You are on page 1of 2

ÔN TẬP “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

” (tiếp)
D. LỆNH HỎI 2
1. Nhận xét về cái tôi của nhà văn
Qua từng câu, từng chữ trong đoạn trích, hình ảnh cái tôi của tác giả hiện lên vô cùng rõ nét.
+ Trước hết, đó là một cái tôi uyên bác, nghiêm túc cẩn trọng trong tìm kiếm và phát hiện những vẻ
đẹp của sông Hương và xứ Huế.
+ Hơn nữa, đoạn văn cũng như tác phẩm còn thể hiện một cái tôi mê đắm, tài hoa và vô cùng lãng
mạn.  Ông đã có những liên tưởng thú vị mang tính sáng tạo bất ngờ về dòng sông Hương.
+ Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của ông trong từng áng văn viết về
sông Hương, xứ Huế, đặc biệt là trong đoạn trích.  
1.1. Nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Quan sát tinh tường, tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú (miêu tả sông Hương từ góc nhìn địa lí, hành
trình sông Hương tìm về với Huế như về với tình nhân của mình )
- Vận dụng những tri thức phong phú, những hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt (địa lý, thơ ca, âm
nhạc, hội họa…) để làm giàu cho giá trị nhận thức của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.
-Tác giả đã có một hồn thơ thật sự trong văn xuôi để làm đẹp cho ngôn từ, để viết nên những câu văn
rất hay (“chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non”, “sông Hương uốn một cánh cung
rất nhẹ… một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”…)
1.2. Nhận xét về nét tài hoa phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc Tường:
– Vốn ngôn từ đẹp, tao nhã, tinh tế, lịch lãm; những ví von, so sánh nhân hóa giàu chất thơ, chất
nhạc, chất họa và chất suy cảm, hướng nội đã làm nên nét thanh tao rất riêng trong chất kí HPNT;
- Sự quan sát và tưởng tượng bằng lăng kính của tình yêu và cái nhìn lãng mạn đã làm nên chất trữ
tình riêng của kí HPNT;
– Giọng điệu rất Huế, rất trữ tình, sâu lắng, đầy suy niệm.
2. Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho Huế
- Hoàng Phủ Ngọc Tường quê gốc không phải ở Huế song ông lại sinh ra ở Huế, lớn lên và học tập,
hoạt động cách mạng ở Huế. Vì thế, không thể phủ nhận rằng hơn ai hết, Hoàng Phủ Ngọc Tường có
một tình yêu thương sâu nặng, có một sự gắn bó bền chặt bằng cả trái tim, máu thịt và tâm hồn mình
với mảnh đất kinh đô xưa.
- Tình yêu dành cho Huế của HPNT gắn với tình yêu thiên nhiên, con người và truyền thống văn hóa
sâu sắc.
=> Tất cả được HPNT truyền tải bằng một ngòi bút tài hoa, đậm chất trữ tình trí tuệ cùng vốn hiểu
biết phong phú, sâu sắc về xứ Huế.
Tham khảo: Nếu chỉ là cảm xúc rung động nhất thời trước vẻ đẹp của con sông xứ Huế, Hoàng Phủ
Ngọc Tường sẽ không thể viết lên được những trang văn mê đắm và rất đỗi tài hoa như thế. Yêu Huế,
yêu Hương giang, nhà văn mới có được những rung cảm mãnh liệt để tình cảm đặc biệt ấy hóa thành
những dòng chảy trong tâm hồn nhà văn, tạo nên cả cái tôi mê đắm, tài hoa và uyên bác. Bằng con
mắt tình yêu, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương
trong một văn phong tao nhã, hướng nội, tài hoa. Với cảm hứng ngợi ca, bút kí Ai đã đặt tên cho
dòng sông? như lời cảm tạ của tác giả đối với đất mẹ Huế nơi nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn. Tình yêu
Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho Hương giang và xứ Huế rộng hơn chính là tình yêu quê hương,
đất nước tha thiết.
3. Nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí, từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh
giá là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”. Ông là cây bút tài hoa, uyên
bác. Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ và thường gắn liền với xứ
Huế. Bài kí thể hiện rõ phong cách bút kí của ông ở các đặc điểm:
3.1. Đậm chất Huế: Chất Huế trong bài kí thể hiện ở tình yêu và sự gắn bó sâu sắc của nhà văn với
dòng sông quê hương. Vì yêu Huế, yêu sông Hương nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn sông
Hương làm đối tượng chính cho bài kí của mình. “ Phải lòng” dòng sông, nhà văn viết về nó với tất
cả sự gắn bó, đắm say của một người con với dòng sông quê hương, với vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
3.2. Sự hòa quyện giữa chất trí tuệ và chất thơ
- Chất trí tuệ thể hiện qua:
+ Sự nghiêm túc, cẩn trọng trong tìm kiếm, phát hiện;
+ Sự kết hợp giữa nghị luận và suy tư đa chiều cùng vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực….
Những kiến thức liên ngành đã giúp nhà văn khám phá vẻ đẹp đa dạng của sông Hương trên nhiều
phương diện: địa lí, lịch sử, văn hóa…
- Chất thơ trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường trước hết thể hiện ở: 
+ Phương diện nghệ thuật: Hình tượng sông Hương được miêu tả bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất
thơ; nghệ thuật so sánh, nhân hóa sáng tạo, những liên tưởng độc đáo,… sử dụng rộng rãi đặc sắc
những phép tu từ gợi cảm vốn là quen thuộc trong thơ như so sánh kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ. 
+ Vẻ đẹp nên thơ của Hương giang được bộc lộ khi Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ tái hiện lại
một cách chân thực dòng chảy địa lí tự nhiên của con sông mà quan trọng hơn biến cái thủy trình ấy
thành “hành trình đi tìm người yêu” của một người con gái đẹp, duyên dáng và tình tứ. Đây cũng
chính là cảm nhận riêng, độc đáo và rất đặc sắc của nhà văn về sông Hương trước khi nó chảy vào
lòng thành phố thân yêu. 
+ Cái tôi đầy xúc cảm của tác giả. Cảm hứng xuyên suốt trong đoạn trích cũng như trong tác phẩm
là niềm say sưa tìm kiếm và khẳng định vẻ đẹp riêng, sức cuốn hút, quyến rũ riêng của con sông xứ
Huế. Rõ ràng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem tình yêu đằm thắm lắng sâu và những cảm xúc sôi nổi
say sưa phổ vào trang viết để rồi mỗi dòng văn như một bài ca tôn vinh vẻ đẹp của sông Hương. Vì
thế cái dễ nhận thấy từ những trang văn là chất thơ, chất trữ tình đậm đà, đằm thắm.
3.3. Lối hành văn hướng nội, súc tích, lãng mạn và mê đắm
- Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện vẻ đẹp của dòng sông ở các lớp trầm tích văn hóa.
Không chỉ cảm nhận vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng mà còn viết về sông Hương từ góc nhìn lịch sử, khai
thác vẻ đẹp anh hùng của con sông từ những sự kiện còn vang bóng trong tâm hồn mỗi con người
Huế và nhìn sông Hương như một dòng sông khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho thi ca. Lối văn hướng
nội súc tích, lãng mạn và mê đắm đã làm nên nét riêng rất độc đáo cho kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
4. Nhận xét về tính trữ tình (chất thơ) của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Như 3.2 ý 2)
E. KẾT BÀI CHUNG (THAM KHẢO)
- Nguyễn Tuân, một nhà văn cũng chuyên viết kí từng nhận xét “Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có
rất nhiều ánh lửa”. Phải chăng ánh lửa trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là vẻ đẹp của văn
chương được thắp lên từ những con chữ biến hóa như phép màu. Đúng như Maiacốpxki nhận xét về
quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ:
Phải đổi lấy hàng ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” xứng đáng là một áng văn hay đặc sắc về xứ sở, về tình yêu quê
hương đất nước và cũng rất tiêu biểu cho phong cách bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dòng sông
Hương trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến cho ai đã từng đọc qua đều mong muốn được
một lần đặt chân đến nơi đây, để được đắm mình trong những gì nên thơ nhất của xứ Huế.

You might also like