You are on page 1of 4

1.

Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới và sau thởi
kỳ đổi mới có gì khác nhau ?

- Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

+ Trước thời kỳ đổi mới: sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954
miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục kháng chiến chống Mỹ xâm lược,
được kết thúc bằng thắng lợi 30 tháng 4 năm 1975, giang sơn thu về một mối, cả nước
đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng do nhận thức chưa đầy đủ về thời kỳ quá độ nên đã
phạm phải một số sai lầm: chủ quan duy ý chí, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế
chỉ còn hai thành phần kinh tế (quốc doanh và tập thể) trong khi ở nước ta vẫn đang
còn là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trong quản lý kinh tế không tôn
trọng quy luật khách quan, mang nặng tính quan liêu bao cấp đó chính là nguyên nhân
làm triệt tiêu các tiềm năng, động lực, không phát huy được hết nội lực trong nhân
dân, nước ta bị rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.

+ Sau thời kỳ đổi mới: vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20 ngay từ Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI (năm 1986 ) Đảng đã xác định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
của nhà nước, vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. Từ những quan điểm chỉ đạo đó, xã hội dần dần ổn định, đời sống của
nhân dân từng bước được cải thiện. Đó là cơ sở để chúng ta chứng minh và làm sáng
tỏ thêm cả về lý luận cũng như thực tiễn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

+ Đánh giá về thành tựu 20 năm đổi mới. Đảng ta nhận định: trước hết về mặt lý luận
cũng như thực tiễn đã cho chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư chủ nghĩa nhưng chỉ bỏ qua việc xác lập vai trò thống
trị của giai cấp tư sản và kiến trúc thượng tầng của nó, nhưng phải kế thừa những
thành tựu của nhân loại đặc biệt là khoa học công nghệ. Thắng lợi bước đầu của công
cuộc đổi mới có ý nhĩa rất quan trọng, trước hết đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng, tạo ra tiền đề vững chắc để nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, đời sống nhân dân lao động được cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị ổn
định, quốc phòng, an ninh vững chắc, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng
được nâng cao.
Câu hỏi phản biện:

1. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới và sau thởi
kỳ đổi mới có gì khác nhau ?

2. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển, những luồng văn hóa khác nhau nhanh
chóng xâm nhập vào đời sống xã hội đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số, tác động đến
văn hóa truyền thống, dẫn đến nguy cơ phai mờ, đánh mất bản sắc. Vậy giải pháp gì để
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc?

Nhà nc:

- cần tiếp tục chú trọng đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, giải quyết tốt các mối
quan hệ dân tộc, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết đồng bào các dân tộc anh em.

Trước hết là đổi mới hệ thống chính sách về văn hóa dân tộc theo hướng cơ bản, đồng
bộ, lâu dài. cần ban hành các chính sách cụ thể tập trung vào lĩnh vực bảo tồn các giá
trị văn hóa truyền thống. Tăng cường nguồn lực đầu tư để hỗ trợ cho địa bàn miền núi
xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp với văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Hỗ
trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các DTTS.Có chính sách phù hợp với công tác
đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

tăng cường công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các DTTS thông qua
các hình thức: Kiểm kê, chọn lọc và hướng dẫn đồng bào phục dựng các lễ hội truyền
thống, trò diễn dân gian phù hợp với thuần phong mỹ tục, tình hình thực tế của các
DTTS ở địa phương, tránh tổ chức tràn lan, lãng phí, kém hiệu quả.

Vấn đề định hướng quá trình tiếp thu văn hóa cho đồng bào các dân tộc cũng phải
được quan tâm. Trong đó, cần xây dựng và đưa các chương trình hoạt động văn hóa,
nghệ thuật đến phục vụ đồng vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào DTTS

ngành văn hóa và các địa phương cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó,
chú trọng đặc biệt đến khen thưởng, động viên, hỗ trợ các nghệ nhân, người có uy tín
trong cộng đồng.

Hssv:

rau dồi kiến thức văn hóa dân tộc


Kiến thức văn hóa sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan đồng thời hiểu rõ được
nét đẹp đặc trưng trong nền văn hóa dân tộc.
Học hỏi nhưng không học thuộc

việc học hỏi, tiếp thu những kiến thức, văn hóa mới là điều hết sức cần thiết. Tuy
nhiên, chúng ta chỉ nên học thêm cái mới để trau dồi, phát triển nền tảng của mình chứ
không học thuộc rồi thay thế đi những cái ban đầu. Nên giao lưu, học hỏi những cái
đẹp cái hay phù hợp với văn hóa dân tộc mình và vận dụng những điều đó đúng nơi,
đúng thời điểm. Không nên lạm dụng một cách thái quá, lố lăng văn hóa từ nước
ngoài.

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc

mỗi chúng ta phải trở thành người truyền lửa, đưa nét đẹp văn hóa đến với anh em, bạn
bè quốc tế. Quảng bá các hình ảnh đẹp để nhiều người, nhiều quốc gia biết đến văn
hóa Việt Nam

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con
người xã hội chủ nghĩa”. Vậy để trở thành con người xã hội chủ nghĩa chúng ta cần
làm gì?

Để góp phần đẩy mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội, có thể coi là mỗi người cần trở thành
một con người xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc trở thành một con người xã hội chủ
nghĩa không chỉ đơn thuần là một khía cạnh của cá nhân mà còn phụ thuộc vào sự
tương tác và tương hỗ giữa các thành viên trong xã hội.

Con người xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa là một cá nhân hiểu và đồng hành với mục tiêu
xã hội chung, đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu và thực hiện giá trị công bằng, sự
công nhận và tôn trọng nhân phẩm của mọi người. Để đạt được điều này, mỗi người có
thể:

Tư duy rộng lớn: Khám phá và hiểu biết về cách mà xã hội hoạt động, vấn đề xã hội,
và các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

Đồng cảm và tương tác: Hiểu và chấp nhận quan điểm, lợi ích và giá trị của mọi người
trong xã hội, và tạo điều kiện để tương tác và làm việc chung.
Hành động xã hội: Tham gia và đóng góp vào các hoạt động xã hội nhằm cải thiện
cuộc sống của người khác và thúc đẩy sự công bằng và phát triển bền vững.

Nhận trách nhiệm: Chấp nhận trách nhiệm cá nhân với xã hội, bảo vệ quyền lợi của
mọi người và đối tác trong sự phát triển của xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, không chỉ có mỗi cá nhân trở thành con người
xã hội chủ nghĩa mà còn yêu cầu sự thay đổi ở cấp bậc tổ chức xã hội, chính trị và kinh
tế. Điều này liên quan đến việc xây dựng và duy trì các cơ chế, chính sách và hệ thống
hỗ trợ cho mục tiêu xã hội chung

You might also like