You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG LSMT VN

Câu 1: Hãy phân tích tính dân gian và tính hiện thực của chạm khắc
đình làng Việt Nam thời kỳ Lê Trung Hưng (lấy ví dụ cụ thể). Qua đó đưa
ra ý tưởng sáng tác bộ sưu tập tktt của mình.

Trong đình làng, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc gắn bó mật thiết với nhau.

Điều này dễ dàng để lý giải bởi những tác phẩm điêu khắc và kiến trúc đó là do
cùng một người thợ tạo nên.

Những chạm khắc trong đình mang tính chất dân gian sâu sắc. Tính dân gian thể
hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm điêu khắc đình làng.

Mặc dù mỗi ngôi đình có một nội dung trang trí khác nhau. Song, điểm qua một
số đình làng Việt Nam từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII (16, 17, 18) có thể thấy nội
dung chạm khắc đình làng đều đề cập đến mọi mặt trong cuộc sống của xã hội
đương thời.

Điều gì mà người dân yêu thích đều được đưa vào trong tác phẩm. Cùng với
tranh dân gian, hình ảnh về con người lao động cũng được khắc họa rõ nét thông
qua các hình chạm khắc trong đình làng. VD: chạm khắc “Cho lợn ăn” ở đình
Phất Lộc hay “Đi săn” ở đình Hương Canh.

Cũng ở đó, người dân bộc lộ những khát khao về cuộc sống hạnh phúc yên bình,
thịnh trị thái bình và vui vẻ. VD: chạm khắc “Đánh cờ” và “Đá cầu” ở đình Hạ
Hiệp.

Bên cạnh việc phản ánh những cảnh sinh hoạt xã hội, ca ngợi con người và cảnh
vật đất nước, các nghệ nhân còn chạm khắc những đề tài mang tính chất phê
phán thói xấu trong xã hội. VD: chạm khắc “Đánh ghen”.

Gian giữa của đình làng thường được lấy làm nơi thờ Thành Hoàng. Không gian
ở đây là không gian thiêng liêng, thần bí, không dành cho con người.
Do đó, nơi đây thường được trang trí bằng các đề tài mang tính trang nghiêm,
quy phạm như các đề tài: tứ linh, hoa sen, hoa cúc,…

Từ gian giữa tỏa sang các gian bên, đề tài trang trí mang tính chất dân gian,
thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, những tác giả vô danh tài ba của làng xã Việt Nam vốn xuất thân
từ những người nông dân đã đưa cuộc sống hiện thực và những ước mơ, khát
vọng của họ vào trong nghệ thuật đình làng. Họ muốn vượt lên trên những quy
định khắt khe của xã hội phong kiến, để vươn tới những tình cảm tự nhiên của
con người như tình yêu trai gái, những quan hệ tình cảm,... Rất nhiều đình có
hình ảnh trai gái vui đùa, tình tự hoặc trêu ghẹo nhau. Đình Phù Lão ở Bắc
Giang (1688), trên đầu rồng hay râu rồng thường có hình ảnh phụ nữ nằm hay
ngồi, khỏa thân hay vén váy cao, để hở cả bộ phận cần che đậy, một mình hay
cùng bạn trai.

Câu 2: Hãy vẽ lên hình ảnh con rồng Việt nam qua các thời kỳ nhà Lý
đến nhà Nguyễn để thấy được sự thay đổi của chúng?

Trả lời câu hỏi:

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp và giá trị của hoa văn trang trí trên trống đồng
Việt Nam. So sánh mỹ thuật thời nguyên thuỷ để thấy rõ sự tiến bộ của mỹ
thuật thời đại Hùng Vương?

● Vẻ đẹp và giá trị của hoa văn trang trí trên trống đồng việt nam

Khi nhắc đến trồng đồng việt nam người ta nhắc đến trống đồng Đông
Sơn hay trống đồng Ngọc Lũ như một niềm tự hào về mỹ thuật việt nam
thời kì dựng nước. Điều đặc biệt mà trống đồng mang lại là họa tiết hoa
văn trang trí trên trống đồng.

