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn
giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường
thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao
thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã
gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.
Ngoài quy định Bộ Công An về tai nạn giao thông thì Bộ Y tế cũng xây dựng
khái niệm tai nạn giao thông như sau: “Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ
nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao
thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa
bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các
tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc
sức khỏe”
Như vậy, thông qua các quy định do các nhà làm luật xây dựng ta có thể thấy
tai nạn giao thông có một số đặc điểm chung:
9

+ Tai nạn giao thông là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm ngoài mong
muốn của người tham gia giao thông trong quá trình tham gia giao thông
+ Nguyên nhân của tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông
vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất
ngờ.
+ Hậu quả của tai nạn giao thông gây ra những thiệt hại nhất định đến
tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2.2. Nguyên nhân tai nạn giao thông
- Nguyên nhân là do ý thức của người tham gia giao thông còn chưa tốt:
+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, sử dụng mũ bảo
hiểm rẻ và kém chất lượng dễ dẫn đến nguy hiểm khi xảy ra các vụ va chạm trên
đường.
Không chú ý quan sát, láy xe mất tập trung (nghe điện thoại) khi tham
gia giao thông.
+ Đua xe, lạng lác, đánh võng, bốc đầu, bỏ hai tay khi tham gia giao
thông.
+ Không tuân thủ luật lệ an toàn giao thông (vượt đèn đỏ).
+ Vượt xe sai quy định ở xe máy, xe tải,…các phương tiện giao thông
khác. Trong quá trình tham gia giao thông các phương tiện có chiều hướng muốn
vượt lên phía trước nhưng họ không chú ý xung quanh.
+ Sử dụng rượu bia khi láy xe là một trong những vấn đề đáng quan
tâm nhất, rượu bia sử dụng rộng rãi trong các buổi tiệc, trong các dịp lễ. Người
uống rượu bia thường không kiểm soát được hành vi của mình nên khi tham gia
giao thông sẽ rất nguy hiểm, họ khó có thể điều chỉnh được tốc độ. Từ đó, rất dễ
gây ra tai nạn giao thông.
- Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông gồm:
+ Phương tiện di chuyển chưa đảm bảo an toàn hoặc quá cũ kỹ, không
đúng quy định khi tham gia giao thông.
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
10

+ Cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông xuống cấp, kém chất lượng
cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm về giao thông. Chẳng hạn như thiết bị cầu
đường xuống cấp, xuất hiện nhiều “ổ gà ổ voi” khiến mặt đường không bằng phẳng
làm ảnh hướng đến người tham gia giao thông gặp phải khó khăn khi di chuyển và
nguy hiểm hơn là gặp tai nạn giao thông. Các hệ thống cống thoát nước vẫn chưa
được hoàn thiện dẫn đến ngập úng mỗi khi trời mưa lớn gây khó khăn cho các
phương tiện lưu thông trên đường cũng là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Ngoài ra, việc bố trí hệ thống biển báo và đèn tín hiệu giao thông không phù hợp
cũng trở thành một trong các nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông.
+ Hệ thống đường bộ còn gặp nhiều vấn nạn, lấn chiếm lề đường để
buôn bán khiến người đi bộ phải xuống lòng đường để di chuyển gây ra nhiều nguy
hiểm cho họ như những tai nạn không đáng có mà học phải vướng vào.
+ Dân số Việt Nam đang ngày càng tăng, nhu cầu đi lại của người dân
ngày càng nhiều làm cho số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng
tăng nhiều. Phương tiện xe thô sơ và cơ giới trong mấy năm nay tăng nhanh và tập
trung ở các thành phố lớn.
1.2.3. Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội
Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa
đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, ảnh hưởng
đến bản thân người bị tai nạn giao thông, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:
+ Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của
rất nhiều người, đối với những trường hợp may mắn còn sống sau tai nạn giao thông
có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe; phải nằm viện điều trị trong thời gian
dài, tốn nhiều thời gian và tiền bạc; trong những trường hợp nghiêm trọng phải trải
qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn đề giành dựt lại mạng sống cho bản thân, có
nhiều người chịu tàn phế, sống cuộc đời thực vật do tai nạn giao thông. Bên cạnh bị
thiệt hại về sức khỏe mà tai nạn giao thông còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bị
tai nạn, khiến họ phải lo sợ mỗi khi ra đường.
11

