You are on page 1of 6

Lê Thu Linh

Ai đã đặt tên cho dòng sông?


Đoạn 1: Mở bài.
Nếu như người Hà Nội tự hào khi có con sông Hồng đỏ nặng phù sa thì người Huế cũng
tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng cổ kính- Dòng sông đã chứng kiến biết bao
thăng trầm thay đổi của lịch sử cuộc sống. Sông Hương đã đi vào thơ ca, nhạc họa như
một miền cảm hứng bất tật với văn nghệ sĩ rất trữ tình sâu lắng. Có lẽ vì vậy, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã bị “phải lòng” bởi chính con sông của mảnh đất biết bao lăng tẩm đền
đài như một lần gặp gỡ định mệnh, để rồi từ đó lại gắn bó với mảnh đất ấy dòng dõi
trong suốt hơn 40 năm. Qua bao lần nhìn ngắm, bất chợt một lần thắc mắc: Ai đã đặt
tên cho con sông Hương nhỉ? Và từ ấy, một nỗi băn khoăn đã hiện lên tạo nên một cuộc
hành trình tìm kiếm lí thú cho câu hỏi đầy khắc khoải nhưng không chỉ với vẻ đẹp về
diện mạo mà còn về vẻ đẹp ẩn chứa sâu bên trong của tâm hồn dòng sông Hương.

Đoạn 2: Chuyển.
Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm cùng tên tập bút ký xuất bản vào năm 1986 của
Hoàng Phủ Ngọc Tường được viết với cảm hứng ngợi ca và âm hưởng sử thi, với tình
yêu sâu sắc đối với thiên nhiên và truyền thống văn hóa của dân tộc. Bằng giọng văn
đẹp, trầm lắng và tha thiết, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết về dòng sông quê hương, về
hoa trái quanh ông với một tình cảm gắn bó sâu nặng và đặc biệt trân trọng say mê văn
hóa và lịch sử của sông Hương xứ Huế.

Đoạn 3: Sông Hương gắn với núi rừng Trường Sơn. Đã thi
Nếu như Nguyễn Tuân mở đầu sông Đà “Chung thủy giai đông tẩu- Đà giang độc bắc
lưu” thì Hoàng Phủ Ngọc Tường mở đầu sông Hương với lời khẳng định rằng “Trong
những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến hình như chỉ sông Hương
là thuộc về một thành phố duy nhất”, ông đã đặt dòng sông Hương ngang bằng với
“những dòng sông đẹp” khác trên thế giới và hơn hết lời mở đầu đầy nồng nàn ấy đã
nêu lên một chân lí quen thuộc với bất kể con người nào ở Việt Nam- cũng chính là niềm
tự hào của tác giả về dòng sông quê hương- dòng sông thi ca đất mẹ. Giá trị vẻ đẹp của
sông Hương được ông nâng niu như một điều đặc biệt, quý giá. Dòng chảy của sông
Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân” “không kém phần kì lạ và bí
mật”, tác giả đã khẽ nhắc mọi người rằng nếu chỉ mải mê nhìn ngắm say đắm cái khuôn
Lê Thu Linh
mặt kinh thành thân quen này thì sẽ không thể nào hiểu được bản chất thực sự của
dòng sông cũng như cuộc hành trình gian truân đến với mảnh đất xứ Huế mà nó đã
vượt qua. Chắc có lẽ vì vậy, nhờ điều đó, sông Hương đã chạm tới được sự rung động
bên trong trái tim của tác giả, để từ đó ông đã ngược dòng sông để tìm ra nơi thượng
nguồn, tìm ra một khuôn mặt khác của dòng sông. Điều đó đã thể hiện được cái kì công
khám phá không ngừng, cái sự tinh tế trong cảm nhận của quá trình lao động nghệ thuật
công phu và khó nhọc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dưới cái nhìn tài hoa và uyên bác của
nhà văn, nét độc đáo được thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau: từ địa lí, lịch sử, văn
hóa, thơ ca,… Sự liên tưởng phong phú của nhà văn cũng như kết hợp giữa các biện
pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh đã giúp con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng hóa
có hồn có tính cách, bỗng hóa có tâm trạng, lắm lúc thì dịu dàng, lắm lúc thì yếu đuối có
khi lại mạnh mẽ quyết liệt như “một bản trường ca của rừng già”… Tuy dòng sông
Hương tồn tại như một sinh thế mang những nét tính cách rất đối lập nhau nhưng con
sông vẫn rất hài hòa tạo nên một vẻ đẹp đa dạng, phong phú thể hiện được sức sống
mãnh liệt qua từng nét chữ của nhà văn. Chưa dừng lại ở đó, trước khi về vùng châu thổ
êm đềm, con sông thơ mộng ấy đã vượt qua bao thác ghềnh cuộn xoáy để hóa thân
thành cô gái Di-gan phóng khoáng man dại, một tâm hồn tự do và trong sáng làm ta liên
tưởng ngay đến những cô gái cùng khúc tình tứ cháy bỏng làm say mê lòng người. Điệp
cấu trúc đã giúp nhịp chảy bài văn bỗng như nhanh hơn, dồn dập hơn và sống động hơn
khác với nhịp chảy chầm chậm, khoan thai mà trước kia chúng ta vẫn thường thấy. Phép
liên tưởng mới lạ của của Hoàng Phủ Ngọc Tường như lại thêm một khẳng định tiếp
trong bài văn- khẳng định con người chính là chuẩn mực của cái đẹp. Ngay sau khi rời
khỏi rừng già, sông Hương đã khoác lên mình một tấm áo với nét đẹp hoàn toàn mới lạ
khiến người đọc phải bật lên trầm trồ ngỡ ngàng, bối rối trước sự đặc biệt này. Việc so
sánh vẻ đẹp của sông Hương như một “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở” đã
mang lại nét đẹp dịu dàng cũng như trí tuệ để nuôi dưỡng những đứa con xứ huế, bồi
đắp thêm cho vùng hạ lưu phù sa màu mỡ đầy ngọt ngào ấm áp. Mối quan hê giữa
thượng nguồn và hạ lưu cũng như được tác giả dành dụm công sức tỉ mỉ, công phu
khám phá những vẻ đẹp khác nhau, những thứ đa chiều tưởng chừng như đã quen
thuộc. Nói một cách nào đó, cô gái Di-gan phóng khoáng man dại kia sẽ sớm trở nên dịu
dàng về mặt trí tuệ, mang một khuôn mặt rất đỗi quen thuộc khi rời rừng.

Đoạn 4: Sông Hương gắn với thành phố Huế: Ngoại vi thành phố (Trước khi đến Huế).
Lê Thu Linh
Hết phần chảy ở giữa Trường Sơn, sông Hương bắt đầu tiến vào một giai đoạn mới
trong cuộc đời mình ở riêng ngoại vi kinh thành Huế, đi qua vùng Châu Hỏa đầy hoa dại
hết sức lãng mạn thi vị. Mang vẻ đẹp của người con gái đẹp trong cảm nhận của nhà văn
lại là một người tình “đang ngủ mơ màng” trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu
cổ tích và thủy trình của nó như một cuộc tìm kiếm người tình đích thực của mình.
Những kiến thức về địa lý, địa hình, địa chất,… đã giúp cho tác giả miêu tả tỉ mỉ dòng
sông với những khúc quanh, khúc lượn lưu vực nó. Năng lực quan sát tinh tế và phong
phú về ngôn ngữ, hình tượng đã khiến Hoàng Phủ Ngọc Tường viết nên những câu văn
đầy màu sắc và ấn tượng. Chỉ riêng những từ ngữ miêu tả nhịp chảy sống động của sông
Hương cũng đã thấy ngòi bút của ông thật tài tình. Đi theo chiều dòng sông Hương cũng
như đi qua những địa danh muôn nghìn vẻ đẹp ở xứ Huế: Hòn Chén, Ngọc Trân, Nguyệt
Biểu, Lương quan, Thiên Mụ, ngã ba Tuần,… Theo dõi cùng áng văn của tác giả, người
đọc như được nhìn một ngắm bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc bắt mắt của mảnh đất
thơ mộng dạt dào trữ tình, dòng sông như sợi dây xâu chuỗi những viên ngọc đẹp nhất
ở mảnh đất cố đô này. Dẫu có đi qua địa dành nào đi chăng nữa, sông Hương cũng đã tự
tạo nên những phối cảnh kì thú và độc đáo. Tác giả ngắm nhìn dòng sông mà như tưởng
tượng đến “người con gái đẹp” đang phô ra những đường con quyến rũ đầy hấp dẫn
của mình: Cái đường nét cung thật tròn, mềm mại như tấm lụa- một sự tưởng tượng
đầy sáng tạo và mạnh mẽ của nhà văn. Ấy thế rồi khi sông Hương đi qua vùng Châu Hóa,
con sông không mang theo riêng vẻ đẹp mềm mại đấy nữa mà còn kèm theo tiếp những
vẻ đẹp đa dạng phong phú khi dòng sông chảy qua những ngọn đồi mà mạt nước phản
quang thành những mắc sắc rực rỡ. Thứ màu sắc tựa ngọc trảm, một sắc xanh nước
thẳm của áng mây trời Tây Nam “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Vẻ đẹp như triết lý cổ
thi đi qua bao thăng trầm, dòng sông như đang chiêm nghiệm thành kính suy nghĩ về
những lịch sử của những vua chúa xưa kia đã từng huy hoàng như thế nào. Giọng văn
của người nghệ sĩ ấy quả thật say mê khi vừa kể, vừa tả lại vừa liệt kê. Người đọc thì lại
si mê khi cuốn hút vào lối văn của tác giả, gia tốc thủy trình đã nhanh và gấp gáp, sộng
động rực rỡ, bừng sáng nhiều hơn trước. Qua biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh, qua
biết bao nhiêu gian truân mà sông Hương vẫn không hề chậm trễ đến với xứ Huế. Đây
liệu có phải là sự thủy chung son sắt của một lòng, một dạ với người mình yêu. Điều này
đã lí giải được vì sao qua từng nấy địa danh, sông Hương vẫn không hề xao xuyến rung
động, dòng sông chảy chậm lại như bền bỉ son sắt với mảnh tình xứ Huế. Vẻ kiêu sa của
ngôn từ được viết lên bởi vốn kiến thức văn hóa và văn học “giữa đám quân sơn lô nhô
ấy, là giấc ngủ ngàn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng
thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa khắp một vùng
tượng lưu” bốn bề núi phủ mây phong. Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên, vẻ đẹp
Lê Thu Linh
trầ mặc của sông Hương hiện lên như “triết lý cổ thi” mà không yêu Huế từ trong thâm
cốt nhục, không yêu sông Hương đến tận đáy lòng thì ắt hẳn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ
không thể viết được những câu văn đẹp mà sang đến thế được. Tác giả như vừa viết
vừa thổi hồn vào từng nét bút khiến độc giả vừa bất ngờ mà lại vừa yêu thích.

