You are on page 1of 2

Những nhà văn thực thụ luôn mang trong mình những “chất nam châm” để thu hút

những gì thích hợp đến với mình. Đối với nhiều cây bút, “những gì” ấy là “vùng thẩm mĩ” của
họ. Với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thành phố Huế và dòng sông Hương là vùng thẩm mĩ
và là cả quê hương văn học của ông. Nếu người Hà Nội tự hào vì dòng sông Hồng đỏ nặng phù
sa thì ở Huế, người dân lại có tình yêu sâu nặng đối với dòng sông Hương. Con sông ấy chảy qua
thành phố cổ kính với dòng nước tưới mát cho cảnh vật và con người nơi đây. Tác giả Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã viết về đối tượng này bằng cả trái tim ân nghĩa, với ngôn từ vốn liếng và
nghệ thuật sáng tác đầy phong phú, ông đã tạo nên những áng văn lấp lánh trí tuệ đan xen cùng
với chất trữ tình đằm thắm. Một trong những tác phẩm bút kí hay nhất trong sự nghiệp sáng
tác của ông đó là tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, tác phẩm viết về suy nghĩ và tình cảm
của tác giả dành cho con người xứ Huế và dòng sông Hương. Qua việc phân tích đoạn trích “Từ
đây,....” và đoạn trích “Sông Hương siêu thực,....” ta đã thấy được chất trữ tình in đậm trong
phong cách sáng tác văn của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Sau dấu ấn của “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp tục in
dấu trong lòng bạn đọc với tác phẩm bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Tác phẩm được viết
ở Huế vào tháng một năm 1981, bài văn này đã đánh dấu nổi bật trong phong cách sáng tác của
tác giả sau năm 1975. Được viết trong không khí của đại thắng mùa xuân, những câu từ trong
bài mang đậm âm hưởng của chủ nghĩa anh hùng ca. Đoạn văn trên được trích trong phần giữa
của trích đoạn sách giao khoa, viết về vẻ đẹp của dòng sông Hương và kinh thành Huế. Bài văn
này đã được tác giả sáng tác bằng thể loại bút kí. Đây là thể loại chứa yếu tố xác thực của sự
kiện và thông tin mang tính chất lịch sử, nhưng nó cũng chấp nhận sự liên tưởng phong phú và
phóng khoáng để thể hiện cái tôi của tác giả.
Mở đầu đoạn văn, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhân cách hoá dòng sông bằng những
tâm trạng vui tươi và vô cùng hứng khởi. Bằng bốn chữ “vui tươi hẳn lên”, người đọc đã thấy
được tâm trạng vui sướng, hứng khới và có phần lâng lâng của dòng sông khi được gặp người
tình. Cụm từ “những biền bãi xanh biếc,....” đã miêu tả một bầu không khí tươi mới, mát mẻ và
tràn đầy sức sống. Thiên nhiên ấy dường như đang phụ hoạ cho niềm vui của dòng sông. Từ
đằng xa, dòng Hương giang đã nhìn thấy tình yêu đích thực của đời mình. “Chiếc cầu trắng in
ngần....” đó là cầu Tràng Tiền, chiếc cầu giao giữa vùng ngoại ô với kinh thành Huế, tác gỉa đã
miêu tả chiếc cầu như “vành trăng non” chứ không khải vành trăng tròn đầy đặn để nêu lên vẻ
đẹp nhẹ nhàng, thướt tha và đầy nên thơ của cảnh vật Huế. Những từ ngữ trong trẻo kết hợp
cùng với câu văn với những sắc màu tươi tắn, tác gỉa đã vẽ nên một khung cảnh đầy lãng mạn
và trữ tình, nơi đây như là một điểm hẹn lý tưởng của tình yêu. Dòng Hương giang kéo một nét
thẳng thực đến cuối đường, vì nó biết rằng ở đó có người tình thuỷ chung. Con sông Hương
chảy mạnh thẳng thực yên tâm như đã biết đến điểm đến đich thực của mình. Ở góc nhìn địa
lý, sông Hương nhẹ ngành uốn khúc chuyển mình “rất nhẹ sang đến Cồn Hến”. Tác giả đã tạo ra
hình ảnh đường cong quyến rũ và một dáng hình đẹp . Dưới góc độ của tình yêu, dòng sông
như đáp lại một tiếng “vâng”. Nếu như ở đoạn trước, dòng sông vội vã, háo hức và có phần vồ
vập để đi gặp người mình yêu thì trong đoạn này, con sông lại có phần e thẹn, xấu hổ như
những cô gái mới lớn. Nó che giấu đi những cảm xúc của mình vào trong lòng, dù có khao khát
nhưng chẳng hề nói ra. Ở đây, nhà văn đã có sự so sánh vô cùng độc đáo và mới lạ, ông đã so
sánh giữa cái hữu hình là những cảnh vật nơi đây với sự vô hình, đó là tâm trạng, cảm xúc của
con sông. Dòng Hương giang nhẹ nhàng, thẹn thùng vì lần đầu đến với tình yêu, lúc này, “Tình
trong như đã mặt ngoài còn e”. Đó là một tình yêu không ồn ào, chẳng cần nói ra của dongf
sông Hương, một thứ tình yêu nhẹ nhàng mà êm đềm. Cũng chính là phong cách yêu của người
con gái Huế, kín đáo và rất mực duyên dáng. Hình ảnh này đã giúp sông Hương và kinh thành
Huế như có khoảnh khắc của tình yêu, là sự tuyệt vời khi tình yêu chớm nở thuở ban đầu. Dưới
góc nhìn địa lý, dòng sông Hương chỉ chảy qua một thành phố duy nhất, nó chung thuỷ với
người tình đích thực của mình. “ Và như vậy,....” tác giả đã so sánh sông Hương ngang hàng với
những dòng sông lớn trên thế giới. Kết hợp cùng với động từ “của mình” và “yêu quý”, người
đọc cảm nhận được sự sở hữu mà tràn đầy tình thương lãng mạn, tự hào về con sông. Cố đô
Huế vẫn mang trong mình nét bình dị qua những hình ảnh “cây đa, cây cừa,...”, một thành phố
cổ kính và trầm mặc. “Đầu cuối ngõ....” những nhánh nhỏ của dòng sông toả ra đi khắp thành
phố, mang theo những dòng chảy mát lành và ngọt ngào, dòng nước dịu dàng như những cánh
tay dang rộng ôm chầm lấy thành phố, quấn quýt và chẳng nỡ rời xa. Điệu chảy thực chậm của
dòng sông như một điệu slow tình cảm, như nhà thơ Thu Bồn đã viết : “Con sông dùng dằng,
con sông không chảy, Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.” “Những chi lưu....” đã làm cho tốc
độ của dòng sông chảy chậm lại, khoan thai mà quyến luyến. Nhưng dưới góc độ của tình yêu,
dòng sông như chẳng nỡ rời đi, con sông ấy bịn rịn, tận hưởng từng khoảnh khắc ngắn ngủi
được ở bên người mình yêu. “Cơ hồ....” dòng sông phẳng lặng và trầm mặc, mang đầy suy tư và
tình yêu gửi đến cố đô Huế. Không chỉ nhìn con sông dưới đôi mắt nhà địa lý học, tác giả Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã nhân hoá dòng sông Hương như một nàng thiếu nữ say đắm trong tình
yêu.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, trong sáng và uyển chuyển kết hợp cùng với các biện
pháp tu từ ss, nhân hoá, điệp từ đã tạo nên những hình ảnh đầy chất thơ. Ngoài ra, lối hành văn
của tác giả mang trường liên tưởng thú vị với những câu văn rất phong phú.
Từ đó, một tác phẩm cũng mang cùng đối tượng trữ tình của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đó
là bài “Sử thi buồn”, viết về dòng sông Hương hoang dã, bình dị nhưng cũng mềm mại và duyên
dáng.

Cả hai tác phẩm trên đều được tác giả viết với thể loại bút kí. Nếu kí của nhà văn Nguyễn Tuân
là công trình khoa học thì kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại là thi phẩm văn xuôi. Phong cách
viết của ông đậm chất trí tuệ đan xem với cái trữ tình, kết hợp cùng với nghị luận sắc bén và tư
duy đa chiều, ông tổng hợp những kiến thức phong phú về địa lý, lịch sử, triết học và văn hoá.
Lối hành văn của ông vô cùng súc tích và có phần hướng nội nhưng rất mực tài hoa.

You might also like