You are on page 1of 17

1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vấn đề tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan
tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và cụ thể là thành phố
Hồ Chí Minh. Ngày 30-12, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh thông tin
về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn trong năm 2022. Cụ thể, trong năm 2022
tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh tăng cả 3 mặt (số vụ, số người chết và
số người bị thương) so với năm 2021, nhưng giảm cả 3 mặt so với năm 2019 (thời
điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19 tại thành phố). Hiện nay tai nạn giao thông
đang diễn ra hằng ngày gây hậu quả rất nặng nề, không chỉ là nỗi đau của người bị
nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người thân và người dân xung quanh, gây tổn thất
cho xã hội về vật chất, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Người tham gia giao
thông ý thức còn kém, sử dụng ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, phóng
nhanh vượt ẩu, đường xá nhỏ hẹp, xuống cấp trầm trọng, lượng xe lưu thông
nhiều... là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Vì vậy, nhiệm vụ được
đặt ra là giải quyết vấn đề tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Muốn giải quyết được vấn đề tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay thì cần phải đề ra những giải pháp phù hợp, đúng đắn. Có rất nhiều phương
pháp để đưa ra giải pháp, trong số đó, những phương pháp mà chủ nghĩa duy vật
mang lại bằng cách vận dụng những nguyên tắc cơ bản sẽ cung cấp thế giới quan
khoa học và phương pháp luận đúng đắn, để từ đó có cái nhìn chính xác, toàn diện,
khách quan, cụ thể về vấn đề tai nạn giao thông, và khi đó vấn đề tai nạn giao thông
sẽ được giải quyết, từ đó thúc đẩy con người, xã hội, kinh tế của toàn thành phố
phát triển.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tai nạn giao thông ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay – tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng” làm tiểu luận kết
thúc học phần môn Triết học Mác – Lênin.
2

NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Những nguyên tắc cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng
1.1.1. Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động
chủ quan
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính
năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương,
đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những
điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan, nếu không sẽ gây ra những hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật, hiện
tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được
gán cho đối tượng cái mà nó không có.
Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng, phải xuất phát từ chính
bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có
của nó. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy
vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan. Phải phát huy tính
năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư
tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi
trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng
giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi
dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung,
nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay;
coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm
sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan, còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích,
phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động
3

cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức
và hành động của mình.
1.1.2. Nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái
quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận
thức và thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối
liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả
các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống
nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy,
nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc
tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và
với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp;
trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ
của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ
thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét
dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện
(đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa
chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối
liên hệ phổ biến).
1.1.3. Nguyên tắc phát triển
Cơ sở khoa học của nguyên tắc là nguyên lý về sự phát triển. Khi xem xét
một sự vật hiện tượng muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự
4

vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo
thủ, trì trệ. Nguyên tắc này gồm những yêu cầu sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự
báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình
thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều
kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện
mới.
Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng
nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” (...),
trong sự biến đổi của nó”.
1.1.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng
cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng qua lăng kính của
những sự ngẫu nhiên, những giai đoạn trình tự theo không gian và thời gian, theo sự
hình thành sự vật, hiện tượng; nhờ đó phán ánh sự vận động đa chiều, muôn vẻ của
hình thức biểu hiện của sự vật, hiện tượng, nắm được bản chất của nó. Nguyên tắc
này yêu cầu:
Thứ nhất, trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực
tiễn cần phải xem xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình
huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
5