+ Đối với gia đình, những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
cướp đi mạng sống thì gia đình sẽ đau đớn rất nhiều về tinh thần, mất mát đối với
họ rất lớn, hoặc nếu may mắn hơn nếu người bị tai nạn còn sống thì gia đình cũng
mất thời gian, công sức chi phí để chăm sóc và điều trị cho họ.
+ Đối với xã hội, tai nạn giao thông dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu,
bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột
trong gia đình.
Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương
đến toàn xã hội và gia đình và người bị nạn.
12

Chương 2
TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tai nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và
kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời cũng là một trong những trung
tâm văn hóa và kinh tế, giáo dục quan trọng nhất nước ta. Hiện nay thành phố
Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị loại
đặc biệt của nước ta.
Ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh còn là một thành phố năng động với
hơn 10 triệu dân đang sinh sống và phát triển , là đầu mối giao thông quan
trọng của Việt Nam và Đông Nam Á bao gồm cả đường bộ , đường sắt,
đường thủy và đường hàng không .Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang
phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh.
Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ
thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang
bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp
sản xuất.
2.2. Khái quát về tình trạng tai nạn giao thông của TPHCM trong năm 2022:
Trong 9 tháng của năm 2022, trên địa bàn thành phố xảy ra 1.514 vụ tai nạn
giao thông đường bộ, làm chết 476 người và bị thương 971 người. So với cùng kỳ
năm 2021, số vụ giao thông đường bộ tăng 96 vụ, tăng 135 người chết và tăng 177
người bị thương.
Cũng trong khoảng thời gian này, trên địa bàn thành phố xảy ra 3 vụ tai nạn
giao thông đường sắt, 3 người tử vong, không có người bị thương (giảm 1 vụ so với
cùng kỳ 2021); 2 vụ tai nạn trên tuyến thủy nội địa làm tử vong 2 người.
Trong tháng 10 năm 2022 ,toàn thành phố xảy ra 150 vụ tai nạn giao thông
đường bộ, tăng 59,5% (56 vụ) so với cùng kỳ; làm chết 42 người, tăng 50% (14
13

người); bị thương 94 người, tăng 54,0% (57 người); Không xảy tai nạn giao thông
đường sắt và tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) đã có thống kê những con số thể
hiện tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố trong năm 2022,
gồm số tai nạn, số thiệt hại về người, tỷ lệ nguyên nhân gây tai nạn... Trong năm
2022, TPHCM ghi nhận 2.017 vụ tai nạn giao thông (tăng 243 vụ so với cùng kỳ
năm 2021); làm chết 635 người (tăng 159 người chết) và bị thương 1.321 người
(tăng 277 người bị thương).
Sở GTVT cho biết, có nhiều nguyên nhân gây TNGT ở TPHCM. Cụ thể
trong năm 2022, nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển phương tiện không
chú ý quan sát, đã xảy ra 198 vụ tai nạn làm 185 người chết, bị thương 33 người.
Bên cạnh đó, hành vi lưu thông không đúng phần đường gây ra 110 vụ tai nạn
nhưng có đến 109 người chết, bị thương 41 người. Hành vi chuyển hướng không
đúng quy định có 63 vụ khiến 57 người chết, 12 người bị thương. Đó là những
nguyên nhân có số vụ tai nạn không giảm và số người chết chiếm tỷ lệ cao.
Ngoài ra, Sở còn nhắc đến các nguyên nhân khác dẫn đến TNGT là do người
đi bộ, do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, do các phương tiện
không giữ khoảng cách an toàn và vi phạm tốc độ...
Xét về 3 yếu tố gồm số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương do
TNGT, TPHCM "điểm mặt" 6 quận, huyện có số lượng tăng toàn bộ.
Tại quận 1 năm qua tăng 43,8% số vụ, 75% số người chết, 112,5% số người
bị thương. Quận 6 tăng 45,5% số vụ, 60% số người chết, 200% số người bị thương.
Quận 12 tăng 9,4% số vụ, 54,3% số người chết, 54,6% số người bị thương. Quận
Tân Phú tăng 60% số vụ, 84,6% số người chết, 200% số người bị thương. Huyện
Củ Chi tăng 25,5% số vụ, 28,6% số người chết, 80% số người bị thương. TP Thủ
Đức tăng 8,3% số vụ, 43,4% số người chết, 20% số người bị thương.
Cũng theo Sở GTVT, qua theo dõi các điểm nguy cơ ùn tắc giao thông đến
tháng 12/2022, thành phố có 3 điểm chuyển biến tốt, 8 điểm có chuyển biến nhưng
tình hình giao thông còn phức tạp và 7 điểm không chuyển biến, ngoài ra phát sinh
14