Đoạn 5: Sông Hương gắn với thành phố Huế: Sông Hương khi gặp gỡ thành phố.
•Nhịp chảy:
Tuy nhiên, sông Hương chỉ thực sự là mình khi gặp gỡ tình yêu đích thực. Khi đến thành
phố Huế, dòng sông trở nên “vui tươi hẳn lên”, “dòng sông kéo một nét thẳng thực yên
tâm theo hướng Tây Nam- Đông Bắc” rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến”.
Đến đó, dòng sông mang một nhịp chảy “chậm, thực chậm”, “cơ hồ chỉ còn là một mặt
hồ yên tĩnh”. Nhịp chảy ấ vốn là nhịp điệu khoan thai, thơ mộng, nhịp chảy đã làm xao
xuyến biết bao con người khi ngắm nhìn dòng sông tuyệt đẹp. Để rồi tác giả khéo léo
diễn giải, sở dĩ sông Hương chảy chậm không chỉ bởi nó lưu luyến thành phố Huế, không
muốn rời xa người tình đích thực của mình, nhất là sau một cuộc hành trình đầy gian
truân, sau bao nhiêu nỗ lực mơ ước yêu thương. Mà chính con người Huế cũng vô cùng
yêu mến con sông của mình. Bởi vậy, họ đào những nhánh sông mang nước sông Hương
tỏa đi khắp phố thị, hòa nhịp sống của dòng sông và nhịp sống của thành phố. Thế nên,
người ta mới nói rằng Sông Hương là của Huế và Huế là của sông Hương.

•So sánh đối chiếu vô cùng tinh tế:


Cách so sánh trong áng văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường rất đỗi tinh tế, ông làm nổi bật
rõ dòng chảy của sông Hương khi so sánh với dòng sông Ne-va cùng nhịp chảy quá
nhanh, quá gấp gáp qua cung điện Petecpua “Trôi quá nhanh khiến hải âu không kịp nói
điều gì”. Nhịp chảy ấy đã cuốn đi những xúc cảm đính kèm những kỉ niệm gói gọn để
làm bật lên vẻ lững lờ, chậm rãi của con sông. Và chỉ trên từng nhịp lững lờ, chậm rãi ấy
mới có những ánh hoa đăng tứ diện Hòn Chén trôi về. Nhà văn vẫn không quên lồng
ghép một phép so sánh ngang bằng để làm nổi bật tiếp vẻ đep dòng sông duy nhất của
thành phố: “Cũng như sông Sen của Pari, sông Đa-Nuyp của Budapet” sông Hương mang
vẻ đẹp riêng, độc đáo, sánh ngang với những dòng sông đẹp nổi tiếng. Có lẽ vì thế nên
thành phố Huế cũng trở thành một đô thị vô cùng văn hóa, là một biểu trưng, di sản của
nhân loại
Lê Thu Linh
•Sông Hương đi qua Huế tạo ra những máng nghệ thuật thật độc đáo:
Dòng sông không chỉ đi qua Huế, nó còn đi qua và tạo ra những máng nghệ thuật vô
cùng độc đáo qua nhiều góc nhìn khác nhau. Với góc nhìn thị giác, từng đường nét: từ
nét thẳng thật yên tâm hay một đương cong thật mềm mại, nhỏ nhắn như vâng trăng
non, từng màu sắc huyền ảo lung linh với cây đa, cây dừa tỏa vàng lá u sầm, cái ảnh lửa
thuyền chài lập lòe ánh sáng hoa đăng bông bềnh đã khiến sông Hương bây giờ trở
thành một dòng sông ánh sáng. Cái nét cổ kính, sự sống động gợi lại qua các không khí
có từ ngàn năm miền đất nơi đây- cái nhịp sống đã làm mất đi ở các khu đô thị hiện đại.
Đến với Huế, ta nhưn đến với tour diễn lịch trình quay ngược thời gian, trở lại quá khứ-
một cảm giác bồi hồi xuyến xao mà lại háo hức mà không thành phố nào có thể có được.
Dưới góc nhìn âm nhạc, nơi đây đã để lại một nền nhã nhạc cung đình Huế và chỉ có thể
biểu diễn trên dòng sông Hương với tiếng rơi bán âm. Đây chính là một di sản văn hóa
của nhân loại. Tác giả cũng đã cảnh báo mọi người rằng không thể nghe nhã nhạc cung
đình trong một nhà hát vì nền âm nhạc ấy được sản sinh ra trên mặt nước êm đềm của
dòng sông Hương giang cổ kính. Đại thi hào của dân tộc- Nguyễn Du cũng đã nhắc đến
về bản đàn Huế trong tác phẩm nổi tiếng bao lâu nay “Truyện Kiều”. Nét đẹp của dòng
sông đã gợi ý cho Nguyễn Du viết lên tác phẩm được coi là hay nhất trong lịch sử dân
tộc:
“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới ra nửa vời”
Dòng sông Hương đã dành tặng xứ Huế một nền nhã nhạc với những điệu “Nam ai nam
bình” không thể nào quên. Đó là môi trường diễn xướng để tiếng nước rơi trên mái
chèo làm tôn lên tiếng đàn. Môi trường ấy đã nuôi dưỡng hồn thơ không chỉ của
Nguyễn Du để viết nên những câu thơ tuyệt diệu và cuộc đời nàng Kiều mà còn biết bao
người nghệ sĩ khác đã bị dòng sông ấy cuốn hút để rồi tọa nên một dòng sông thơ ca
Hương Giang...

•Bài học thực tế:


Cảm xúc của độc giả khi đọc bài thơ ai nấy cũng phải tấm tắc khen ngợi tầm quan trọng
của dòng sông Hương bởi chính dòng sông đã tạo nên vẻ đẹp văn hóa xứ Huế. Từ xưa
đến nay các dòng sông đều được coi là cái nôi của các vùng văn hóa. Khi sông Hồng có
phù sa- một văn hóa người Việt ở Bắc Bộ ta thể hiện đức tính tiết kiệm, sự chắc chắn,
bền bỉ và kiên nhẫn. Khi sông Cửu Long của người Nam Bộ thể hiện sự phóng khoáng, sự
Lê Thu Linh
tự do nhanh nhạy và đầy bộc trực. Chỉ qua mấy con sông tiêu biểu vậy thôi nhưng mối
quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên- văn hóa- con người- linh hồn của một dân tộc đã
hiện lên rõ nét. Con người Huê kín đáo, dịu dàng thủy chung đầy thơ mộng của Hương
Giang. Ai nấy đềuu muốn giữ gìn vẻ đẹp văn hóa Huế thì dòng sông cần phải được giữ
gìn. Những nét đẹp của sông Hương và Huế đều là di sản của dòng sông, là bề dày không
thể tạo ra được bằng dù bằng công nghệ hiện đại “Cơ sở văn hóa Việt Nam- Trần Ngọc
Thềm”. Và để có thể tránh bảo vệ văn hóa, chúng ta cần giữ gìn bảo về thiên nhiên để
tránh thay đổi môi trường vì chỉ có thay đổi môi trường mới có thể làm biến dạng những
văn hóa của con người. Quả thực, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người có tình yêu sâu
đậm và gắn bó với Huế, những hiểu biết bên ngoài sách vở của ông thực sự rất tinh tế và
ấn tượng.

Đoạn 6: Sông Hương gắn với thành phố Huế: Khi chia xa thành phố.
•Nhịp chảy và dòng chảy sông Hương khi chia xa thành phố

You might also like