Thứ hai, phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể
trong những tình huống cụ thể để từ đó có những biện pháp đúng đắn và có hiệu quả
xử lý các vấn đề thực tiễn.
Thứ ba, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc
phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm
triết trung, ngụy biện.
1.2. Tiếp cận vấn đề tai nạn giao thông từ góc độ duy vật biện chứng
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tai nạn giao thông
1.2.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông
Tai nạn là gì?
Tai nạn, còn gọi là chấn thương không chủ ý hoặc có chủ ý, là một sự kiện
không mong muốn, ngẫu nhiên và không biết trước, dẫn đến thiệt hại cho người và
vật.
Theo Wikipedia tai nạn giao thông là những sự va chạm, va quẹt, đâm va gây
thương tích hoặc gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm với một
phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác, như
cây, cột điện hoặc tòa nhà. Tai nạn giao thông thường dẫn đến thương tích, tử vong
và thiệt hại tài sản.
Tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định
nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết
tắt là Nghị định số 97) Cụ thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội
và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, quy định: Tai nạn giao thông là sự
kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng
tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường
chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông:
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm
các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất
không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe
con người hoặc tài sản.
6

Theo bộ y tế tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ
quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên
đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng
do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột
xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe.
Từ những định nghĩa trên tai nạn giao thông là:
Sự việc rủi ro, bất ngờ, nằm ngoài ý kiến chủ quan của con người, xảy ra khi
phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, đến tài
sản và phương tiện.
1.2.1.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông
Được thực hiện bằng những hành vi cụ thể: sự va chạm, va quẹt, đâm và gây
thương tích hoặc gây nguy hiểm xảy ra khi một phương tiện va chạm với một
phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác (cây,
cột điện, tòa nhà…) xảy ra trên mạng lưới giao thông.
Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ tai nạn giao thông cụ
thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông.
Gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc
tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Xét về lỗi, có thể là lỗi vô ý, không có lỗi hoặc là lỗi cố ý.
1.2.2. Nguyên nhân của tai nạn giao thông
Hiện nay cơ sở hạ tầng kém chất lượng, xuống cấp cũng trở thành nguyên
nhân quan trọng dẫn đến giao thông gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Đường xá
nhỏ hẹp, chỉ phù hợp với các loại xe di chuyển chậm và mật độ thưa. Đặc biệt,
đường giao thông xuống cấp trầm trọng làm cho người tham gia giao thông gặp
những khó khăn nguy hiểm hơn là gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia
giao thông.
Ngoài ra, hiện nay việc bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp
hay biển báo bị chắn bởi cây cối, các biển báo xuống cấp mờ chữ cùng với việc các
7

biển phụ được gắn kèm biển báo làm cho người tham gia giao thông rơi vào “ma
trận” cũng trở thành một nguyên nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, nguyên nhân đến từ chất lượng của các phương tiện tham gia
giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự chế), người điều
khiển phương tiện không thường xuyên kiểm tra xe dẫn đến sự cố hư hỏng bất ngờ
khi đang tham gia giao thông cũng làm cho tình trạng tai nạn giao thông trở nên
nghiêm trọng hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện nay các vụ tai nạn giao thông
liên quan đến chất lượng phương tiện giao thông ngày càng phổ biến.
Chó, mèo đột ngột chạy sang đường làm người điều khiển phương tiện giao
thông bất ngờ, mất lái dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
Buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng lề đường ở những tuyến đường đông đúc
bất chấp nguy hiểm, gây cản trở tầm quan sát của các phương tiện tham gia giao
thông.
Do các chế tài xử phạt chưa thật sự nghiêm minh đối với các hành vi gây tai
nạn giao thông dẫn đến người điều khiển phương tiện giao thông không tuân thủ
luật khi tham gia giao thông.
Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng thời tiết: mưa ướt gây trơn
trượt. Gió lớn khiến nhiều biển bạt, mái tôn, cành cây rơi xuống lòng đường, cây
lớn ngã đổ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông vào thời điểm đó.
Các hệ thống thoát nước, các cống nước vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến ngập
úng, nước rất xoáy và mạnh ở các cống nước mỗi khi mưa bão, lũ lụt gây khó khăn
cho các phương tiện lưu thông trên đường cũng là nguyên nhân gây tai nạn giao
thông. Đã có nhiều trường hợp sụt chân xuống lỗ cống và bị nước cuốn trôi.
Nhắc tới nguyên nhân gây ra tai nạn, thì nguyên nhân chủ quan là yếu tố con
người là nguyên nhân chủ yếu và khiến cho tai nạn giao thông ngày càng trở nên
phổ biến và nguy hiểm. Đầu tiên: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao
thông không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Ngoài các lý
do khách quan thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông là do người điều
khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định
8

về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức
tham gia giao thông của người dân chưa tốt.
Bên cạnh đó, công tác quản lý lái xe của một số doanh nghiệp kinh doanh
vận tải còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, trong khi lực lượng chức năng thực hiện
các nhiệm vụ thanh tra, tuần tra kiểm soát còn mỏng trên các địa bàn quản lý.
1.2.3. Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội
Theo Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA),
năm 2020 chứng kiến số vụ tai nạn giao thông chết người kỷ lục kể từ năm 2007.
Một số nguyên nhân cơ bản đằng sau sự gia tăng tử vong và thương tích giao thông
này là do sự gia tăng các trường hợp lái xe không tập trung, chạy quá tốc độ và đeo
đai an toàn không đúng cách.
Tổng quan về các vụ tai nạn thương tích do tai nạn xe cơ giới từ Hội đồng
An toàn Quốc gia (NSC) cho biết, trong năm 2019, có 39107 trường hợp tử vong
liên quan đến phương tiện cơ giới. Như bạn thấy, trong những năm gần đây, tỷ lệ tai
nạn giao thông tăng đều đặn.
Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa
đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, ảnh hưởng
đến bản thân người bị tai nạn giao thông, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau:
Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của rất nhiều
người, có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, có nhiều người chịu tàn phế, sống
cuộc đời thực vật do tai nạn giao thông. Bên cạnh bị ảnh hưởng đến tâm lý của
người bị tai nạn, khiến họ phải lo sợ mỗi khi ra đường…
Đối với gia đình có người thân bị tai nạn giao thông sẽ đau đớn rất nhiều về
tinh thần, mất mát đối với họ rất lớn, hoặc mất thời gian, công sức chi phí để chăm
sóc và điều trị cho họ.
Đối với xã hội, tai nạn giao thông dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi
có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.
Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn
thương đến toàn xã hội và gia đình và người bị nạn.
9

Chương 2 TAI NẠN GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, là hiện tượng tai nạn giao thông. Hàng năm, ở thành phố xảy ra
hàng chục nghìn, thậm chí vài chục nghìn vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng
của trên chục nghìn người, làm bị thương khoảng chục nghìn người khác và làm
hỏng hàng nghìn phương tiện giao thông các loại, gây thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 1 tỷ
USD/năm, đó là chưa kể đến những tổn thất về tinh thần, tình cảm ở những gia đình
có người thân bị tai nạn giao thông: hàng nghìn người đang khỏe mạnh bỗng dưng
trở thành tàn tật, hàng chục nghìn trẻ em bị mồ côi cha mẹ, hàng nghìn người lao
động chính của gia đình bỗng trở thành người không còn khả năng lao động hoặc bị
mất đi hết sức bất ngờ, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những tổn thất này
vô cùng lớn lao và khó có thể tính hết được.
Thứ hai, là hiện tượng ùn tắc giao thông ở các quận trung tâm như: Quận 1,
4, 7,… Hiện tượng ùn tắc giao thông cũng đã gây nên nhiều khó khăn cho nền kinh
tế thành phố, gây nên những bức xúc trong dân chúng vì chậm giờ làm, giờ học, vì
hao tổn xăng dầu, vì ô nhiễm môi trường bởi khói bụi và tiếng ồn làm ảnh hưởng
xấu đến đời sống và sức khỏe của người dân, và cũng là một nguyên nhân dẫn đến
tai nạn giao thông.
Muốn giải quyết tận gốc vấn đề tai nạn giao thông ở thành phố hiện nay cần
phải nghiên cứu các đặc điểm của giao thông từ trong lịch sử để tìm hiểu được
những nguyên nhân của những vấn nạn giao thông nói trên và từ đó mới có thể đưa
ra những giải pháp mang tính khả thi cao.
Muốn xây dựng được văn hóa giao thông và giải quyết được tai nạn giao
thông trên phạm vi thành phố, chúng ta cần phải tập trung giải quyết những vấn đề
bất cập trên. Đó là vấn đề đầu tiên.
Hai là, giao thông thành phố mang nét của văn minh nông nghiệp, văn hóa
xóm làng. Khi bước vào xã hội văn minh, thực hiện sự chuyển biến từ văn minh
nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, từ văn hóa xóm làng sang văn hóa đô thị
thì họ lại gặp phải quá nhiều khó khăn và hạn chế.
10

