You are on page 1of 6

Bạn có nghĩ mình đã thật sự hiểu hết văn hoá ở nơi

mình đang học tập và sinh sống không? Mọi người hầu
như đều nghĩ đến đi tham quan những nơi xa xôi vì họ
nghĩ rằng những nơi đó mới thật sự đẹp nhưng họ
không nghĩ đến rằng ở gần bên cạnh chúng ta thôi đã có
những danh lam thắng cảnh vô cùng tuyệt mĩ. Chẳng
nói đâu xa khi nhắc đến Huế - quê hương của tôi. Sự tự
hào trong tôi đối với mảnh đất này khi nhắc đến những
công trình kiến trúc độc đáo và đồ sộ không bao giờ
ngừng. Thời tiết nơi đây vô cùng khắc nghiệt nhưng
không thể làm nó bị phá huỷ, lu mờ mà nó càng được
gìn giữ, tu sửa bởi chính con người mộc mạc, hiền lành,
chân chất như ở đây. Một cuốn sách độc đáo và hấp
dẫn mà tôi đang có trong tay đây, mang đậm âm hưởng
văn hoá lịch sử có tên ‘Kinh thành Huế’. Tìm hiểu quá
trình xây dựng kinh đô nhà Nguyễn - Di sản thế giới của
Việt Nam, NXB Hội nhà văn được viết dưới ngòi bút
hiện thực, sự quan sát, tìm hiểu sâu sắc của Phan Thuận
An, ông là người con của xứ Huế, sinh năm 1940 với
nhiều thành tích học tập đáng kể như Tốt nghiệp Việt
Hán học Huế năm 1964; tốt nghiệp Cao học Sử tại Viện
đại học SG 1972; dạy tại một trong những ngôi trường
hàng đầu Huế đó là Quốc học Huế; tốt nghiệp trường
Đại học Văn khoa Huế năm 1966. Một trong những
thành tựu cuốn sách đạt được là giải Nhì của giải
thưởng kiến trúc được Hội đồng giải thưởng kiến trúc
ghi nhận. Nếu có một bộ môn ‘Huế học’ thì Phan Thuận
An chính là một trong những nhà ‘Huế học’ viết ra
những điều đáng đọc hơn cả. Tác giả đã có nhã ý trước
bản thảo để có vài lời giới thiệu: “Tôi nghĩ, sẽ là thừa
nếu chỉ nói về những điều đã được viết trong cuốn sách
này. Bởi lẽ, cách viết mạch lạc về ý tứ, nắn nót về ngôn
từ, rõ ràng trong quan điểm và phong phú bởi những
hình ảnh minh hoạ đã đủ để bạn đọc hiểu rõ và thêm
lòng yêu Kinh thành Huế. Hiểu và yêu chính là nguồn
động lực cho công cuộc giữ gìn và phát huy những Di
sản văn hoá dân tộc.” Trên thế giới thật hiếm thấy một
đô thị cổ như Huế, nơi còn bảo lưu được tương đối
nguyên vẹn diện mạo của một kinh đô thời quân chủ.
Mang đặc trưng vừa cổ kính vừa thơ mộng, đô thị này
có sức hấp dẫn lòng người. Với các giá trị lịch sử, văn
hoá, kiến trúc và nghệ thuật đang tồn tại, Huế phản ánh
được một cách rõ nét tâm hồn Việt Nam truyền thống,
và là nơi cuối cùng còn vang vọng một cách đáng yêu
tiếng nói tình tự của dân tộc. Cuốn sách “Kinh thành
Huế” là một tác phẩm tuyệt vời, sách dày, có bìa cứng
với tổng cộng là 343 trang và được in rất đẹp. Cuốn
sách có 33 bản vẽ minh hoạ. Mỗi bản vẽ là một thông
tin có chọn lọc hữu ích. Vị trí kinh thành ở cố đô Huế,
nhờ đó mà biết được các công trình bố trí ven sông
Hương, bên trái sông Hương là từ lăng Gia Long, lăng
Minh Mạng, Điện Hòn Chén, Văn Miếu, Chùa Thiên Mụ,
Kinh thành Huế và đến tận đồn Mang Cá; còn bên phải
sông Hương có lăng Khải Định, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng
Khánh, lăng Tự Đức, đàn Nam Giao, lăng Dục Đức, núi
Ngữ Bình,...Tác giả đã căn cứ vào những tư liệu đáng tin
cậy để chứng minh cho các quan điểm ý kiến nhận định
cá nhân. Phan Thuận An đã chỉ ra những nhầm lẫn của
các tác giả trong và ngoài nước và đưa ra kết luận của
cá nhân mình. Ví dụ như: “Kinh thành Huế do người
Việt ‘thực hiện’ chứ không phải người Pháp ‘thực hiện’
như nhiều người ngộ nhận. Đây là một trong những
