You are on page 1of 4

NHÓM 1

Vận Dụng Quan Điểm Toàn Diện


Để Lí Giải Nguyên Nhân Vấn Đề Thất Nghiệp
Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường
I. Phương pháp luận của quan điểm toàn diện
 “Phép biện chứng duy vật” là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự
vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
 Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2 nguyên lý ( Nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến, nguyên lí về sự phát triển), 6 cặp phạm trù và 3 quy luật phổ biến (quy luật
lượng chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập)
 Và Quan điểm toàn diện là quan điểm được rút ra từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
 Quan điểm toàn diện là gì? “Quan điểm toàn diện” là một quan điểm mang tính phương
pháp luận khoa học trong nhận thức thế giới, khi nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến tất
cả các yếu tố, các mặt, bao gồm cả mặt gián tiếp, trung gian có liên quan đến sự vât.
1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
 Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối  liên
hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức. Đây cũng chính là cơ sở lý
luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện.
 Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa dạng.
 Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan
điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến
diện.
 Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ
lưỡng mà đã vội  kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng.
2. Yêu cầu của quan điểm toàn diện
 Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại. Mối quan
hệ này có thể là giữa các yếu tố, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa mối liên hệ trực
tiếp với gián tiếp.
 Không những thế quan điểm toàn diện còn đòi hỏi con người phải chú ý và biết phân biệt từng
mối liên hệ. Cụ thể hơn đó là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài,
mối liên hệ về bản chất.
 Đòi hỏi con người nắm bắt được khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Cũng
như hiểu rõ về hiện tại đang tồn tại của sự vật.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận
 quan điểm toàn diện: khi nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải xem xét sự vật trong mối liên
hệ phổ biến, thấy được vai trò của từng yếu tố, tránh quan điểm phiến diện, 1 chiều

4. So sánh phân biệt quan điểm toàn diện với quan điểm phiến diện
Quan điểm toàn diện Quan điểm phiến diện
 Nhận thức đùng đắn về sự vật, hiện  Nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ
tượng thiên về 1 phía, một mặt, không thấy đc
+ Trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ đủ các mặt, các khía cạnh khác nhau của
phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau vấn đề.
của chính sự vật, hiện tượng đó.  Xem xét sự vật hiện tượng một cách
+ Trong mối liên hệ với các sự vật khác cứng nhắc, chủ quan, không đặt trong
 Xem xét trong mối liên hệ với nhu cầu mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của
thực tiễn của con người cuộc sống xã hội.
 Mõi thời đại và mỗi hoàn cảnh lịch sử  Coi tri thức về sự vật, hiện tượng là
nhất định => sự vật, hiện tượng thay tuyệt đối, không thể thay đổi và phát
đổi => Tri thức về sự vật chỉ là tương triển
đối, không đầy đủ trọn vẹn
 Tránh tuyệt đối hóa những tri thức đã
có về sự vật và tránh xem nó là những
chân lí bất biến, không thể phát triển.