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông rất đa dạng, bao gồm nguyên nhân chủ quan và
khách quan.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Dưới đây là một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay theo hướng
khách quan, cụ thể:
Cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông còn nhiều hạn chế:
+ Hàng loạt tuyến đường bị xe cộ cày nát, không được nâng cấp, sửa chữa
hoặc chỉ sửa chữa qua loa, dẫn đến tình trạng ngày nắng thì đầy bụi, còn ngày mưa
thì sình lầy, đầy "ổ gà”, "ổ voi". Rất dễ xảy ra tai nạn giao thông khi lưu thông trên
những tuyến đường này.
+ Các hệ thống thoát nước, các cống nước vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến
ngập úng, nước rất xoáy và mạnh ở các cống nước mỗi khi mưa bão, lũ lụt gây khó
khăn cho các phương tiện lưu thông trên đường.
+ Hiện nay trên địa bàn thành phố có những biển báo bị cây cổ thụ, cột điện,
biển quảng cáo che khuất, có biển chữ đã quá mờ, méo mó, trầy xước khó nhìn gây
khó khăn cho người điều khiển phương tiện giao thông.
+ Việc lắp đặt đèn giao thông vẫn chưa được đồng bộ trên các tuyến đường.
Do sự gia tăng dân số của thành phố Hồ Chí Minh: số người sinh ra, di cư
đến thành phố và trực tiếp tham gia giao thông không ngừng tăng lên, hạ tầng kỹ
thuật giao thông của thành phố không kịp đáp ứng nhu cầu về số lượng phương tiện,
tạo ra mật độ giao thông cao quá mức, dễ gây tai nạn giao thông. Việc gia tăng dân
số thì mật độ giao thông tham gia càng dày đặc, trong đó các phương tiện giao
thông nhiều chủng loại, nhiều hình thức cùng tham gia cùng một lúc nên việc xảy ra
tai nạn giao thông là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hệ thống vận tải công cộng của thành phố còn hạn chế: chính sách hạn chế
xe cá nhân chưa được thực hiện nên hện nay, khi lưu thông trên đường, xe buýt bị
“bao vây” bởi rất nhiều xe cá nhân và đây là một trong những nguyên nhân làm cho
11

hiệu quả hoạt động của xe buýt không cao. Xe buýt khó di chuyển và khó bảo đảm
giờ phục vụ hành khách. Hạ tầng phục vụ xe buýt hoạt động còn yếu kém, đặc điểm
không gian kinh tế, cấu trúc đô thị thành phố chưa thuận lợi cho người dân sử dụng
phương tiện giao thông công cộng, hệ thống điều hành quản lý xe buýt cần được cải
thiện hơn nữa, xe công cộng cần thêm các chính sách hỗ trợ phát triển…
Phát triển chưa cân đối các loại hình vận tải: đã có nhiều đề án về nâng cao
năng lực cho vận tải xe buýt trong thành phố nhưng khó có thể thực hiện được do
việc phát triển cơ sở hạ tầng phải giải phóng mặt bằng với chi phí quá lớn. Những
loại hình vận tải tiên tiến như metro, đường sắt trên cao,… trong hệ thống vận tải
hành khách đô thị chưa phát triển nhiều.
Các chính sách về an toàn giao thông không đồng bộ và nhất quán trên toàn
thành phố: bảo đảm an toàn giao thông chưa được coi là một công việc thường
xuyên không nên biến thành các chiến dịch. Nhiều công việc được phát động nhưng
không được duy trì. Các chính sách về an toàn giao thông chưa được thống nhất
trong các lĩnh vực. Chẳng hạn số phương tiện giao thông tăng, phá vỡ sự cân bằng
giữa năng lực thông qua với số lượng phương tiện nhưng việc sản xuất nhập khẩu
phương tiện vẫn tràn lan. Muốn người dân bớt sử dụng xe máy mà vẫn để hệ thống
vận tải công cộng yếu kém…
Do ảnh hưởng của thời tiết:
+ Mưa ướt gây trơn trượt. Gió lớn khiến nhiều biển bạt, mái tôn, cành cây,…
rơi xuống lòng đường, cây lớn ngã đổ gây nguy hiểm cho người tham gia giao
thông vào thời điểm đó.
+ Khi lưu thông trên cầu vào những ngày mưa gió giật mạnh rất dễ bị “gió tạt
bay” bởi càng lên cao thì sức gió càng mạnh khiến bạn không thể làm chủ được tay
lái của mình.
Do chế tài xử phạt:

+ Chế tài xử phạt chưa có hoặc có nhưng rất nhẹ không đủ sức răn đe các
hành vi gây tai nạn giao thông làm tái diễn các lỗi vi phạm pháp luật về an toàn giao
12

thông. + Do việc tuần tra xử lý các hành vi vi phạm giao thông chưa thật sự hiệu
quả chỉ tập trung ở trung tâm thành phố và những điểm giao thông đông đúc.
Một số nguyên nhân khách quan khác: lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn
bán, thả rông chó mèo, không rọ mõm chó,…
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Tai nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dễ kiểm soát hơn nếu chúng ta tuân thủ các quy định cụ
thể về an toàn giao thông. Và một trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông
chính là ý thức chủ quan của mọi người, cụ thể:
Người tham gia giao thông chưa nhận thức được những hậu quả, thiệt hại
nặng nề của tai nạn giao thông mang lại.
Mọi người chưa có đầy đủ các kỹ năng, kiến thức cần thiết khi tham gia giao
thông.
Ý thức của mọi người khi tham gia giao thông còn kém: không đội mũ bảo
hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, phóng nhanh khi tới đèn vàng, uống rượu
bia khi lái xe,…
2.3. Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đến đời sống xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
Đối với bản thân người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của rất
nhiều người, đối với những trường hợp may mắn còn sống sau tai nạn giao thông có
thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, phải nằm viện điều trị trong thời gian dài
hoặc phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn, có nhiều người chịu tàn phế, sống
cuộc đời thực vật do tai nạn giao thông. Bên cạnh bị thiệt hại về sức khỏe mà tại nạn
giao thông còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bị tai nạn, khiến họ phải lo sợ mỗi
khi ra đường…
Đối với gia đình, những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông cướp đi
mạng sống thì gia đình sẽ đau đớn rất nhiều về tinh thần, mất mát đối với họ rất lớn,
hoặc nếu may mắn hơn nếu người bị tai nạn còn sống thì gia đình cũng mất thời
gian, công sức chi phí để chăm sóc và điều trị cho họ.
13

Đối với xã hội, tai nạn giao thông dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi
có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.
Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn
thương đến toàn xã hội và gia đình và người bị nạn.
14

