You are on page 1of 9

Họ và tên: Lại Đình Đăng Khoa

MSSV: 3120100021

Lớp DSU1201

BÀI TẬP MÔN TTHCM NHÓM 4

CÂU HỎI THẢO LUẬN


Câu 1: Phân tích những ưu điểm và hạn chế của nguồn lực con người (nguồn
nhân lực) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay.
Liên hệ thực tế nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực đang học và bản thân.

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với hơn 63 triệu người (chiếm 69,5%
dân số) trong độ tuổi lao động, mang lại nhiều lợi thế về nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá đông. Thêm vào đó,
năng suất lao động của người Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Tính theo
giai đoạn, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể
theo hướng tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,9%/năm.
Những nỗ lực tăng năng suất lao động thời gian qua góp phần không nhỏ thu hẹp dần
khoảng cách tương đối của năng suất lao động Việt Nam so với nước ASEAN.

Công tác đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam bước đầu gắn với nhu cầu của doanh
nghiệp và thị trường lao động; cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh
theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới
mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động...

Việt Nam đã phát triển được đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ khá đông đảo.
Nhiều nhà kinh tế, cán bộ khoa học của Việt Nam đã tiếp thu và tiếp cận được với
nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động
Việt Nam thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện
tiếp cận được nhiều hơn với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động
công nghiệp. Người lao động Việt Nam được đánh giá có ưu điểm là thông minh, cần
cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp
thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới.

Bên cạnh thực trạng và một số kết quả đạt được, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
còn bộc lộ nhiều hạn chế khi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, đòi hỏi của thị
trường lao động thời kỳ hội nhập. Cụ thể:

+ Mặc dù sự gia tăng về dân số kéo theo số lượng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao
động tăng trưởng mạnh. Thế nhưng con số đạt chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu sử dụng của các doanh nghiệp lớn vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên
nhân xuất phát từ công tác giáo dục đào tạo chưa thực sự phù hợp. Lao động trong
nước vẫn chủ yếu là lao động phổ thông. Hoạt động vẫn chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp, cơ cấu nhân lực lao động cũng còn nhiều bất cập.

+ Chảy máu chất là sự di chuyển của nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ thuật từ một
nước qua những nước khác. Đây chính là thất thoát nguồn nhân lực, lao động giỏi
trong nước ra nước ngoài làm việc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
“chảy máu chất xám” tại Việt Nam, đó là chế độ lương thưởng, môi trường làm việc
chưa thực sự thỏa đáng. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng lao động, bố trí việc làm cho
đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao chưa hợp lý. Họ chưa được tạo mọi
điều kiện, cơ hội để phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Liên hệ ngành học: Hiện nay BGD đã cho áp dụng chương trình giáo dục phổ thông
2018, nguồn nhân lực giáo viên trong tương lai cần đáp ứng tốt các yêu cầu sau

- Chương trình "mở" (chỉ quy định số tiết/năm học) đòi hỏi giáo viên phải tham gia
xây dựng phân phối chương trình, cùng nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế
hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học.

- Có một số môn học mới đòi hỏi giáo viên (có năng lực chuyên môn phù hợp) tham
gia dạy học; có một số nội dung giáo dục mới trong môn học đòi hỏi giáo viên phải
cập nhật; có những yêu cầu về vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại địa phương đòi
hỏi giáo viên phải sáng tạo hơn so với những gì đã viết trong SGK (chung cho toàn
quốc).
- Về PPDH: Vai trò trò của giáo viên là phải chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy"
sang vị trí là người "tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh. Thực
hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về PPDH "học qua Làm".

Câu 2: Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
các quy định của Đảng hiện nay. Nêu ví dụ cụ thể của tình trạng suy thoái trên
và những biện pháp xử lý của Đảng và Nhà nước ( Thông qua các tư liệu báo chí
trong thời gian gần đây).

Chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Trung ương chỉ ra gồm:

1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx-Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.

2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính
trị; lười học tập chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu,
không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình
chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì
nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết
điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né
tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê
bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người
khác với động cơ cá nhân không trong sáng.

6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một
nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán
giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.

7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe,
tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.

8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn
chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không
sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để
vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không
lành mạnh.

9) Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn
trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù
không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào
vị trí có nhiều lợi ích.

Về đạo đức, lối sống, theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hiện có các biểu hiện
suy thoái:

1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân,
không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn
người khác hơn mình.

2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi
chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền;
độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng
thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy
khen thưởng", "chạy danh hiệu".

5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không
nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân
sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không
hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện,
vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với
đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung
túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân
chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá
nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục
lợi.

9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn
giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

Ví dụ cụ thể tình trạng suy thoái trên:

Ngày 7-6, trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công
an - cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị
can, lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Long - cựu bộ trưởng Bộ Y tế. Ông Long
bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên. Cơ quan điều tra
xác định ông Nguyễn Thanh Long đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái
các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và
kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm
trọng tài sản Nhà nước. Hành vi của cựu bộ trưởng bị C03 xác định đã phạm vào tội
“lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, điều
356 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ngày 28-8, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và
thực hiện lệnh bắt tạm giam (4 tháng), lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với
ông Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) về hành vi chiếm đoạt tài liệu
bí mật nhà nước, quy định tại điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017. ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến ba vụ án:

- Vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước mà Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công
an đã khởi tố vụ án.

