You are on page 1of 3

Câu 1: Hiện nay tại một số khu vực vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc

thiểu số vẫn
còn lưu trữ nhiều tập tục lạc hậu, phản khoa học. Có ý kiến cho rằng, tăng cường công
tác tuyên truyền, giáo dục là biện pháp tuyên quyết để dần xóa bỏ những tiêu cực nói
trên. Nhóm có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
- Hiện nay tại một số khu vực vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn
tại một số hủ tục, phong tục lạc hậu, phản khoa học, không còn phù hợp như: tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống; mê tín dị đoan; giết mổ nhiều gia súc, gia cầm trong
đám tang; bói toán; lên đồng; ăn uống kéo dài trong các dịp ma chay,…
- Nguyên nhân mà những hủ tục, phong tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong đồng bào dân
tộc thiểu số là do được hình thành từ lâu đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ;
tư tưởng người dân không muốn thay đổi, đặc biệt là các hủ tục, phong tục mang tính
tâm linh, tín ngưỡng.
- Có ý kiến cho rằng, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục là hiện pháp tiên
quyết để dần xóa bỏ những tiêu cực trên thì nhóm em đồng ý với ý kiến đó. Vì tác hại
của những phong tục lạc hậu, phản khoa học đối với đời sống xã hội là gây cản trở
sản xuất, làm cho con người thiếu tự tin vào bản thân mình, lệ thuộc vào thần, thánh,
trời, Phật, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, cản trở xây dựng đời sống mới.
Các tập tục “rước xác linh đình, lên đồng, bói toán,...” thật là lãng phí, thiếu tiết kiệm,
ảnh hưởng không tốt đến tăng gia sản xuất, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục. Mê
tín dị đoan, hủ tục lạc hậu không chỉ “làm hại vệ sinh, hại sức khỏe”, lãng phí thời
gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến sản xuất và nguy hiểm hơn là làm suy giảm niềm tin
vào chính lực lượng, sức mạnh của Đảng, của Nhà nước ta. Mặt khác, tình trạng này
cũng tạo điều kiện cho những kẻ xấu lợi dụng kiếm tiền, trục lợi. Có một số người
đồng bóng lạc hậu, mê tín bị những kẻ xấu lợi dụng để kiếm tiền. Vì vậy, chúng ta
cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, cố gắng xây dựng lại thuần
phong mỹ tục để hạn chế và bài trừ những tệ nạn đó.
- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng cách thông qua việc tổ chức các buổi sinh
hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ để người dân được tiếp cận những
nét văn hóa mới, tiến bộ; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước, tự giác xóa bỏ các hủ tục lạc hậu... qua đó nhận thức của phần lớn người
dân đã được nâng lên, đặc biệt đã ý thức được mặt trái của các hủ tục, dần thay đổi
nếp sống, cách nghĩ. Đến nay, cơ bản đồng bào các dân tộc thiểu số đã biết chuyển
đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, sản lượng và giá trị cao vào sản xuất; thực
hiện nếp sống văn hoá, ăn, ở hợp vệ sinh, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhận cận huyết; một số
hủ tục từng bước được loại bỏ dần...
- Tuy nhiên, công tác tuyên truyền đẩy lùi các hủ tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Đội ngũ cán bộ làm công tác
tuyên truyền ở cơ sở chưa chủ động trong hoạt động tuyên truyền, vận động; chưa
thực sự am hiểu phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, bất đồng
ngôn ngữ nên tuyên truyền chưa có tính thuyết phục cao, chưa thu hút và lôi cuốn
được sự quan tâm của đồng bào.