thành công của cuốn sách. Tác giả Phan Thuận An đã
dẫn nguyên văn tiếng Pháp, Anh hoặc chữ Hán Nôm để
việc dịch nghĩa cho thật sát và để cho độc giả tự dịch
hoặc so sánh với các cách dịch khác của các tác giả khác.
Do vậy càng rộng đường tìm hiểu những vấn đề đã rõ
hoặc còn tồn nghi trong lịch sử. Điều này thật cần thiết
cho độc giả trong và ngoài nước khi tìm hiểu Kinh thành
Huế. Tất cả cuốn ‘Kinh thành Huế’ có tổng cộng 325 chú
thích. Điều ghi nhận là các chú thích của Phan Thuận An
khoa học, qua chú thích này, chúng ta có thể biết được
tác giả, tài liệu, năm công bố và nơi công bố. Một cuốn
sách dày 343 trang mà có đến 325 chú thích. Mỗi trang
có 1 chú thích. Điều đó chứng tỏ tác giả lao động khoa
học rất nghiêm túc. Làm rõ những điều tiền nhân đã
nghiên cứu và sau đó nêu thẳng ý kiến của mình. Về
ảnh, tác giả Phan Thuận An đã sử dụng 153 chiếc ảnh
đen trắng hoặc ảnh màu để minh hoạ cho các phần viết
của mình. Thực tế đó cũng là lịch sử kiến trúc Huế bằng
ảnh. Nhờ đó, giá trị cuốn sách được nâng cao rất nhiều.
Kiến thức rộng của Phan Thuận An thực hiện không chỉ
viết về Kinh thành Huế mà còn so sánh nó với các thành
phố khác của Việt Nam và cả thế giới. Số liệu về Kinh
thành Huế được tác giả sử dụng đều có nguồn gốc hợp
pháp của các chế độ quản lý Kinh thành Huế ghi nhận.
Thời gian nghiên cứu của cuốn sách này kéo dài từ năm
1558 đến nay, suốt chặng dài lịch sử qua nhiều giai
đoạn. Các giai đoạn quan trọng mà tư liệu rất hiếm hoi
như: Tám lần dời dựng thủ phủ của các chúa Nguyễn
(1558-1775); Thành Phú Xuân thời quân Trịnh và Tây
Sơn (1775-1801). Qua cuốn sách còn có nhiều bài học
còn tính thời sự rất cao về giải phóng mặt bằng. Ví dụ:
Khu công nghiệp An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây 3 năm
không giải phóng được mặt bằng để triển khai khu công
nghiệp này. Qua cuốn sách chúng ta học hỏi được nhiều
kinh nghiệm quý báu của tiền nhân. Qua nét nổi bật của
cuốn sách này, tác giả đã ghi nhận từ khi có chủ trương
đổi mới, Kinh thành Huế nói riêng và cố đô Huế nói
chung đã được bảo vệ tôn tạo trùng tu với quy mô lớn
nhất từ trước đến nay. Nhờ đó Kinh thành Huế được
UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm
1993. “Sự hoà quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ
đẹp của kiến trúc đặc biệt và các công trình có trang trí
là một phản ánh độc đáo của nền đế chế Việt Nam ngày
xưa vào thời đạt đến đỉnh cao của nó.” - theo Uỷ ban Di
sản thế giới. Lần đầu tiên khi chọn Phú Xuân để xây
dựng Thủ phủ vào năm 1687 dưới thời chúa Nguyễn
Phúc Thái, bấy giờ đã áp dụng một số nguyên tắc phong
thuỷ: “...Lấy núi đằng trước (tức núi Ngự Bình) làm án,
đắp tường thành xây cung điện, trước mặt đào hồ lớn...
Lại thấy nước sông [Kim Long] ở thượng lưu chảy xói
vào phía hữu, sai xây tháp ở bờ sông để trấn áp”. - theo
Trích Đại Nam Thực lục Tiền biên. Kinh thành Huế, một
công trình được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX và được
UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1993
cùng với di tích của Cố đô Huế là Di sản vô giá của đồng
bào cả nước và cũng là của nhân loại mà chúng ta có
trách nhiệm gìn giữ bằng sự hiểu biết và tấm lòng thiết
tha với di sản văn hoá dân tộc. Đây là một cuốn sách bổ
ích, xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Cảm ơn
các bạn đã lắng nghe!

You might also like