You are on page 1of 2

– Sông Hương _ dòng song của thi ca:

 Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã không quên khắc họa một Hương giang với sức mạnh trong thi ca kì diệu.
Đã có biết bao "cố nhân" đến và trầm mình với sắc nước của Hương giang để rồi tuôn trào những vần thơ
thật đẹp. Hương giang chính là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi sĩ nhưng mỗi nhà cầm bút lại tìm cho
mình một cảm hứng riêng, độc đáo và mới mẻ. Hoàng Phủ với vốn văn chương uyên bác cùng cái nhìn tinh
tế và tư duy sâu sắc đã phát hiện ra Hương giang là dòng thi ca
"không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ".
 Trong đôi mắt Tản Đà, song Hương mang sắc màu biến ảo, từ tấm áo xanh biếc Hương giang đột ngột
chuyển thành áo trắng :
“Dòng sông trắng lá cây xanh
Xuân Giang Xuân Thu cho mình nhớ ai ”.
Hình ảnh thơ này cùng với câu chữ của tác giả “màu cỏ lá xanh biếc” là minh chứng cho sự tương giao của
những tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với sắc biếc của thiên nhiên Huế.
 Dưới cái nhìn của Cao Bá Quát sông Hương lại có vẻ đẹp thật hùng tráng:
"Muôn dãy non xanh ngát cánh đồng
Sông dài như kiếm dựng trời xanh"
 Có khi Hương giang bảng lảng với "nỗi quan hoài vọng cổ" trong thơ Bà huyện Thanh Quan. Và có lúc
sông Hương mang trong mình "sức mạnh phục sinh tâm hồn" trong lời thơ Tố Hữu. Những lúc ấy, tác giả
"Từ ấy" thấy sông Hương rất Kiều, đến độ say đắm lòng người:
"Cô gái thẫn thờ về áo mỏng,
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai
Ven bờ sông phẳng con đò mộng
Lả lướt đi về trong gió mai...
 Vẻ đẹp của Hương Giang thật thơ thật mê đắm: “Sông hương hóa rượu ta đến uống” và với mỗi ca sĩ có hơi
men nào ngay nhất như Hương Giang. Sông Hương cứ lặng lờ và tình tự như thế đi vào những tác phẩm
nghệ thuật, đi vào lòng người. Bằng ngòi bút đầy tinh tế và một tình yêu Huế dạt dào, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã để lại một ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc về dòng sông Hương, về Huế. Đất nước ta vẫn
luôn có những cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm thổn thức biết bao trái tim. Chúng ta hãy cùng
nhau gìn giữ và tự hào về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mình, hãy tự hào là người con đất Việt!
=> "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã thể hiện được vẻ đẹp của sông Hương từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến bề dày
lịch sử, văn hóa và tâm hồn con người vùng đất cố đô. Qua đó tác giả ca ngợi dòng sông Hương và bộc lộ tình yêu
tha thiết, sâu lắng với xứ Huế. Nó gợi lên trong lòng người đọc tình yêu quê hương xứ sở và niềm khao khát khám
phá những vùng đất mới lạ. Tác phẩm được viết dưới dạng bút kí, thiên về thể loại tùy bút đã thể hiện những nét
đặc sắc về nghệ thuật trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cách viết của ông tài hoa, phong phú bởi
những liên tưởng ẩn dụ, so sánh, nhân hóa bất ngờ và thú vị. Ông đã dệt nên những trang văn đẹp bởi kho từ vựng
phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, kết hợp linh hoạt giữa kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của Hương giang, vẻ
đẹp riêng của xứ Huế.

* Tổng kết cho toàn bài:

1. Nghệ thuật:

- Chất trí tuệ, chất thơ kết hợp hài hòa, kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí... được thể hiện
trong tác phẩm tạo nên một phong cách nghệ thuật đặc sắc
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng... có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan...

2. Nội dung:

- Bài kí ngợi ca dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp thơ mộng hữu tình, ca ngợi lịch sử vẻ
vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm hồn người Huế.

- Tác giả coi sông Hương là biểu tượng cho tất cả những gì là vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô này.

- Bài kí chứng tỏ sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha với Huế và một vốn hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa đất cố
đô của tác giả.

You might also like