 Mê tín dị đoan, hủ tục là một hiện tượng xã hội lâu đời, không thể một sớm, một
chiều mà xoá bỏ ngay được, cần phải tuyên truyền, vận động bền bỉ, làm dần dần,
không được nóng vội, phải khéo léo, tế nhị, tránh xúc phạm đến niền tin tôn giáo của
quần chúng, không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Muốn cải
tạo phong tục tập quán được tốt phải làm bền bỉ liên tục, làm dần dần, chứ không thể
chủ quan nóng vội, muốn làm hết ngay một lúc, phải biết nhẫn nại. Để công tác tuyên
truyền phòng, chống mê tín dị đoan, hủ tục đạt kết quả, thì người cán bộ, đảng viên
phải hiểu rõ phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nhân dân, vừa là để gần dân, hiểu
dân, vừa từ đó mà biết cách giải thích, tuyên truyền trong nhân dân. Bài trừ mê tín dị
đoan nhưng không được xúc phạm đến tín ngưỡng của nhân dân. Đồng thời, cần phê
phán nghiêm khắc cán bộ tuyên truyền phòng, chống mê tín dị đoan có hành vi không
đúng khi đi tuyên truyền, vận động quần chúng xây dựng đời sống văn hóa mới.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền
mà ta còn kết hợp với hành động để góp phần làm cho việc tuyên truyền trở nên hoàn thiệt
hơn:
 Một là: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với
công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các chủ
trương, chính sách mới của Đảng; vận động, giáo dục, thuyết phục đồng bào giữ gìn
bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của dân tộc mình, loại bỏ các hủ
tục lạc hậu, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần.
 Hai là: chủ động, thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng, tâm trạng của
cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số để kịp thời tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền có
các giải pháp tư tưởng, nhất là những vấn đề nhạy cảm, không tin, không nghe theo
những luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, di cư tự do, mê tín dị đoan, theo đạo lạ, tà
đạo....
 Ba là: tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục tìm hiểu
chính sách dân tộc, tôn giáo trên Báo, Đài; nhất là tuyên truyền trên báo dành cho
đồng bào vùng cao, phát thanh - truyền hình tiếng dân tộc; hệ thống loa truyền thanh
không dây tại cơ sở (dưới hình thức song ngữ).
 Bốn là: quan tâm, xây dựng các thiết chế văn hóa, duy trì việc tổ chức các hoạt động
lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống các dân tộc. Tuyên truyền về lịch sử, văn hóa,
phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, gương người tốt, việc
tốt, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, thực hiện nếp sống văn minh,
tinh thần đoàn kết dân tộc... qua đó giúp đồng bào các dân tộc thêm tin tưởng, phấn
khởi, tự hào, tích cực tham gia lưu giữ, bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền
thống dân tộc, tích cực lao động sản xuất.
 Năm là: tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với vùng đồng bào các dân tộc, nhất là công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao
dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an
toàn xã hội, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở.
Câu 4 : Bản chất con người có thay đổi không? Tại sao? Hiện nay có còn đấu tranh giai
cấp nữa không, vì sao? Đấu tranh giai cấp có phải là động lực duy nhất của sự phát
triển trong xã hội có giai cấp không?

- Về mặt cơ bản bản chất của con người không thay đổi theo thời gian vì nó liên quan
đến những đặc điểm, phẩm chất, giá trị và đặc tính cố định của con người. Tuy nhiên
con người có thể trải qua sự phát triển, học hỏi và thay đổi trong suy nghĩ, hành vi và
quan điểm dựa trên môi trường, giáo dục, kinh nghiệm và tình huống cụ thể mà họ đối
mặt. Điều này có thể tạo ra sự biến đổi trong cách con người tương tác với thế giới
xung quanh họ, nhưng bản chất cốt lõi của con người vẫn không thay đổi.

- Trong một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, vẫn còn tồn tại sự đấu tranh giai
cấp giữa các tầng lớp xã hội khác nhau. Đấu tranh giai cấp là hiện tượng xã hội mà
các tầng lớp xã hội khác nhau tranh đấu với nhau để bảo vệ hoặc mở rộng quyền lợi,
quyền tự do và quyền lợi kinh tế của mình. Vì :

+Lợi ích kinh tế: Sự đấu tranh giai cấp cũng có thể xuất phát từ mâu thuẫn về lợi ích
kinh tế giữa các tầng lớp xã hội khác nhau, như mâu thuẫn giữa lao động và vốn.

+ Chênh lệch giàu nghèo: Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội vẫn còn
rất lớn, dẫn đến sự bất bình đẳng trong công việc, môi trường và chất lượng sống. Các
tầng lớp dưới thường phải đấu tranh để cải thiện điều kiện sống và tăng cơ hội tiến lên
xã hội.

- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là động lực sâu
xa và động lực duy nhất mà là một động lực trực tiếp và quan trọng. Trên thực tế, sự
phát triển của một xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là đấu
tranh giai cấp. Dưới đây là một số yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của xã hội:

+ Hợp tác và đồng lòng: Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Khi
mọi người làm việc cùng nhau với mục tiêu chung, xã hội có thể phát triển mạnh mẽ
hơn.

+ Giáo dục và đào tạo: Nâng cao trình độ dân trí và chất lượng lao động, từ đó thúc
đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

+ Công bằng xã hội: Sự công bằng xã hội, bao gồm bình đẳng về cơ hội, quyền lợi và
trách nhiệm, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường phát triển
bền vững và hài hòa.

+ Công nghệ và sáng tạo: Sự phát triển công nghệ và sáng tạo cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội, từ việc cải thiện sản xuất đến cải
thiện chất lượng cuộc sống.

Vì vậy, mặc dù đấu tranh giai cấp có thể là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là động
lực duy nhất của sự phát triển trong xã hội có giai cấp. Sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau
sẽ tạo ra một môi trường phát triển toàn diện và bền vững cho xã hội.

You might also like