You are on page 1of 2

DÀN Ý THUYẾT TRINH BÀI DỤC THÚY SƠN

Nguyễn Trãi

1.TÁC GIẢ
=>Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở
Thường Tín-Hà Nội.
=> Phong cách sáng tác: Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, yêu
nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên
=> Những đóng góp cho nền văn học VN
=>tác phẩm nổi tiếng
2.KHÁI QUÁT TÁC PHẨM
=> Hoàn cảnh sáng tác: thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh, trước
khi Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn
=>Xuất xứ: Bài thơ được sưu tầm và xếp vào “ Ức trait hi tập”.
3.PHÂN TÍCH

4. TỔNG KẾT
---Về nội dung:
Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và
nó không chỉđể lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà
người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của
Nguyễn Trãi.
---Về nghệ thuật:
 Sử dụng thể thơ ngũ luật linh hoạt
 Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên.
 Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, phép đối giàu nghệ thuật

TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK


Câu 1. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách
miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ
Trả lời
- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.
- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ: hoa sen, bóng tháp
hình trâm ngọc, ...
+ Sử dụng phép đối: sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm
nhận theo chiều thẳng đứng.
+ Miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là
tiên cảnh giữa chốn nhân gian
Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận?
Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm
ra sao?
Trả lời
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: Tháp ảnh trâm thanh ngọc/ Ba quang kính thúy
hoàn
+ So sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc xanh, ánh sáng của sông nước phản chiếu
ngọn núi như đang soi mái tóc biếc.
→ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh cùng hai hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy
hoàn” giúp tăng thêm sự liên tưởng cho cảnh vật, từ đó gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp
của núi Dục Thúy.
Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết
tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời
- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy
đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.
- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và
có bài kí được khắc trên tháp ở đây.
→ Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời
cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.
Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất?
Trả lời
Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi
trên mặt nước. Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì hoa sen là loài hoa tôi yêu
thích và bởi một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả,
cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả.

You might also like