thêm 6 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông. Tổng số điểm nguy cơ ùn tắc giao thông
thành phố đang theo dõi hiện nay là 24 điểm.
2.3. Nguyên nhân tai nạn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông song nhìn chung là do
những nguyên nhân chính sau đây:
2.3.1. Nguyên nhân khách quan:
Phương tiện di chuyển chưa đảm bảo an toàn hoặc quá cũ kỹ, không đúng
quy định khi tham gia giao thông.
Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Chẳng hạn như thiết bị cầu đường xuống cấp, xuất hiện nhiều “ổ gà ổ voi”
khiến mặt đường không bằng phẳng làm ảnh hướng đến người tham gia giao thông
gặp phải khó khăn khi di chuyển và nguy hiểm hơn là gặp tai nạn giao thông. Các
hệ thống cống thoát nước vẫn chưa được hoàn thiện dẫn đến ngập úng mỗi khi trời
mưa lớn gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông trên đường cũng là nguyên
nhân gây tai nạn giao thông. Ngoài ra, việc bố trí hệ thống biển báo và đèn tín hiệu
giao thông không phù hợp cũng trở thành một trong các nguyên nhân dẫn tới tai nạn
giao thông. Các biển báo, đèn tín hiệu giao thông đã xuống cấp hư hỏng nặng, các
biển báo che khuất tầm nhìn, các đèn giữa ngã ba và ngã tư đã bị hư hỏng và lạc hậu
một số đã không còn sử dụng nhưng vẫn chưa được thay thế kịp thời. Cơ sở hạ tầng
thiếu khoa học không phù hợp với việc lưu thông trên các tuyến đường.
Hệ thống đường bộ còn gặp nhiều vấn nạn: lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm
nơi kinh doanh, buôn bán khiến người đi bộ phải xuống lòng đường để di chuyển
gây ra nhiều nguy hiểm cho họ như những tai nạn không đáng có mà học phải
vướng vào.
Dân số Việt Nam đang ngày càng tăng, nhu cầu đi lại của người dân ngày
càng nhiều làm cho số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng tăng
nhiều.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
15

Nguyên nhân là do ý thức và sự hiểu biết của người tham gia giao thông còn
chưa tốt:
+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, sử dụng mũ bảo hiểm rẻ
và kém chất lượng dễ dẫn đến nguy hiểm khi xảy ra các vụ va chạm trên đường.
+ Không chú ý quan sát, láy xe mất tập trung (nghe điện thoại) khi tham gia
giao thông.
+ Đua xe, lạng lác, đánh võng, bốc đầu, bỏ hai tay khi tham gia giao thông.
+ Không tuân thủ luật lệ an toàn giao thông (vượt đèn đỏ).
+ Vượt xe sai quy định ở xe máy, xe tải,…các phương tiện giao thông khác.
Trong quá trình tham gia giao thông các phương tiện có chiều hướng muốn vượt lên
phía trước nhưng họ không chú ý xung quanh.
+ Sử dụng rượu bia khi láy xe là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất,
rượu bia sử dụng rộng rãi trong các buổi tiệc, trong các dịp lễ. Người uống rượu bia
thường không kiểm soát được hành vi của mình nên khi tham gia giao thông sẽ rất
nguy hiểm, họ khó có thể điều chỉnh được tốc độ. Từ đó, rất dễ gây ra tai nạn giao
thông.
16

