You are on page 1of 4

1.

Kiến trúc cung điện

Lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều biến cố, nhiều triều đại. Chính vì vậy kiến
trúc Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng. Mỗi triều đại Trung Quốc có những lối
kiến trúc khác nhau : Có thể kể đến một số kinh đô nổi tiếng như Lạc Dương,
Khai Phong, Trường An, Bắc Kinh.

2. Kiến trúc tôn giáo

Người Trung Quốc tín ngưỡng đạo Phật, họ rất chú trọng xây dựng kiến trúc
Phật giáo. Trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc có thể loại kiến trúc chùa hang
như chùa Mạc Cao Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thường được xây dựng theo
đồ án đơn giản. có thể kể đến công trình Thiên đàn xây dựng năm Vĩnh Lạc thứ
18.

Công trình Thiên Đàn

3. Kiến trúc lăng mộ

Người Trung Quốc cũng như mọi tộc người châu Á khác đền rất coi trọng việc
xây dựng lăng mộ cho người chết. Các Hoàng đế lo việc này từ khi mới lên
ngôi.
4. Nghệ thuật điêu khắc

Tượng Phật Trung Quốc rất to lớn : tượng Phật Di Lạc ngồi cao 71m tại vùng
Lạc Sơn được tạc vào đời Đường thế kỉ VIII. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng
tạo nên phần nào nền mỹ thuật Trung Quốc. Các vị vua coi trong việc xây dựng
lăng mộ nên tạo ra rất nhiều tượng chôn theo để bảo vệ. Lăng mộ Tần Thuỷ
Hoàng có tất cả 8000 pho tượng

5. Kiến trúc trong phong thủy

Không giống như phong cách kiến trúc Phương Tây, kiến trúc Trung Hoa chú
trọng đến chiều rộng hơn là chiều cao của công trình. Phong thủy đóng vai trò
rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Một số công trình kiến trúc nổi tiếng
thế giới có thể kể đến như: Vạn Lý Trường Thành (dài 6700 km), Cố cung, Tử
cấm thành ở Bắc Kinh.

6. Bích họa

Đề tài về Phật giáo và Đạo giáo cũng được khai thác trong các bức bích hoạ.

Bích họa Đôn Hoàng ở Hang Mạc cao Đôn Hoàng

Tranh thủy mặc


Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở
Châu Á. Tranh phong cảnh được coi là đặc trưng của nền hội họa Trung Quốc,
mà đã phát triển đỉnh cao từ thời kì Ngũ Đại đên thời Bắc Tống (907–1127).

Đây là nền nghệ thuật có phong cách riêng, là sự tổng hợp giữa “thơ, thư, họa,
ấn”, là một sự tổng hợp giữa nội dung ý nghĩa, kiến thức và tâm hồn

Tranh tuy là vẽ cảnh vật nhưng thường diễn tả tâm trạng trầm lắng, có khi buồn
bã, ưu tư về cảnh đời. Chủ ý của bức tranh là bắt được cái thần khí, như vẽ
bông hoa thì vẽ sao để họa được cái vẻ tươi tắn, mềm mại; vẽ đá thì gân guốc,
rắn rỏi; vẽ núi non thì phải lột tả được cái hùng vĩ thâm nghiêm của núi rừng.
Trên tranh thủy mặc thường đề thơ hoặc những câu danh ngôn nên có thể xem
là sự kết hợp thi họa.

Cảnh vật, nhất là phong cảnh thường là ước lệ, tầm nhìn là từ xa nhìn toàn cảnh,
giữ lấy những điểm chính còn tiểu tiết thì bỏ trống. Nét bút chỗ đậm chỗ lợt,
chỗ sáng chỗ tối, chỗ nhấn mạnh, chỗ nhẹ tay bổ sung cho trọng tâm của bức
vẽ. Họa sĩ tài tình trong một nét bút có thể có đủ quang phổ đen, xám, bạc,
trắng, dùng toàn phần từ đỉnh ngọn đến thân chòm bút, để làm nét to nhỏ, rậm
thưa. Tranh thủy mặc dùng hình ảnh để diễn ý. Nội dung bức tranh ẩn chứa một
ý nghĩa nhân sinh hay triết học nào đó

Bố cục tranh hết sức công phu, mức độ tụ (nhiều) thư (ít) giữa chủ cảnh và phối
cảnh, phải phân bố thật khéo léo , thẩm mỹ, bố cục vị trí phù hợp, giữ cho tổng
quan cảnh vật trong tranh được cân bằng, không quá dày hoặc quá thưa

Thủy mặc Trung Quốc làm 2 dạng:

Tranh tả thực (Tề tất họa): lối vẽ hết sức chi tiết sát với cảnh thực

Tranh thủy mặc ngụ ý (Thô tất họa) đường nét đơn giản, phác họa nên chất liệu
và ngụ ý của cảnh vật

Phong cách thanh tao, nhã nhặn với các chủ đề non nước, hoa cỏ, chim muông.
“phóng bút” đi theo cảm giác, nhấn mạnh các chất liệu tinh thần của cảnh vật và
cảnh
Bức tranh Tùng hạc tường xuân – một bức tranh thủy mặc nổi tiếng của tác giả Trương Hán Minh

 Tranh vẽ màu có từ lâu đời ở Trung Hoa, tranh thủy mặc được đánh giá cao
hơn một bậc, sử dụng nhiều nét mực chấm phá xen kẽ những khoảng hở.
Tranh thủy mặc Trung Hoa hiện ra mờ ảo, một thế giới núi non lởm chởm,
cheo leo trên mái lều của ẩn sĩ, có khi là cảnh thác đổ mỏng manh trong làn
sương mù, lấp lánh hình ảnh lão ngư ông băng qua dòng suối.

Tranh sơn thuỷ ( Công bút)

Nguyên tắc của tranh non nước là “thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” (tranh
đượm ý thơ, thơ nặng màu tranh) nội dung và đề tài quan trọng và có ảnh hưởng
sâu rộng nhất.

Các họa sĩ khai thác đầy đủ ý cảnh trong tranh. Cảnh được phân từng lớp, theo
vị trí xa – gần, cao độ, ngẩng đầu là non xa, rồi khe suối, cảnh vật tiến lại gần
nơi tác giả đứng sáng tác (bờ sông, bìa rừng). Trong tranh thường có nhân vật
dân chài, ẩn sĩ, hòa trong khung cảnh đất trời hợp nhất.

You might also like