 Khi nghiên cứu xã hội cũng cần đến quan điểm toàn diện vì các mối quan hệ trong xã hội
không tách rời mà đan xen, tác động qua lại lẫn nhau.
 Và tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường cũng là một vấn đề xã hội mà
nguyên nhân gây ra là tập hợp của nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nhau.
II. Vận Dụng Quan Điểm Toàn Diện Để Lí Giải Nguyên Nhân Vấn Đề
Thất Nghiệp Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường
1. Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
- Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong quý 1 năm 2019, số người thất
nghiệp trong độ tuổi lao động là 1.059.000 người. Trong đó, số người thất nghiệp ở nhóm trình độ cao
đẳng là hơn 65.000 người. Nhóm trình độ trung cấp có gần 53.000 người thất nghiệp. Nhóm trình độ
đại học trở lên có gần 125.000 người thất nghiệp. Trong khi đó, quý 1 năm 2018, con số này lên đến
142.300 người.
- Hiện nay, trên cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có
khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. cả nước có khaongr 2,2 triệu sinh viên trong tổng số 95 triệu dân.
Con số đó đã phản ánh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta.
- Có không ít sinh viên không tìm được việc làm nên đã chọn giải pháp học tiếp để hi vọng tấm
bằng “Cao học” hay “Thạc sĩ” sẽ giúp suôn sẻ hơn khi tìm việc.
- Một cuộc khảo sát do trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc trường ĐH KHXH &
NV thực hiện với quy mô gần 3000 cực sinh viên thuộc 5 khoá khác nhau của 3 trường đại học: ĐH
QGHN, ĐH QG HCM và ĐH HUẾ đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân chưa tìm
được việc làm.
2. Nguyên nhân của vấn đề
 Từ thực trạng đó, trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện, chúng tôi xem xét nguyên nhân
thất nghiệp của sinh viên đại học cao đẳng sau khi ra trường trên nhiều phương diện trong đó chỉ đưa
ra những nguyên nhân cơ bản nhất có tính quyết định trực tiếp.
 Về nguyên nhân khách quan có nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân từ nhà nước và nguyên
nhân từ nhà đào tạo.
- Nguyên nhân kinh tế: Nền kinh tế nước ta về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp còn mang
tính chất manh mún, lạc hậu; Thị trường lao động trong nước chưa thật sự phát triển; Cơ cấu lao động và
cơ cấu việc làm nước ta còn mất cân đối; Cách thức sử dụng lao động chưa hợp lí và quy mô doanh
nghiệp của nước ta còn nhỏ; Dân số tăng nhanh gây nên tình trạng tăng cao của sức ép dân số đối với việc
làm (dân số nước ta trung bình tăng thêm 1 triệu người/năm. Đồng nghĩa với việc cơ cấu lao động cũng
tăng thêm 1 triệu người/năm. Dẫn đến tình trạnh nạn thất nghiệp diễn ra ùn ứ từ năm này qua năm khác
=> khó giải quyết); và sự tác động của quá trình toàn cầu hóa.
- Về chính sách của nhà nước: Hiện nay chính sách đãi ngộ của nhà nước là chưa hợp lý bộc lộ
đầu tiên ở chính sách tiền lương; Thủ tục xin việc còn nhiều rườm rà, phức tạp, dài dòng thông qua nhiều
cấp với nhiều loại giấy tờ; Về chính sách giải quyết việc làm lại không phù hợp ngay với sự phát triển của
nền kinh tế; Tất cả các phương hướng mục tiêu đều nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động
chưa qua đào tạo, lao động nông thôn; và thực trạng quy hoạch nguồn nhân lực nước ta trong những năm
qua còn quá nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu mục tiêu cụ thể.
- Về phía đào tạo: Chất lượng lao động qua đào tạo bậc đại học cao đẳng của nước ta còn thấp lại
kém về nhiều mặt như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ý thức kỉ luật và tác phong công nghiệp; Nền kinh tế
Việt Nam phát triển nhanh nhưng nền giáo dục lại chậm đổi mới, nội dung và phương pháp giảng dạy vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được tính sáng tạo độc lập trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên;
đội ngũ giảng viên còn thiếu, người giảng viên phải giảng dạy ở nhiều trường thậm chí là nhiều ngành
học, môn học khác nhau do đó không có thời gian nghiên cứu; Nội dung phương pháp đào tạo còn lạc hậu
không theo kịp với xu thế phát triển của xã hội; Giáo dục ở nước ta chưa gắn với nhu cầu thực tiễn; Cơ
cấu đào tạo của nước ta còn bất hợp lý.