Chương 3
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY
Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: không đội
mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, vượt xe sai quy định, đi không đúng phần đường, lãng
lách, đánh võng,… khi tham gia giao thông.

Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ
cồn trong máu vượt mức cho phép.

Thường xuyên tuyên truyền luật giao thông đường đến với người dân, đặc
biệt là học sinh, sinh viên bởi hiện nay số lượng học sinh, sinh viên vi phạm quy
định của luật giao thông đường bộ tăng cao.

Mọi người cần nâng cao hiểu biết về luật giao thông, luôn chấp hành các quy
định khi tham gia giao thông như không vượt đèn đỏ, không lạng lác, không sử
dụng rượu bia,… khi tham gia giao thông.

Cần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống để xây dựng một
môi trường giao thông an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên đường
phố như tạo hành lang cho người đi bộ; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường,
công ty, nơi công cộng đông người qua lại.

Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các biển báo và đèn tín hiệu đã xuống cấp
hư hỏng nặng, bổ sung đầy đủ các biển báo và đèn tín hiệu giao thông tại các khu
vực.

Cần thực hiện việc lắp đặt các thiết bị giám sát giao thông tại khu vực có đèn
tín hiệu giao thông. Việc lắp thiết bị giám sát giúp cho việc phát hiện những trường
17

hợp vi phạm, hơn nữa còn giúp ghi lại những hình ảnh vi phạm giao thông. Điều
này giúp cho cán bộ giao thông thực hiện giám sát tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Trong điều kiện hiện nay thì để giảm thiểu và đẩy lùi tai nạn giao thông còn
nhờ vào ý thức mỗi người dân, công tác tuyên truyền giáo dục về an toang khi tham
gia giao thông của các cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với nhân dânđểgiảm
thiểu số vụtai nạn giao thông xuống mức thấp nhất tránh những hậu quảđau lòng
đáng tiếc có thể xảy ra.
An toàn giao thông là một vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội hiện nay, để
có thể quản lý tốt nhất vấn đề này chúng ta cần phải có nhiều biện pháp giải quyết
tốt, vì vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận này em xin ược đưa ra một số biện pháp và
hướng giải quyết để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay như
sau:
+ Cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng .
+ Nâng cao chất lượng trong việc sát hạch thi lấy bằng lái xe.
+ Tăng cường lực lượng công an giao thông tại các nơi đựoc coi làđiểm đen về
giao thông.
+ Cần sửa chữa ngay các đoạn đường đã hư hỏng nặng và dần nâng cao chất
lượng hệ thống đường xá giao thông tại nước ta.
+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền về nâng cao ý thức an toàn khi tham gia giao
thông.
+ Mỗi người dân khi tham gia giao thông cần phải cóý thức tự giác chấp hành
các luật lệ giao thông.
18

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO


 Báo cáo “ Tình hình tai nạn giao thông nước ta năm 2022 ” của Bộ Giao
Thông Vận Tải.
 Báo “ An Ninh Nhân Dân ”
 Tạp chí “ Giao Thông ”
 Báo điện tử Việt Nam net.
 Các số liệu về an toàn giao thông của sở cảnh sát giao thông Thành phố Hồ
Chí Minh.
 Sách giáo khoa Triết học Mác - Lênin năm 2021. Tường Đại Học Lao động
và Xã hội.

You might also like