You are on page 1of 3

Cảm nhận “Chị em Thúy Kiều” (Nguyễn Du)

*Mở bài
MB 1:
“Hãy đi con đường vào trái tim bạn đọc
Người ta có thể quên tên người làm thơ
Nhưng đừng để quên thơ”
(Tế Hanh)
Không biết tự bao giờ, Truyện Kiều đã trở thành một thứ thơ không biết
đến thời gian. Làm nên thành công của tác phẩm có nhiều nguyên nhân
nhưng chắc chắn không thể không nói đến nghệ thuật miêu tả nhân vật
bậc thầy của Nguyễn Du. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” không chỉ
thành công khi miêu tả được vẻ đẹp của hai người con gái họ Vương mà
còn dự báo số phận mỗi nhân vật và gieo vào lòng người những ám ảnh
khó quên
MB 2:
Xanh Bơ-vơ (Sainte Beuve) đã nói đại ý: nếu chọn nhà văn tiêu biểu cho
từng nước thì nước Anh, ông sẽ không ngần ngại chọn Sếch-xpia, nước
Pháp: Mô-li-e và nước Đức: Gớt. Còn tôi, nếu có quyền được chọn, tôi sẽ
không đắn đo khi nêu tên Nguyễn Du cùng kiệt tác Đoạn trường tân
thanh (Khúc ca mới đứt ruột). Đó là tác phẩm mà nhân dân ta quen
gọi Truyện Kiều – một trong những đỉnh cao chói ngời của nền văn học
Việt Nam, nền văn học thế giới. Làm nên giá trị bất hủ của tác phẩm này
có nhiều nguyên nhân song một điều không ai có thể phủ nhận được là tài
nghệ miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo của Nguyễn Du.
MB 3:
Phạm Quý Thích sau khi đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cảm
thán rằng:
“Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
Tân Thanh đáo để vị thuỳ thương”

Tạm dịch nghĩa:

“Một phiến tài tình vương vấn cả ngàn năm


Xét cho cùng thì truyện Tân Thanh đã vì ai mà thương cảm?”
Phải chăng, điều khiến Truyện Kiều vương vấn cả nghìn năm trong lòng
bạn đọc chính là ở vẻ đẹp cũng như số phận của nàng Kiều? Ta có thể trả
lời câu hỏi đó qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đã thành
công trong việc miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, đồng
thời dự báo số phận mỗi nhân vật
MB 4:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
(Chế Lan Viên)
Truyện Kiều nói chung, Thúy Kiều nói riêng vẫn sống mãi trong tâm thức
của bao thế hệ bạn đọc. Đọc Truyện Kiều neo động trong trí nhớ người
đọc, không chỉ bởi giá trị nội dung mà còn bởi những thành tựu đặc sắc
của nghệ thuật. Một trong những nguyên nhân để nhân vật sống mãi trong
tâm trí người đọc là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc. Đoạn trích “Chị
em Thúy Kiều”đã miêu tả được vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều và Thúy
Vân, đồng thời nhà văn dự báo về số phận mỗi nhân vật
MB 5:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày”
(Tố Hữu)
Những vần thơ trên đã thể hiện tấm lòng tri ân, tri kỷ cùng tiếng nói
đồng vọng của Tố Hữu vói Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc. Câu thơ còn
gợi nhắc đến sự thành công của tác phẩm Truyện Kiều - kiệt tác củ văn
học trung đại nói riêng, nền văn học Việt Nam nói chung. Sự thành công
của tác phẩm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là nghệ thuật miê tả,
xây dựng chân dung nhân vật. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thuộc
phần “Gặp gỡ và đính ước” đã thể hiện sự miêu tả bậc thầy của Nguyễn
Du trong việc khắc họa vẻ đẹp “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
hết sức sinh động của hai cô gái “đầu lòng”, đồng thời dự đoán số phận
hai chị em
*TB
KQC: Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm, phần “Gặp gỡ và đính
ước”. Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức chân dung tuyệt mỹ của Thúy
Kiều và Thúy Vân. Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực lý tưởng của người phụ nữ
phong kiến, đồng thời dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh của Thúy
Kiều.
Nếu hội họa dùng màu sắc, âm nhạc dùng giai điệu thì văn học dùng
ngôn ngữ để tái hiện lại cuộc sống. Bằng tài năng miêu tả nhân vật đạt tới
mức đỉnh cao của mình, với bốn câu thơ đầu tiên của đoạn trích “Chị em
Thúy Kiều”, Nguyễn Du đã giới thiệu và khái quát vẻ đẹp của hai nhân
vật
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ
Vương. Cả hai đều đẹp, sự kết hợp giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt ở
câu thơ đầu tiên khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên, vừa trang trọng.
Tác giả đã dùng phép tiểu đối: “Mai cốt cách tuyết tinh thần” cùng với
bút pháp ước lệ tượng trưng “mai”, “tuyết” cùng với câu thơ cổ điển trang
nhã, gợi cho người đọc thấy vóc dáng thanh cao, tao nhã như mai, tâm
hồn trong trắng như tuyết. Tất cả đều đạt đến độ hoàn mỹ “mười phân
vẹn mười” của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. Song nhà thơ hé lộ với
mỗi người lại mang một vẻ đẹp riêng
Khi giới thiệu, Nguyễn Du giới thiệu Thúy Kiều trước nhưng khi miêu
tả, Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước. Phải chăng đây là một dụng ý
nghệ thuật ?
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” vừa giới thiệu Thúy Vân, vừa
khái quát vẻ đẹp nhân vật. Tính từ “trang trọng” gợi vