You are on page 1of 3

Bàn về nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều, Nguyễn Du thực sự là một nghệ sĩ lớn,

một danh nhân văn hóa thế giới. Dưới ngòi bút tài hoa của mình. Ông đã xây dựng
một hệ thống nhân vật dù là chính hay phụ đều mang dáng nét riêng độc đáo và rất
mực chân thực về từng hạng người trong thời ông đang sống. Một trong những
nguyên nhân thành công trong việc xây dựng hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều
có thể kể đến bút pháp miêu tả ngoại hình nhân vật để khắc họa tính cách, số phận
từng nhân vật. Điều này thể hiện rõ ở đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du.
Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : "Gặp gỡ và đính ước”, sau phần
giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du
đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để
gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân. Trước
hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu
đầu:
"Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười."
Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung
hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như
hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều
đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người.
Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của
Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ đẹp chung
về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu
miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân :
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da"
Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang ,
đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày
của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt
phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương.
Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp
bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không
nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng. Ví khóe miệng của Vân xinh
như "ngọc" và động từ "thốt" lại càng điểm tô thêm nét dịu dàng cho nàng, không
phô trương ồn ã hay ăn to nói lớn mà chỉ thốt lên những lời hoa mỹ.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân
hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu
luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn
dự báo được tương lai của nàng. Ngay từ câu đầu giới thiệu về Kiều, Nguyễn Du đã
khẳng định:
‘Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.’
Vân đã đẹp thế, Kiều lại đẹp hơn hẳn Vân. Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, miêu tả của
Vân trước mới đến của Kiều nhằm nổi bật vẻ đẹp của người chị. Sắc đẹp của nàng
là sắc đẹp "sắc sảo mặn mà", gây ấn tượng rất mạnh, ai thấy một lần phải nhớ mãi.
Tả Kiều, Nguyễn Du không đi vào chi tiết như tả Vân mà nhà thơ đặc tả đôi mắt -
cửa sổ của tâm hồn:
'‘Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.’
Mắt Kiểu long lanh như nước mùa thu, dáng lông mày thanh tú như dáng núi mùa
xuân. Ẩn chứa trong đôi mắt ấy là một tâm hồn đa cảm khác thường, vẻ đẹp của
nàng nghiêng nước, nghiêng thành, khiến cho hoà phải ghen, liễu phải hờn. Tác giả
tả Kiều đẹp tuyệt vời như vậy nhưng trong cách tả, ông cũng hé cho ta thấy cái dự
cảm bất an trong tương lai của Kiểu. Theo thuyết tài mệnh tương đố, phàm cái gì tốt
đẹp trên đời đều khó giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp không ai sánh bằng, tất nàng
sẽ bị người đời ghen ghét và đày đọa.
Tả Vân, Nguyễn Du chỉ nói đến sắc, tuyệt nhiên không nhắc đến tài: Còn Thúy
Kiều : Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn:
'‘Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa dù mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hổ cầm một chương.’
Thúy Kiều quả thật đa tài: thi, họa, ca, ngâm, ... ít ai có được cùng một lúc nhiều tài
đến như vậy. Nhất là tài chơi đàn đã thành nghe riêng của Kiều, không ai sánh nổi.
Nguyễn Du đã cụ thể hóa cái tài của Thúy Kiều bằng tài đàn: Cung, thương, làu bậc
ngũ âm, / Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương, / Khúc nhà tay lựa nên xoang, /
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân! Như thế là Thúy Kiều rất sành âm luật, “làu
bậc ngũ âm”; và sở trường của nàng là “một trương Hồ cầm”; gảy cây Hồ cầm mà
dạo khúc bạc mệnh của chính nàng tạo ra, thì ai nghe cũng phải não lòng, bằng
chứng là: “mặt sắt” như Hồ Tôn Hiến cũng “nhăn mày rơi châu".
Có sắc, có tài, Kiêu lại có thêm một tâm hồn mẫn cảm lạ lùng. Dường như nàng linh
cảm được trước số phận bất hạnh cùa mình nên đã tự sáng tác nên khúc đàn Bạc
mệnh mà ai nghe cũng phải não lòng.
‘'Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.’'
Cuộc sống giữa nhung lụa nơi lầu son gác tía khép kín ngăn cách với thế giới “hỗn
tạp”, rách rưới, ồn ào bên ngoài như thế khiến cho con người mất dần đi mối liên hệ
với cuộc sống sinh động của muôn người ngoài xã hội đời thường. Những lo toan,
những đắng cay, nhọc nhằn của người đời, cao hơn thế nữa, vận mệnh của một
dân tộc, họ cũng chẳng hay biết và chẳng buồn biết tới. Chính cái hiện thực cuộc
sống có được ở những người giàu sang, quyền quý xưa đã làm nảy sinh trong ý
nghĩ của người đời sự so sánh nó với một lớp người trong xã hội ngày nay, chỉ biết
chăm lo, vun vén cho cuộc sống riêng của mình, có tất cả rồi thì sao nhãng công
việc cho đời, thu mình, khép kín lại. Và rồi, lớp người ấy bỗng hoảng hốt khi ngẫm
lại mình và nhìn ra cuộc đời sống động, thấy mình đã đứng ra ngoài để tự chiêm
ngưỡng một cách vô duyên, lạc lõng. Nói trướng rủ màn che, trướng phủ màn che
hay màn che trướng rủ cũng là trong cái ý ấy cả. Vừa là một nhận xét, cũng vừa là
một lời chê trách nhẹ nhàng, lặng lẽ.
Tả vẻ đẹp cùa chị em Thúy Kiều, tác giả bày tỏ tình thương yêu trân trọng đối với
con người, đồng thời ông ngầm khẳng định: Một con người tài sắc vẹn toàn như
Kiểu rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
Với ''Truyện Kiều" nói chung và "Chị em Thúy Kiều" nói riêng, Nguyễn Du đã chắt
lọc những phần tinh tú nhất trong lời ăn, tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là ngôn
ngữ văn học dân gian, thông qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và dày đặc các
khẩu ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ và một số thành ngữ Hán Việt đã
được "thuần Việt".Đứng về mặt nghệ thuật, cho đến nay ''Truyện Kiều'' vẫn là hòn
ngọc sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân
tộc. Thiên tuyệt bút này của Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa của cả quá trình mấy
trăm năm hình thành và phát triển nền văn học cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc.
''Truyện Kiều'' cũng được xem là hòn đá tảng, đặt nền móng cho sự phát triển của
nghệ thuật văn học dân tộc sau này.

You might also like