- Về phía các nhà tuyển dụng: Có nhiều ngành nghề yêu cầu rất cao về kinh nghiệm và ngoại hình
VD: tiếp viên hàng không. Những ngành kén chọn như vậy thì không phải ai cũng có thể vào được vì đôi
khi họ có cái này nhưng mất cái kia. Có kinh nghiệm nhưng ngoại hình không đạt mà ngoại hình lại là thứ
vốn có của mỗi người không thể thay đổi. Đồng thời, cũng có rất nhiều trường hợp tuyển dụng không
minh bạch, ưu tiên người có mối quan hệ hoặc có tiềm lực kinh tế để tuyển dụng họ vào 1 vị trí nào đó.
 Suy cho cùng, Nguyên nhân KT là nguyên nhân cuối cùng, các nguyên nhân khác cũng
bắt nguồn từ NN kinh tế
 Nguyên nhân chủ quan: do trình độ chuyên môn, năng lực của sinh viên còn nhiều yếu kém,
thiếu kĩ năng đặc biệt là kĩ năng mềm (làm việc nhóm, ngoại ngữ...), kiến thức nhiều thực hành ít nên
kinh nghiệm chưa có, tác phong công nghiệp chậm, tính kỉ luật không cao điển hình là việc “CAO SU”
trễ giờ, lề mề. Sinh viên bị động trong việc tìm kiếm việc làm theo kiểu “ăn sẵn”, ngồi yên đợi các nhà
tuyển dụng đến tìm mình. Một bộ phận không nhỏ sinh viên lại muốn bám trụ ở thành phố lớn (Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Đà nẵng,…) trong khi số việc làm ở đây chưa đủ để thu hút hết lực lượng lao động này.
3. Giải pháp
 Từ những nguyên nhân đã nêu trên, chúng em đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề thất
nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở nước ta hiện nay. Đó là:
a. Phát triển về cả chiều sâu và chiều rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh.
b. Xã hội hóa và nâng cao chất lượng đào tạo
c. Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng.
d. Xây dựng những chính sách xã hội phù hợp
Về chính sách xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước mà truớc hết là đổi mới trong
lĩnh vực kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về lao
động và việc làm nhằm mở rộng thị trường và sử dụng lao động trong nước, tạo ra cầu lao động ngày một
tăng lên; Hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu của hội nhập
trong quá trình toàn cầu hóa; Cần có sự quan tâm hợp lý đến công tác giải quyết việc làm cho các bậc lao
động có trình độ khác nhau; Tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động đã qua đào tạo.
Về chính sách giáo dục: Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hiện đại; Chúng
ta phải quyết tâm thay đổi nội dung đào tạo để phù hợp với nền kinh tế phát triển như hiện nay; Nhanh
chóng thực hiện công tác phân luồng học sinh; Giáo dục hệ tư tưởng và ý thức nghề nghiệp cho sinh viên;
Chuyển đổi mô hình giáo dục trong nền kinh tế nông nghiệp sang mô hình giáo dục trong nền kinh tế
công nghiệp
Bản thân sinh viên phải có sự thay đổi trong nhận thức của mình:
Tìm hiểu nghề nghiệp của mình trên tất cả các phương diện, chọn nghề nghiệp cần cso sự đam mê
và phù hợp với năng lực của bản thân. Trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp để nâng cao kinh nghiệm
và kĩ năng mềm. nghiêm túc học tập ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường, trau dồi phẩm chất đạo đức,
rèn luyện thể lực tốt.
Về phía nhà trường: bổ sung và cải thiện đầy đủ những trang thiết bị phục vụ cho quá trình học tập
và nghiên cứu. Đổi mới phương giáp giảng dạy, phát huy tối đa năng lực của sinh viên.
Về phía các nhà tuyển dụng: cần minh bạch trong quá trình tuyển dụng, Nhà nước cần tạo ra khung
pháp lsi phù hợp, đảm bảo đởi bình đẳng giữa các lao động với nhau.
4. Kết luận
Thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của thời đại ngày nay đặc biệt là khi một
lượng không nhỏ người thất nghiệp lại đã được đào tạo qua trường lớp và có trình độ học vấn khá cao là
sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường xét dưới góc độ
của quan điểm toàn diện do rất nhiều nguyên nhân. Trên cơ sở những nguyên nhân đó, chúng em cũng đã
đề ra một số biện pháp để khắc phục phần nào tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện
nay. Đó là những biện pháp mang tính đồng bộ và toàn diện được thực hiện, áp dụng đối với cả nhà nước,
nhà đào tạo, nhà tuyển dụng và cả đối với bản thân sinh viên - đối tượng bị ảnh hướng trực tiếp.

You might also like