You are on page 1of 3

Đề bài: Cảm nhận bài thơ “Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du

BÀI LÀM

Xantukhop Sedrin từng quan niệm: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại,
chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử?
Ở tài năng hay ở tấm lòng của người cầm bút? Và phải chăng văn chương muôn đời là nơi người
nghệ sĩ mang hiện thực vào trang viết của mình bằng tất cả tấm chân tình gửi gắm đến độc giả.
Chính điều ấy đã khiến các tác phẩm mãi sống hoài, sống lâu trong lòng những người yêu nghệ
thuật. Và ta không thể không nhắc đến giá trị nhân văn cao cả, giá trị hiện thực độc đáo cùng với
nghệ thuật đạt đến đỉnh cao trong tác phẩm bất hủ “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào dân
tộc Nguyễn Du. Nghệ thuật miêu tả con người và tấm lòng nhân đạo của thi nhân với “con mắt
trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” ấy đã được kết tinh ở ngay đoạn thơ mở
đầu tác phẩm “Chị em Thúy Kiều”:

“Đầu lòng hai ả tố nga

…………….

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” gồm hai mươi tư câu thơ lục bát, nằm ở phần đầu “Gặp
gỡ và đính ước” của tác phẩm Truyện Kiều có nguồn gốc từ “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh
Tâm tài nhân – Trung Quốc). Trong đoạn trích, Nguyễn Du đã tập trung miêu tả chân dung hai
chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Bằng nghệ thuật tả người với bút pháp ước lệ tượng trưng, lí
tưởng hóa nhân vật, Nguyễn Du đã thể hiện cảm hứng nhân đạo, nhân văn sâu sắc của một thiên
tài văn học qua bức chân dung của hai chị em trong tác phẩm được xem là “quốc hồn, quốc túy”.

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã giới thiệu về vị trí và thứ bậc của hai chị em trong gia
đình. Họ là hai cô con gái đầu lòng của gia đình nhà họ Vương: Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là
em. Chỉ qua bốn câu thơ đầu, tác giả đã làm nổi bật tên gọi, vai vế và vẻ đẹp của hai chị em:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần


Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.”

Từ những câu thơ đầu ta đã nhận thấy sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học
của Nguyễn Du. Nếu như “tố nga” là một từ Hán Việt ý chỉ người con gái đẹp thì tác giả lại kết
hợp với “ả” là một từ thuần Việt cũng mang hàm ý chỉ cô gái đẹp theo phong tục ở quê hương
mình. Việc kết hợp này khiến câu thơ vừa mang sắc thái gần gũi vừa mang sắc thái trang trọng.
Không chỉ dừng lại ở đó, vẻ đẹp của hai chị em được Tố Như nhấn mạnh ở cốt cách và tinh thần:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần.”

Đại thi hào dân tộc đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng và lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa nhân
vật để làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân. Xưa nay người ta thường mượn hình
ảnh cây liễu để khắc họa vẻ đẹp của người con gái nhưng Nguyễn Du lại mượn hình ảnh nhành
mai. Cây mai ấy giản dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng thanh cao, gầy guộc, khẳng khiu nhưng lại
tràn đầy sức sống. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn mượn tuyết để miêu tả tâm hồn của họ. Thử
hỏi trên đời này còn có gì trắng trong, tinh sạch hơn tuyết? Từ ngoại hình đến nội tâm, hai nàng
kiều đều toát lên vẻ yêu hiền, dịu dàng và trong trắng. Nhịp thơ 3/3 tách câu thơ thành hai tiểu
đối tạo âm điệu nhịp nhàng, nhấn mạnh vẻ đẹp hài hòa cân đối của hai chị em. Dù cả hai đều
“mười phân vẹn mười” nhưng cái tài của Nguyễn Du nằm ở “mỗi người một vẻ”, cả hai chị em
đều mang một nét riêng cùng toát lên vẻ đẹp như những viên ngọc quý, hoàn thiện hoàn mĩ, là
nhân vật lí tưởng và là chuẩn mực của cái đẹp. Ngay từ những dòng thơ đầu với cảm hứng ngợi
ca, với lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, Nguyễn Du đã mang đến cho chúng ta những ấn tượng
đậm nét về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Đó không chỉ là vẻ đẹp của hình thức
bên ngoài mà còn là một tâm hồn đẹp, đồng thời bộc lộ giá trị nhân văn, nhân đạo qua ngòi bút
tài hoa của Hồng Sơn lạp bộ.

Nếu như ở bốn câu thơ đầu tác giả giới thiếu khái quát về hai nhân vật thì ở bốn câu thơ
tiếp theo, Nguyễn Du lại tập trung ngòi bút, tình cảm và tài năng của mình để miêu tả cụ thể
chân dung Thúy Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang


Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

“Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là hoa, là chạm khắc theo một nét riêng.” (Sóng Hồng). Quả thực
là vậy, dưới ngòi bút tả người đạt đến đỉnh cao của Nguyễn Du, Thúy Vân đã gây ấn tượng với
phong thái “trang trọng khác vời”, quý phái, đài các, cao sang khiến người đời khó lòng sánh kịp
với vẻ đẹp của một tuyệt sắc giai nhân. Vậy điều gì đã khiến Thúy Vân “trang trọng” đến vậy?
Phải chăng vẻ đẹp ấy đã được Nguyễn Du miêu tả một cách cụ thể và trọn vẹn qua các hình thức
nghệ thuật đặc sắc? Hình ảnh ẩn dụ “khuôn trăng đầy đặn” đã gợi tả khuôn mặt phúc hậu, sáng
như trăng rằm đi cùng với “nét ngài nở nang” – đôi lông mày cong, sắc nét như mày ngài. Cũng
chính bởi cặp lông mày

- barbarian
- flesh
- eating
- anthropophagy
- Spanish

You might also like