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TAI NẠN GIAO THÔNG Ở


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 3.1. Bố trí ca làm việc, hoạt
động của các doanh nghiệp, trường học một cách
hợp lý
Thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ, từ cuối tháng 9, thành phố Hồ Chí
Minh đã đề ra chín giải pháp, trong đó có nhiều biện pháp cấp bách, cụ thể và quyết
liệt nhằm hạn chế và đẩy lùi ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn
thành phố. Thành phố sẽ triển khai thực hiện (thí điểm) tổ chức làm việc, học tập
lệch ca, lệch giờ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và một số trường đại học,
THCS,
THPT ở những nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông.
3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức chấp hành
Luật Giao thông
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chấp hành Luật
Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông. Chấn chỉnh trật tự đô thị và
lập lại trật tự lòng lề đường. Khẩn trương lắp đặt biển báo, hoàn chỉnh hệ thống đèn
tín hiệu giao thông, phân luồng giao thông một chiều các tuyến đường, khu vực
thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Chấn chỉnh hoạt động của mạng lưới vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt, với quy mô vận chuyển một triệu lượt hành
khách/ngày. Mỗi năm thành phố tài trợ cho xe buýt hơn 500 tỷ đồng, nhưng năng
lực vận tải mới chỉ đạt 4,5% nhu cầu vận chuyển, đi lại của người dân.
3.3. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng
Do ùn tắc giao thông, xe buýt không hoạt động được, Sở Giao thông công
chính vừa phải cắt giảm hơn 200 lượt xe buýt/ngày. Ðẩy nhanh tiến độ thi công xây
dựng các công trình giao thông trọng điểm trên các tuyến đường Trần Hưng Ðạo,
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Chương Dương - Hàm Tử, đường ven kênh Nhiêu Lộc -
Thị Nghè, xa lộ Hà Nội... Xóa các điểm "đen" về ùn tắc giao thông và tai nạn giao
thông trên các tuyến đường có mật độ phương tiện lưu thông cao. Xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm luật giao thông và thực hiện nghiêm Nghị quyết 32 của Chính
phủ. Từ đó cũng sẽ giảm thiểu được tai nạn giao thông.
15

3.4. Tăng cường lực lượng quản lý và kiểm soát


Ngoài ra, thành phố còn thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp trước mắt và
lâu dài như tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông và thanh niên xung phong trực
ở những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông, gấp rút hoàn thành kế hoạch lộ trình
hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông trong khu trung tâm, thực hiện các dự án tàu
điện ngầm, đường trên cao, bãi đỗ xe ngầm... tăng cường cơ sở hạ tầng nhằm hạn
chế và đẩy lùi tai nạn giao thông.
16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế của đất nước
với tỉ lệ dân số cao. Các hoạt động kinh tế diễn ra nhộn nhịp và sôi động, những con
đường tấp nập người và xe là những hình ảnh thường thấy của một Sài Gòn năng
động. Tuy nhiên, vì lợi thế là trung tâm kinh tế của miền Nam và thu hút người từ
nhiều vùng miền đến sinh sống, hậu quả là môi trường sống bị giảm chất lượng,
nhiều vấn đề đời sống xảy ra, mà một trong những vấn đề xảy ra hàng ngày và vẫn
chưa có biện pháp giải quyết là vấn đề tai nạn giao thông. Đây được xem là một
"đặc sản" của thành phố mang tên Bác khi nó diễn ra hàng ngày và gây ra rất nhiều
vấn đề như lãng phí thời gian của cá nhân, ảnh hưởng đến tính mạng và đời sống
của nhiều người.
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được thử thách trong thực
tiễn, vượt qua những biến cố lịch sử và luôn phù hợp với những bước tiến của khoa
học. Là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin
cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học, để từ đó có sự vận dụng sáng
tạo trong nhận thức xu hướng, quy luật phát triển của quan hệ quốc tế trong bối
cảnh thế giới đang có những biến động nhanh chóng, khó lường, cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ. Nên
qua việc nghiên cứu các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và áp dụng
vào vấn đề tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, bài viết đã cho
thấy rõ về tai nạn giao thông – một vấn nạn không hồi kết và đưa ra những giải pháp
nhằm giảm thiểu thực trạng tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Để giải quyết vấn đề tai nạn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,
trong nhận thức và hành động của mỗi chúng ta cần có cái nhìn đầy đủ, khách quan
về vấn đề tai nạn giao thông và cần vận dụng các giải pháp một cách chính xác,
khoa học. Để được như vậy thì đòi hỏi nâng cao trình độ hiểu biết, nắm rõ các
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Giảm thiểu tai nạn giao thông
sẽ giúp con người, xã hội và kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh phát triển, kéo theo
đó sẽ là sự phát triển của cả đất nước Việt Nam.
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tập 3.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tập 17.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tập 20.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tập 37.
7. Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập
22.
8. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 18
9. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 20
10. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 36.
11. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 39.
12. Viện Mác – Lênin (1970), V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb. Chính
trị, Mát – xcơ - va, Tiếng Nga.
13. luatminhkhue.vn.

You might also like