- Mặt trống được trang trí bởi các vòng tròn đồng tâm mỗi vòng tròn
đều có một hình trang trí riêng: bắt đầu là hình ngôi sao to ngay
chính giữa, các vòng tiếp theo thể hiện hình ảnh chim muông và
con người trong lao động sản xuất và cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày.
- Những hình ảnh trang trí là những hình ảnh đã được cách điệu như
hình ảnh chim hạc hay hình ảnh con người có phần đội mũ cao trên
đầu, sống động ngoài ra còn có hình ảnh của các công cụ lao động
tiêu biểu là chày và cối.
- Những hình ảnh này được sắp xếp liên tiếp tạo ra tính liền mạch và
nhịp điệu mang hơi hướng đồ họa
- Bên cạnh những hình ảnh cách điệu con người chim muông còn có
những hình ảnh cách điệu dùng để trang trí đường diềm cũng rất
tinh xảo
- Nhìn bao quát mặt trống đã thể hiện được xã hội thu nhỏ

Về tổng quát những họa tiết trên trống đồng mang lại giá trị văn
hóa lớn thể hiện được cả một nền văn hóa của dân tộc, tín ngưỡng
phồn thực và một nền nông nghiệp lúa nước.

Hình ảnh ngôi sao lớn ở trung tâm mặt trống đồng: ngôi sao 8 đến 14 cánh là
biểu tượng đẹp nhất: đại diện cho hình ảnh tối cao trong tự nhiên đó là trời.
Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng lượng và ánh sáng cho nên họ tôn
sùng và biết ơn

Hình ảnh chim thú trên mặt trống: Những hình ảnh chim Lạc, chim Hồng- vật tổ
của người Lạc Việt được cách điệu cao và phân bố dày đặc trên mặt trống với
nhiều tư thế, hình dáng khác nhau, từ chim bay, chim đậu đến chim đứng chầu
mỏ vào nhau. Xen kẽ với đó là hình ảnh hươu nai- loài vật hiền lành và thân
thuộc với con người sống giữa thiên nhiên. Hình ảnh các loài chim thể hiện cho
sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người,
hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ hoặc họa tiết
chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.

Hình ảnh nhà sàn trên mặt trống:Họa tiết nhà sàn dân tộc trên trống đồng được
sử dụng rất nhiều, với loại hình kiến trúc nhà mái cong và nhà sàn mái tròn.
Hình ảnh ngôi nhà có 2 cột chống phía đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê thang lên
sàn. Những ngôi nhà mái cong là nhà dân ở. Đây cũng được coi là hoạt tiết trống
đồng đơn giản mang nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, thể hiện một phần
cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước sơ khai.
Hình ảnh các nhạc cụ trên trống đồng : Trống đồng Đông Sơn ở mặt trống
thường khắc 2 nhạc cụ chính là kèn và trống. Hai nhạc cụ này được người dân
chơi ở dịp tết, lễ hội.

Hình ảnh các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người: Những họa tiết
mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người như nhảy múa, giã gạo,
chèo thuyền, đánh trống,… là những họa tiết trống đồng đơn giản mang tính
biểu tượng cao, nhưng đã khắc họa rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và
hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai của đất nước.Hình ảnh vũ công nhảy múa,
trang phục dân tộc, cảnh quây quần sinh hoạt của con người được khắc họa trên
trống đồng đã thể hiện những gì đẹp nhất, đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa
tinh thần của người Việt xưa. Những họa tiết trống đồng này không chỉ có giá trị
nghệ thuật, lịch sử cao, mà còn giống như một phương thức truyền tải bản sắc
dân tộc quý báu đến các thế hệ mai sau. ( phần này đọc sương sương thôi)

● Giá trị mà hoa văn trên trống đồng mang lại:


- Thể hiện sự phát triển của mỹ thuật thời kì xây dựng đất nước,
- Phản ảnh cuộc sống của con người
- Lưu lại những giá trị văn hóa đã có từ lâu đời,
- Chứng tỏ sự thống nhất về phong cách mỹ thuật của người Việt cổ thời
Đông Sơn và khẳng định sự tồn tại, phát triển kế tiếp, liên tục của nền mỹ
thuật việt nam suốt từ thời đại đồ đá đến thời đại đồ đồng

Kết luận: Họa tiết trang trí trên trống đồng mang đậm phong cách bản địa khi
nó thể hiện chính xác một xã hội thu nhỏ cùng nếp sống sinh hoạt cộng đồng rất
Việt , bên cạnh đó nó còn thể hiện tín ngưỡng phồn thực qua những công cụ lao
động, sự sinh sôi nảy nở phát triển qua hình ảnh người con trai và con gái. Họa
tiết trên trống đồng còn đánh dấu sự phát triển của mỹ thuật việt nam khi chỉ qua
một tác phẩm nhưng lại nó lên nhiều điều về đất nước cùng với nền văn hóa của
nó.

● So sánh với mỹ thuật thời nguyên thủy


- Thời kỳ nguyên thuỷ tư duy của con người đã phát triển hơn đã có
sự quan sát và nhìn nhận sự vật xong vẫn còn khá nguyên sơ.
- Những hình khắc trên đá vẫn còn khá thô sơ chưa phân rõ được
hình người như hình khắc trên hang Đồng Nội, trên trống đồng hoa
văn hình người phân rõ được giới tính và hoạt động của con người
cũng như trang phục họ mặc
- Những hình khắc đơn lẻ chưa thực sự có bố cục rõ ràng sắp đặt để
tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh bởi lẽ mỹ thuật thời bấy giờ chỉ
được xem là công cụ ghi chép lại cuộc sống hằng ngày, trong khi
đó
- kỹ thuật chạm khắc chưa cao trong khi đó trên mặt trống đồng
người xưa đã có thể chạm khắc hoặc vẽ lên những chi tiết rất nhỏ
- Ý nghĩa chưa thực sự sâu sắc và khá đơn giản trong khi đó hoa văn
trên trống đồng thể hiện cả một nền văn hóa

Trả lời câu hỏi: SV tự làm

Câu 4: Kể tên 5 công trình kiến trúc thời Lý. Đặc điểm nổi bật của mỹ
thuật thời Lý?

● 5 công trình kiến trúc thời Lý:


- Kinh thành Thăng Long
- Chùa Một Cột - Diên Hữu Tự
- Chùa Phật Tích - Vạn Phúc Tự
- Chùa Dạm
- Tháp Báo Thiên

● Đặc điểm mĩ thuật thời Lý:


- Trải qua hơn 200 năm tồn tại, xây dựng và phát triển, Thời Lý đã sáng tạo
và để lại nhiều di vật quý giá, khẳng định sự tồn tại của 1 nền mĩ thuật
dân tộc đã bắt đầu hình thành và khởi sắc. Trong đó kiến trúc, điêu khắc,
hội họa, trang trí phát triển đạt trình độ nghệ thuật cao, gắn bó với nhau
thành 1 tổng thể hoàn chỉnh
- Các công trình kiến trúc thời Lý có quy mô lớn nhất là kiến trúc thuộc về
Phật giáo
- Kiến Trúc và điêu khắc thời lý thường có bố cục 1 cách chặt chẽ, cân
xứng hài hòa và hướng vào trọng tâm, chủ đề tác phẩm. Các tác phẩm đều
gắn với hình tượng hoa sen thanh cao, tinh khiết, hoàn toàn phù hợp với
quan niệm nhà phật. Mĩ thuật thời lý phát triển ở cả mỹ thuật cung đình và
mĩ thuật phật giáo, trong đó mĩ thuật Phật giáo là tiêu biểu. Chùa tháp
thời Lý có quy mô lớn điêu khắc thời kì này gắn liền với kiến trúc vì vậy
chắc chắn cũng phải có kích thước phù hợp với quy mô chùa. Các hình
tượng điêu khắc đều bắt nguồn từ thực tế thiên nhiên, con người sinh
động, Vì vậy, Mĩ Thuật thời lý vừa mang tính tôn giáo, chính thống, vừa
mang tính hiện thực
- Mĩ thuật thời Lý hướng tới sự hoàn thiện, mẫu mực trong đường nét, hình
khối. Hoa văn nhỏ, dày đặc. Phần lớn trên bề mặt của các tác phẩm điêu
khắc và kiến trúc. Hoa văn trang trí được cách điệu cao, sắp xếp trong bố
cục hình tròn, vuông, hình vuông nhọn đầu.
- Về phong cách thể hiện, mĩ thuật thời Lý mang tính tôn giáo, chính thống
nhiều hơn tính dân gian. Mĩ thuật thời kì này phục vụ chủ yếu cho cung
đình và tôn giáo ( Phật giáo). Tuy vậy, do đặc điểm của triều Lý, của quan
niệm Phật trong tâm nên mĩ thuật thời kì này cũng rất gần gũi với đời
sống làng xã, cộng đồng dân cư
- Mĩ thuật nói chung và hội họa nói riêng phục vụ cho quan niệm nhà Phật.
Ngoài ra các tác phẩm còn bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước,
hướng mọi người tới sự mẫu mực, lí tưởng hóa, khuyến khích việc thiện,
răn đe giáo dục con người,...

=> Mĩ thuật thời lý có thể coi là giai đoạn mwor đầu cho lịch sử mỹ thuật thời
đại phong kiến dân tộc tự chủ và phát triển. Nó không những phát triển nhanh
chóng mà còn tạo ra được phong cách độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc văn
hóa đại việt. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các ảnh hưởng của văn hóa láng
giềng. Sự phát triển một cách vững vàng của mĩ thuật thời Lý sẽ tạo điều kiện,
cơ sở cho mĩ thuật phát triển đi lên và hoàn thiện các thời kỳ sau

Câu 5: Phân tích tình hình xã hội thời Lý. Từ đó nêu bật sự ảnh hưởng
của hoàn cảnh xã hội tới sự phát triển của mỹ thuật.

Trả lời câu hỏi:


- Tình hình xã hội thời Lý: ngày 2/11 năm Kỷ Dậu, Lý Công Uẩn lên ngôi
hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Tháng 8, Lý Công Uẩn rời Hoa
Lư ra Đại La. Do sự kiện “có rồng vàng hiện lên thuyền ngự” Đại La
được đổi tên làThăng Long. Từ đây Thăng Long trở thành nơi định đô cho
triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc đầu tên nước vẫn giữ là Đại Cồ Việt
đến thời Lý Thánh Tông được đổi thành Đại Việt. Trải qua 1 năm Bắc
thuộc dân tộc ta đã liên tục đấu tranh dành độc lập. Bắt đầu từ cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng đã khẳng định sự tồn tại của dân tộc. Sau khi lên
ngôi, để phát triển kinh tế nông nghiệp nhà vua đã ban khuyến nông. Nhà
nước còn ban hành chính sách “ngự binh u nông”, các quân được thay
phiên nhau về làm ruộng. Ngoài ra nhà nước còn chú ý đến việc đắp đê,
các công trình thủy lợi,...Bên cạnh đó, hoạt động thủ công nghiệp, thương
nghiệp cũng phát triển như đồ gốm, đúc đồng, khai thác vàng, nghề in,
khắc gỗ,...Thương nghiệp mở rộng buôn bán cả nội và ngoại thương. Năm
1075, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử mở quốc tử giám
làm nơi học tập cho con em tầng lớp quý tộc. Năm 1042, Lý Thái Tông
ban hành bộ Hình thư. Ở thời kì này việc mở mang thi cử học hành, nho
giáo cũng bắt đầu được thâm nhập và truyền bá vào Việt Nam. Phật giáo
phét triển, có ảnh hưởng lớn trong nhân dân.
- Sự ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội tới lịch sử mỹ thuật: tất cả mọi điều
kiện xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của lịch sử mỹ thuật
thời Lý. Đạo phật phát triển mạnh, kéo theo đó là sự phát triển của
công trình kiến trúc phật giáo. Thương nghiệp nội ngoại thương
phát triển, nhờ tiếp thu nghệ thuật châu Âu, điêu khắc trang trí đồ
gốm càng đa dạng.

