You are on page 1of 3

Liên hệ

1.Thực trạng
-Ưu điểm:
Hiện nay, vấn đề đạo đức cách mạng được đề cao theo hướng đẩy
mạnh mạnh mẽ đối với cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo,…
Nhìn chung, ta nhận thấy, đa phần các chủ thể đã đáp ứng được những
nhiệm vụ đặt ra, có ý thức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trong công
việc, đặt ra lối sống lành mạnh để thực hiện góp phần vào sự phát
triển của kinh tế xã hội nhất là trong thời kỳ – hội nhập kinh tế quốc tế

-Nhược điểm:
Bên cạnh mặt tích cực đó trong rèn luyện đạo đức cách mạng thì hiện
nay vẫn có những điểm tiêu cực xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Trong đó, cụ thể là một số cá nhân, tổ chức hay một bộ phận cán bộ,
đảng viên bị thoái hóa, biến chất, thiếu tu dưỡng và rèn luyện đạo đức
cách mạng. Từ đó, gây ra việc bản thân ích kỷ, bị sa đà vào những
cám dỗ về lợi ích vật chất gây ra những sự việc đáng buồn, rạn nứt
niềm tin trong lòng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Vd: a,Những tệ nạn tiêu cực xuất hiện trong những năm qua trong một
bộ phận không ít cán bộ, đảng
viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý là:
+ Tham nhũng;
+ Lãng phí;
+ Quan liêu;
+ Tha hóa, sa đọa về đạo đức, lối sống;
+ Chạy theo địa vị, danh lợi, tranh giành kèn cựa lẫn nhau, mất đoàn
kết nội bộ;
+ Dối trá: nói dối, làm dối, báo cáo không trung thực;
+Lười biếng: lười học, lười nghĩ, lười làm;
+ Suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng ích mạng.
Những tệ nạn ấy đã trở thành nguy cơ "tự diễn biến" từ trong, không
thể coi thường.
Nguyên nhân chủ yếu của những tệ nạn đó là do chủ nghĩa cá nhân
phát triển.
b, Những tệ nạn đã được chỉ ra và đòi hỏi phải khắc phục, nhưng vẫn
chưa ngăn chặn và đẩy lùi được; ngược lại, lại có chiều hướng phát
triển nghiêm trọng, nhiều tệ nạn đã mang tính tập thể, thâm nhập
vào cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị.
Nguyên nhân của tình hình này là do:
+ Cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu rèn luyện về phẩm chất, đạo
đức;
+ Tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc;
+ Đấu tranh chống các tệ nạn chưa quyết liệt; nói mạnh làm nhẹ, mạnh
với tội nhỏ, nhẹ với tội to, nể nang ô dù bao che cho nhau;
+ Nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm, nói một đằng làm một nẻo.
Những tệ nạn ấy đã gây nên những bất bình trong nhân dân, làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Chúng ảnh hưởng tiêu
cực đến việc xây ông đời sống đạo đức lành mạnh của nhân dân.
Cuộc sống đang đòi hỏi phải làm trong sạch Đảng và làm lành mạnh
đời sống đạo đức của xã hội. Hai mặt đó phải tiến hành song song,
phải làm đến nơi đến chống phải giành được những hiệu quả thiết
thực.
Phải khắc phục các nguyên nhân đẻ ra các tệ nạn tiêu cực; càng phải
khắc phục nguyên nhân đã để cho các tệ nạn tiêu cực phát triển.
Cuộc sống đang đòi hỏi phải xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang
tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh vẫn soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự
nghiệp vẻ vang đó.

2.Nhiệm vụ
+ Dù là bất cứ ai, công dân hay cán bộ, viên chức, công chức ở bất kỳ
đơn vị nào cũng cần nêu cao tinh thần ý thức về đạo đức cách mạng,
bên cạnh đó cần kịp thời chấn chỉnh những hành vi biểu hiện không
đúng đắn.
+ Mỗi chúng ta sẽ cần noi theo những tấm gương sáng, không sa đà
đua đòi theo những bộ phận suy thoái đạo đức cách mạng, đồng thời
tố cáo, phản ánh tới cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý triệt để
những hành vi tiêu cực đó.
+ Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về việc thường xuyên tổ
chức giáo dục để nhằm mục đích có thể tuyên truyền về đạo đức cách
mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh,..
+ Bên cạnh đó sẽ cần thường xuyên kiểm tra đồng thời nghiêm khắc
xử lý, không bao che những trường hợp sai phạm dù là công dân hay
cán bộ để nhằm từ đó có thể củng cố niềm tin của toàn dân với Nhà
nước, pháp luật Việt Nam
+ Ngoài ra, không chỉ nghiêm khắc xử lý những người có hành vi đạo
đức cách mạng công minh mà việc khen thưởng đối với những cá
nhân, tổ chức gương mẫu về đạo đức, lối sống cũng rất cần thiết. Từ
đó, tạo ra động lực để mà mỗi chúng ta cố gắng noi theo, phát huy
những chuẩn mực đáng học hỏi.

You might also like