You are on page 1of 4

DỤC THUÝ SƠN

Hai câu đầu


-hai câu mở đầu bài thơ, mở đầu bằng hình ảnh núi non cửa biển.
Kết cấu của bài thơ Dục Thúy sơn: đề - thực - luận - kết.
- Phần thực với hai câu thơ tả thực, tả cảnh ngụ tình, tả thiên nhiên mà gợi về tâm
trạng nhân vật trữ tình.
- Phần luận là hai câu thơ với 4 hình ảnh ẩn dụ đối nhau.
- Phần kết là hai câu cuối, kết lại bài thơ bằng hình ảnh bia đá khắc thơ văn
Trương Hán Siêu.

Vẻ đẹp núi Dục Thúy:


- "Tiên san": khẳng định núi Dục Thúy chính là ngọn núi tiên.
- Hình ảnh ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng" độc đáo: ví dáng núi ngọn núi giống
như đóa hoa sen thanh cao nổi trên mặt nước.
- Người đọc như đang cùng thi nhân du mộng vào cõi thần tiên. Vừa ảo, vừa thực,
hồn thơ kì thú, lâng lâng, ta như đang được “chiếm lĩnh ” cõi tiên nơi trần gian.
Câu 1 đã nói “núi tiên” giữa cửa biển.
-câu 4 nói rõ thêm núi Dục Thuý “như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian. Hai hình
ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng nhau, bổ trợ nhau, ý thơ và cảm xúc mở
rộng, phát triển nhằm ca ngợi Dục Thuý sơn là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có
trên đất nước ta.

Phân tích câu 3,4


- Hai câu thơ 3,4 miêu tả khung cảnh của nói Dục Thuỷ Liên hoa phù thuỷ thượng
Tiên cảnh truỵ trần gian
- Miêu tả dáng núi như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, tác giả liên tưởng núi Dục
Thúy như một “tiên cảnh”, một đóa hoa sen. Đó vừa là liên tưởng khá xác thực –
núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước, màu sắc của tháp và núi phản
chiếu dưới nước là màu xanh; lại vừa mang nghĩa biểu tượng: hoa sen là biểu
tượng của vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao, rất phù hợp với cảnh tiên, núi tiên.
- Hình ảnh ẩn dụ “Liên hoa phù thuỷ thượng ” tuyệt đẹp, đầy chất thơ. Hoa sen
tượng trưng cho vẻ đẹp rực rỡ, sự thanh khiết thanh cao, là một biểu tượng cao
quý của đạo Phật, hai chữ “phù ” (nổi lên) và “trụy” (rơi xuống) đối nhau, gợi tả
cảnh núi non, chùa chiền, sông nước vừa ảo vừa thực, cảm xúc chìm nổi, trầm
bổng, lâng lâng. - Từ “tiên” trong "núi tiên" "cảnh tiên" gây ấn tượng sâu sắc về vẻ
đẹp huyền ảo của Dục Thúy sơn, nhà thơ đã có liên tưởng
- núi trên dòng sông với đóa sen trên mặt nước, về mặt nội dung thẩm mĩ, hoa
sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, rất phù hợp với cảnh tiên, non tiên.
- Từ "tiên cảnh": gợi tả vẻ đẹp huyền diệu, lung linh nơi cõi tiên, "trụy trần gian":
rơi xuống dương thế.
-> khéo léo nhấn mạnh cảnh sắc ở Dục Thúy giống như cõi tiên từ trời cao rơi
xuống trần gian. - Ngôn ngữ tinh xác, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc ngươi
nghe. Từ “phù” nghĩa là nổi nhưng lay động tại chỗ, từ “trụy” có nghĩa là rơi rớt từ
trên cao xuốn
=> thể hiện sự sống động trong miêu tả.
Phân tích câu 5,6 bài Dục Thuý Sơn

Hai câu thơ 5,6


-miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy Tháp ảnh trâm thanh ngọc Ba quang kính thúy
hoàn
- Miêu tả ngọn tháp trên núi như trâm ngọc xanh khi soi xuống nước, và ánh sáng
của sóng nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc. Hai hình ảnh trâm
ngọc xanh và mái tóc biếc gợi cho ta hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên
thơ, liên tưởng đến người con gái. Nhà thơ đã lấy nét đẹp của người con gái để
khắc họa hình tượng bóng núi mềm mại, nên thơ trên sóng biếc
- Nhà thơ ví bóng tháp trên mặt nước giống như chiếc trâm cài tóc của người
thiếu nữ. Chiếc trâm ấy được làm từ ngọc và có màu xanh. Từ xưa, các thi nhân
thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả nét đẹp của con người, mà ở đây,
Nguyễn Trãi lại lấy nét dẹp đằm thắm, duyên dáng của người con gái để hình dung
dáng núi soi bóng trên sóng biếc Cho thấy sự hiện đại, mới mẻ trong cảm nhận
của Nguyễn Trãi
- Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ tiếp tục được thể hiện thông qua dòng thơ "Ba
quang kính thúy hoàn". Giờ đây, ánh sáng dòng nước như đang soi chiếu mái tóc
xanh biếc. Như vậy, thi sĩ không chỉ cảm nhận thiên nhiên hùng vĩ qua đôi mắt
tinh tế mà còn bằng trái tim, tấm lòng đong đầy tình yêu đời. Nhờ đó, cảnh vật
càng trở nên có hồn. Như vậy, qua 2 câu thơ, chúng ta có thể thấy sự liên tưởng
hiện đại, đặc biệt của Nguyễn Trãi cùng với bút pháp mới lạ này cho thấy bên
trong tâm hồn Nguyễn Trãi chất chứa một niềm tươi sáng, yêu đời. Dưới con mắt
thơ mộng của nhà thơ, núi Dục Thúy cận cảnh hiện lên mang vẻ đẹp diễm lệ như
non tiên, trữ tình, trẻ trung, mềm mại, nên thơ.

*2 câu cuối: “Hữu hoài Trương Thiếu Bảo; Bi khắc tiển hoa ban.”
-Hữu hoài: Lột tả được cảm xúc hoài niệm quá khứ có pha chút hoài cổ của nhà
thơ
-Nguyễn Trãi nhớ về Trương Hán Siêu và ngậm ngùi khi thấy bia khắc của ông đã
lốm đốm hoa rêu phủ
-Tâm trạng của Ức Trai có phần giống Trương Hán Siêu thuở trước khi thấy cảnh
Dục Thúy. Đó là cảm hứng hoài cổ bắt nguồn từ lẽ hưng vong của tạo hóa
-Đối lập: cảnh vật còn đây bia đá còn đây><nét chữ đang mờ dần bởi rêu phủ và
Trương Thiếu bảo k còn
-Con người - một thực thể khát khao sốnng, được yêu><cuộc đời “hữu hạn” còn
tạo vật - thực thể vô tri lại tồn tại vĩnh hằng
=> Nguyễn Trãi buồn, xót xa, ngậm ngùi, nổi buồn hoài cổ của Nguyễn Trãi là nỗi
buồn mang giá trị nhân bản sâu sắc
Tổng kết:
1. Nội dung:
-Cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: Yêu
thiên nhiên, đất nc và giàu chất nhân văn
-NT đã viết DTS vs 2 nguồn cảm hứng: Cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng hoài cổ
2.
Nghệ thuật:
-Hình ảnh thơ phong phú vs lối viết ẩn dụ đầy giá trị, NT đã sáng tạo nên bài thơ
DTS thật sâu sắc và thu hút được cảm xúc của đọc giả

You might also like