Câu 6: Kể tên 3 ngôi Đình mà em biết ra đời thời kỳ Lê Trung Hưng. Giá
trị nghệ thuật của chạm khắc trang trí đình làng Việt Nam của thời kỳ Lê
Trung Hưng? Lấy ví dụ cụ thể. Trình bày ý tưởng thiết kế thời trang của
mình.

Trả lời:

- 3 ngôi đình ra đời thời Lê Trung Hưng:


Đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc)

Đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc)

Đình Phù Lão( Bắc Giang)

- Giá trị nghệ thuật của chạm khắc trang trí đình làng Việt Nam của thời kỳ Lê
Trung Hưng dựa trên các ý sau:

+ Chạm khắc mang tính dân gian sâu sắc và được thể hiện qua nội dung và
hình thức của các tác phẩm đình làng. Nội dung thể hiện: thể hiện mọi mặt trong
cuộc sống của xã hội đương thời, phê phán những thói hư tật xấu của con người,
lễ hội truyền thống…bộc lộ khát vọng về cuộc sống yên bình thịnh trị và hạnh
phúc.

+ Đề tài: tắm sen, trai gái đùa vui, tiên, rồng, bức chạm ở Đệ Tam, Hà Nam,
đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc …các hình tượng tứ linh rồng phượng tác phẩm
người cưỡi rồng

+ Hình thức bố cục: có tác phẩm đứng đọc lập nhưng có tác phẩm tạo thành
nhóm bố cục gồm nhiều đề tài như bức sinh hoạt xã hội chạm trên đình thổ Tang
Vĩnh phúc….

+ Kĩ thuật chạm được sử dụng: chạm thủng, chạm bong, chạm kênh, chạm
lộng,..tạo hiệu quả khối và không gian, nhiều tầng lớp…

+ Hình thức thể hiện đơn giản, chân thực, không cầu kỳ, trau chuốt. Hình
tượng nhân vật được tạo hình dân gian giàu chất tượng trưng, ước lệ.

+ Truyền được cái thần của nhân vật vượt lên trên mối quan tâm về tỉ lệ,
giống thực. Ví dụ: uống rượu Đình Ngọc Canh vĩnh Phúc. Với đường nét mềm
mại, hình khối nhẹ nhàng bố cục chặt chẽ trong hình chữ nhật. Kĩ thuật chạm
nổi kết hợp chạm thủng nổi rõ chân dung của hai nhân vật…

- Ý nghĩa và đóng góp:

+ Truyền tải nội dung chắt lọc cuộc sống hiện thực, ước mơ về hạnh phúc gia
đình, bình yên thịnh trị của xã hội.
+ khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật cho các thế hệ sau.

- Trình bày ý tưởng: SV tự làm

Câu 8: Phân tích giá trị nghệ thuật của dòng tranh dân gian Việt Nam
thông qua tác phẩm “đám cưới chuột”. Qua đó trình bày ý tưởng thiết kế
thời trang của mình.

- Nguồn gốc ra đời:

+ Là thể loại tranh ra đời từ rất lâu, được truyền từ đời này qua đời khác và đến
tận ngày nay.

+ Tranh được sáng tạo nhờ trí tuệ tập thể của dòng họ, của nhân dân.

+ Phục vụ nhu cầu chơi tranh trong dịp tết, nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng.

