You are on page 1of 2

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG – 1981)

Mở bài:
Người ta thường ví “văn học là nghệ thuật ngôn từ”, hay “nghề văn là nghề chữ”
(Nguyễn Tuân), bởi chất liệu ngôn từ như chất liệu chính tạo nên một tác phẩm, có thể
diễn tả được mọi sắc thái, tình cảm vốn mơ hồ và trừu tượng. Dẫu vậy, câu từ hoa mĩ,
chải chuốt thôi chưa đủ, bởi "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo
một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm
tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.” (Nam Cao). Với
tinh thần trên, trong hành trình thể nghiệm mình trên trang bút kí, dù viết về sông nước
Việt Nam với lối văn trữ tình, cái tôi lãng mạn phiêu bạt nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường
vẫn giữ được sự rắn rỏ trong ý văn và sự uyên bác trong từng diễn tả. Bằng ngòi bút tinh
tế, ông đã đem đến cho người đọc những vẻ đẹp đa dạng về con sông Hương qua tác
phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhất là ở đoạn trích (…). Đồng thời, ta còn thấy
được (lệnh phụ).
Tác giả, tác phẩm:
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở Quảng Trị, ông sống và học
tập, hoạt động cách mạng tại Huế, cuộc đời gắn liền với Huế nên rất tình cảm, tâm hồn đã
thấm đẫm nền văn hóa mảnh đất này. Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút tài hoa ở thế bút
kí, ông có lối viết rất riêng. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều được
tổng hơp từ vốn kiến thức phong phú. Bút kí của “người con xứ Huê” là áng văn xuôi
thấm đẫm chất thơ mang vẻ đẹp, nỗi buồn của hoài niệm, những suy ngẫm triết học về lẽ
sống.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại
Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút kí có ba phần, và đoạn trích được
nằm trong phần thứ nhất. Ở bài bút kí này, người đọc có thể tìm thấy một phong cách tài
hoa, tự do, phóng khoáng với lối văn hóa sâu rộng, rất mực say mê với cái đẹp của cảnh
vật và con người xứ Huế thân yêu. “Trong tình yếu đích thực, người ta vừa được dâng
tặng, vừa được khám phá và hoàn thiện chính mình.”, sông Hương cũng được xem như
mối tình sâu đậm ấy.
Câu hỏi bâng khuâng “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã gợi biết bao sự tìm tòi, thích thú,
sự tìm kiếm vẻ đẹp tiềm ẩn trong sống Hương. Nhan đề độc lạ ấy thu hút sự tò mò, cho
người đọc những suy lắng và cảm nhận về con sông thiên phú, của một “nhan sắc” làm
mê đắm lòng người. Trong đó, hình ảnh dòng sông ở đoạn (…) để lại vô vàn xúc cảm nơi
lòng bạn đọc.
Đánh giá:
“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi
gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà). Quả thực, nghệ thuật là phương tiện để đồng cảm, truyền tải
những cảm xúc, kinh nghiệm sống, những thể nghiệm chân lí và khát khao mãnh liệt đến
bạn đọc. Văn chương đồng thời phản ánh thế giới quan của người sáng tác. Có lẽ vì thế,
với một tâm hồn hướng nội, sâu sắc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa được hình ảnh
sông Hương thật sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp của nền văn hóa Việt. Kết hợp nhuần
nhuyễn các biện pháp tu từ, hành văn tinh tế, giàu sức biểu đạt, tác giả vẽ nên dòng sông
khắc cốt ghi tâm trong lòng người dân xứ Huế. Qua đó, vị tác giả khẳng định cái tôi
chính mình: một cái tôi mê đắm tài hoa cảnh sắc quê hương đất nước, cái tôi uyên bác
giàu tri thức về lịch sử, văn hóa, địa lí, cái tôi yêu quê hương, gắn bó sâu nặng với nơi
chôn nhau cắt rốn.
Kết bài:
“Huế vẫn thế, bao đời nay vẫn thế
Hương Giang trôi, còn trôi mãi ngàn năm”
Gấp lại trang văn “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” dường như trong lòng mỗi người đọc
vẫn còn vương vấn mãi hình bóng dòng nước mênh mang trầm mặc nơi miền đất cố đô
xinh đẹp, dịu dàng. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng ngòi bút của mình để phác họa hình
dung một dòng Hương trữ tình bằng ngôn từ trên trang giấy, thể hiện trọn vẹn nét bút tài
hoa, uyên bác và khả năng quan sát, thấu thị đa chiều của mình trên tình dòng chảy. Bao
nhiêu năm trôi qua, thiên bút kí vẫn ở đó, vẹn nguyên về ý nghĩa lẫn tinh thần, mãi là
nhịp phách tiền tuyệt nhất ru người đọc về với xứ Huế mộng mơ.

You might also like