You are on page 1of 1

TRUYỆN KIỀU

- Tác giả : Nguyễn Du


- Xuất xứ : Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ). Tuy nhiên
phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
- Nội dung : Từ câu chuyện tình ở TQ thời Minh biến thành một khúc ca thương người bạc mệnh
(vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo).
- Thể loại : chuyển từ văn xuôi thành thơ lục bát gồm 3254 câu.
- Hoàn cảnh sáng tác : Thế kỉ XIX (1805 - 1809)
- Tóm tắt :

CHỊ EM THÚY KIỀU


Nhà thơ Nguyễn Du đã thành công khắc họa vẻ đẹp đáng quý, khó tả của Thúy Vân qua khổ thơ thứ hai
trong “Chị em Thúy Kiều” trích tác phẩm “Truyện Kiều”. Thúy Vân là người con thứ hai trong gia đình
Vương viên ngoại và là em gái của nhân vật Thúy Kiều trong truyện. Ngay từ đầu, nàng đã được tác giả
giới thiệu là một người con gái đẹp đến mức hoàn hảo “Mai cốt cách tuyết tinh thần”, “mười phân vẹn
mười”, gợi lên dáng vẻ thanh cao, duyên dáng, trong trắng của nàng. Trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã
miêu tả khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân : “Vân xem trang trọng khác vời,”. Từ “trang trọng” được Nguyễn
Du sử dụng đã giúp độc giả tưởng tượng vẻ đẹp quý phái, cao sang của Thúy Vân. Sang đến ba câu thơ
còn lại trong khổ, tác giả miêu tả chi tiết, cụ thể hơn những nét đẹp của nàng. Bằng bút pháp nghệ thuật
ước lệ, vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời. Không chỉ vậy, ngoại hình
của nàng còn được miêu tả trọn vẹn sử dụng bút pháp liệt kê chân dung, đi kèm với các nghệ thuật bổ
ngữ, định ngữ, ẩn dụ. Qua câu thơ : “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.”, vẻ đẹp phúc hậu, tươi
sáng, đầy đặn của khuôn mặt nàng được so sánh với ánh trăng rằm, lông mày thì sắc nét như con ngài.
Nụ cười tươi tắn của nàng như những bông hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc hiện
lên trong câu thơ : “Hoa cười ngọc thốt đoan trang,”. Đến mái tóc đen óng ả của nàng cũng được tác giả
so sánh với mây, làn da thì trắng mịn màng y như tuyết được khắc họa qua câu thơ : “Mây thua nước
tóc tuyết nhường màu da.” Chân dung, ngoại hình của Thúy Vân nói lên số phận, tính cách của nàng. Tuy
sở hữu vẻ đẹp tuyệt trần, đẹp như hay thậm chí hơn những cái cao đẹp nhất trên đời, vẻ đẹp ấy vẫn hài
hòa và êm đềm với những thứ xung quanh, cho thấy một cuộc đời bình thường, êm đềm, bình lặng,
không sóng gió cùng với một người con gái mang tính cách ung dung, điềm đạm. Để tô đậm cho bức
phác họa chân dung Thúy Vân ấy, tác giả đã sử dụng vô số nghệ thuật bao gồm ẩn dụ, liệt kê, so sánh, bổ
ngữ, định ngữ đặc sắc, giúp độc giả dễ dàng hình dung ngoại hình của nàng. Qua đó, ta thấy rằng nhà
thơ Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp Thúy Vân qua khổ thơ thứ hai trong
“Chị em Thúy Kiều”, mà còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình bằng việc trân trọng vẻ đẹp ấy.

You might also like