- Vụ án buôn lậu - vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng - rửa tiền
- vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng - xảy ra tại Công ty TNHH
thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch -
đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

- Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí xảy ra tại TP Hà Nội.

Chính vì vậy, Đảng ta xác định phải kiên quyết đấu tranh “ngăn chặn, đẩy lùi tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” là công việc cấp bách và phải được tiến hành
thường xuyên trong từng tổ chức đảng, ở mỗi cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện hiện
nay, để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa cho cán
bộ, đảng viên. Việc này phải tiến hành thường xuyên, quản lý chặt chẽ, nội dung giáo
dục phải toàn diện, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
cho cán bộ, đảng viên, quần chúng theo định hướng Đại hội XIII của Đảng.

Hai là, tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc, chế độ, quy định và đổi mới nội dung,
hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; xác định rõ vai trò và phát huy
trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Ba là, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, nền tảng
tư tưởng của Đảng; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị.

Bốn là, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ chính trị và phát huy vai trò tiên phong,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Năm là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Câu 3: Thực tế công tác phòng chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay. Nêu 3 ví
dụ cụ thể về công tác của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian gần đây.

Với nhận thức, tham nhũng là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, Đảng ta xác
định đấu tranh phòng, chống thứ “giặc nội xâm” này là việc làm cần thiết, tất yếu,
hợp lòng dân và xu thế phát triển chung. Tiếp nối kết quả, kinh nghiệm từ những
nhiệm kỳ trước, Đại hội XIII của Đảng đề ra phương châm: Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành
động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn.

Thực hiện phương châm đó, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã chỉ đạo thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào
xử lý gốc rễ của tham nhũng, tiêu cực. Đây là nhân tố thúc đẩy, tạo đột phá mới trong
công tác này như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm
kỳ khóa XIII: “Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu
quả rõ rệt như thời gian gần đây”.

1) Phòng, chống tham nhũng từ gốc, từ xa: Một trong những điểm mới được Trung
ương chỉ đạo đó là gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu
cực, trọng tâm là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp trong hệ thống chính trị.

2) Truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực: Trong nhiệm kỳ Đại hội XIII
của Đảng, công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực tiếp tục
được đẩy mạnh với điểm mới là thực hiện phương châm “truy tố một vụ cảnh tỉnh cả
một vùng, một lĩnh vực”.

3) “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”: Một trong những điểm mới nữa là, đồng
thời với xử lý cán bộ sai phạm, các cơ quan có thẩm quyền đã xử lý trách nhiệm chính
trị của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong ngành, lĩnh
vực được phân công quản lý, phụ trách theo đúng nguyên tắc “không có vùng cấm,
không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

4) Tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống lợi ích nhóm: Công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chuyển biến theo hướng đi vào chiều sâu, thể
hiện rõ tính phòng ngừa “từ sớm, từ xa”, ngay từ khâu tham mưu, xây dựng ban hành
chính sách, pháp luật.

5) Phát huy mạnh mẽ vai trò Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Việc thành lập và triển khai hoạt
động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh theo Quy định số
67 ngày 2/6/2022 của Ban Bí thư thể hiện bước phát triển về tổ chức bộ máy, cơ chế
lãnh đạo, chỉ đạo, vai trò, trách nhiệm, sự gương mẫu và tinh thần chủ động của các
địa phương, tạo sự đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực.

Ví dụ cụ thể về công tác của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian gần đây:

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố một loạt cán bộ là lãnh
đạo cấp vụ và cán bộ thanh tra thuộc thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Kiểm toán Nhà nước, Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng về tội “nhận hối lộ”;
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Đáng chú ý là, ngày 28/3/2023, Công an tỉnh Lai Châu bắt giữ 15 đối tượng về hành
vi đưa và nhận hối lộ, trong đó có 06 đối tượng là thành viên Đoàn thanh tra tỉnh Lai
Châu.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả nước
đã khởi tố, điều tra hơn 7.800 vụ án/hơn 15.200 bị can về tội tham nhũng, chức vụ,
kinh tế; xử lý kỷ luật 83 cán bộ diện Trung ương quản lý (gấp hơn 7 lần nhiệm kỳ
khóa XI và gần bằng cả nhiệm kỳ XII); xử lý hình sự 27 lượt cán bộ diện Trung ương
quản lý. Riêng vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á , Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an và 25 địa phương đã khởi tố 30 vụ án, 109 bị can, thiệt hại ước tính trên 1.000 tỷ
đồng; trong hoạt động đăng kiểm đã khởi tố 80 vụ án, 613 bị can tại Cục Đăng kiểm
Việt Nam, 98 trung tâm đăng kiểm; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã
khởi tố 54 bị can; vụ án liên quan đến Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
thiệt hại ước tính trên 9.000 tỷ đồng…

Đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cho thôi giữ chức
vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương
quản lý; các địa phương đã bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường
hợp cán bộ sau khi bị kỷ luật.

You might also like