+ Tranh dân gian thể hiện những nét độc đáo trong sinh hoạt , vui chơi, lễ hội và
truyền thống dân tộc.

- Các thể loại tranh dân gian

+Tranh chúc tụng, tranh tôn giáo thờ cúng

+Tranh cảnh vật, tranh sinh hoạt

+Tranh châm biếm đả kích, tranh lịch sử

+Tranh truyện, tranh tuyên truyền cổ động

Đám cưới chuột được in trên chất liệu giấy điệp (hay còn gọi là giấy dó).

Có lịch sử khoảng 500 năm tuổi, bức tranh Đám cưới chuột mang nội dung vừa
hài hước, vừa châm biếm sâu xa. Bức tranh gồm có 12 con chuột và 1 con mèo.
Ngoài chủ đạo là chuột và mèo, thì bức tranh còn có những loài vật khác. Cụ
thể: 1 con chim, 1 con cá và 1 con ngựa

Bức tranh được chia làm hai phần với 12 con chuột và một con mèo. Tầng trên
là cảnh chuột dâng lễ cho mèo. Con mèo được vẽ ở góc tầng trên phía tay mặt,
rất to, oai vệ đang đưa tay ra nhận lễ vật. Với bốn con chuột trông vẻ sợ sệt.
Tầng dưới là cảnh đón dâu với tám con chuột

- Không gian trong tranh: mang tính ước lệ.

+ Không diễn tả chiều sâu không gian. Tranh dân gian Việt Nam nói chung đều
sử dụng không gian hai chiều

+ Mọi hình tượng được in trên nền tranh một màu.

+ Bố cục theo tầng, lớp. Nhân vật được dàn trên mặt tranh không hình nào bị
che khuất . Điểm đặc biệt của bố cục bức tranh Đám cưới chuột của làng tranh
Đông Hồ đó là bố cục tranh theo tuyến tính tròn (hoặc tuyến tính hình chữ U
nằm ngang). Nó vừa như một câu chuyện kể có tính nối tiếp (từ chỗ đám chuột
đi cống mèo đến đi đón dâu), vừa thể hiện một vòng tuần hoàn của lẽ sống.

+ Các đường nét, hình mảng: chú ý đến các dáng, cử chỉ, động tác của nhân vật,
biểu hiện được đặc trưng, tâm trạng, tính cách nhân vật…

Nét và mảng trong tranh rất phong phú,không những nêu bật được nội dung chủ
đề tư tưởng của tác phẩm mà còn gợi khối, tả chất rất giỏi. Nét vẽ ở các con
chuột là nét ổn định, định hình tạo mảng sáng tối, đậm nhạt, nét lẫn vào mảng. Ở
hình tượng con mèo, các nghệ nhân đã sử dụng hệ thống nét cong, ngắn, đứt
đoạn, tã chất nhiều hơn là định hình tạo mảng. Vì vậy chính bằng hệ thống nét,
ta thấy hình tượng con mèo có vẻ dữ tợn, trấn át so với những chú chuột hiền
lành đang khúm núm, lo sợ.

Màu sắc: tươi sáng, bố cục cô đọng dễ hiểu..

- Ý nghĩa và đóng góp:

BỨC TRANH ĐÁM CƯỚI CHUỘT PHẢN ÁNH NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC

Bức tranh đám cưới chuột sử dụng màu sắc chủ đạo như đỏ, xanh, vàng, hiện lên
khung cảnh đám cưới rực rỡ, nhộn nhịp. Mặt khác với nhân vật mèo, dù chuột
có thể là kẻ thù “không đội trời chung” của nó, song mèo vẫn tỏ vẻ hài lòng, tán
đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng trẻ.
Qua tranh, ở phía tích cực bạn có thể nhận thấy một phần bản sắc văn hóa Việt
Nam thời xưa. Ứng với các hình ảnh tượng hình, tượng thanh như ô, lọng, khèn,
đoàn rước dâu kéo dài… Tranh đám cưới chuột khiến người ta nhớ lại những
ngày tháng. Khi đám cưới không còn chỉ là việc riêng của một cá nhân, một gia
đình. Mà nó còn là công việc trọng đại của một xóm làng, một xã hội thu nhỏ.

BỨC TRANH THỂ HIỆN Ý NGHĨA CỘNG SINH PHÁT TRIỂN

Ngoài phản ánh nét văn hóa dân tộc thì sự cộng sinh cùng nhau phát triển cũng
là một trong những ý nghĩ lớn mà tranh đông hồ đám cưới chuột hướng tới.

+ Tạo ra dòng tranh riêng của dân tộc

+ Thể hiện được nét độc đáo riêng biệt cho từng dòng tranh của từng dân tộc.

+ Truyền tải nội dung chắt lọc cuộc sống hiện thực, ước mơ về hạnh phúc gia
đình, bình yên thịnh trị của xã hội.

+ khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật cho các thế hệ sau.

- Trình bày ý tưởng thiết kế thời trang dựa trên các gợi ý sau:

- Mô tả được kiểu dáng

- Mô tả được kết cấu

- Mô tả được màu sắc

- Minh họa bằng hình ảnh

Câu 9: Phân tích giá trị nghệ thuật của dòng tranh dân gian Đông Hồ.

Gợi ý câu trả lời:

Phân tích giá trị nghệ thuật của dòng tranh dân gian Đông Hồ dựa vào các ý sau:

- Nguồn gốc ra đời:

+ Là thể loại tranh ra đời từ rất lâu, được truyền từ đời này qua đời khác và đến
tận ngày nay.
+ Tranh được sáng tạo nhờ trí tuệ tập thể của dòng họ, của nhân dân.

+ Phục vụ nhu cầu chơi tranh trong dịp tết, nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng.

+ Tranh dân gian thể hiện những nét độc đáo trong sinh hoạt , vui chơi, lễ hội và
truyền thống dân tộc.

Xuất xứ: Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh.

- Cách làm tranh:

+ Giấy được in: là loại giấy dó và bên trên được quết một lớp hồ trộn với bột
điệp mỏng vì vậy còn gọi là giấy Điệp.

+ Màu được in: được lấy từ cỏ cây hoa lá trong tự nhiên( màu đỏ, màu vàng,
màu xanh chàm…) gọi chung là màu thuốc cái.

+ Thể loại tranh: Tranh khắc gỗ được in hoàn toàn.

+ Chế bản in: Có 2 loại bản in: bản in màu và bản in nét.

+ Cách in: in theo dây chuyền và in bản màu trước, in nét cuối cùng.

- Đề tài trong tranh chủ yếu là cảnh sinh hoạt, vui chơi hàng ngày của người
nông dân: đám cưới chuột, đánh ghen, bịt mắt bắt dê,…

- Không gian trong tranh: mang tính ước lệ.

+ Không diễn tả chiều sâu không gian.

+ Mọi hình tượng được in trên nền tranh một màu.

+ Không gian được tạo bởi các lớp, các tuyến nhân vật trước sau. Ví dụ bức
“đánh ghen”…

+ Bố cục theo tầng, lớp. Nhân vật được dàn trên mặt tranh không hình nào bị
che khuất ví dụ bức tranh “đấu vật, đám cưới chuột,..”

+ Các đường nét, hình mảng: chú ý đến các dáng, cử chỉ, động tác của nhân vật,
biểu hiện được đặc trưng, tâm trạng, tính cách nhân vật…
Màu sắc: tươi sáng, bố cục cô đọng dễ hiểu..

- Ý nghĩa và đóng góp:

+ Tạo ra dòng tranh riêng của dân tộc

+ Thể hiện được nét độc đáo riêng biệt cho từng dòng tranh của từng dân tộc.

+ Truyền tải nội dung chắt lọc cuộc sống hiện thực, ước mơ về hạnh phúc gia
đình, bình yên thịnh trị của xã hội.

You might also like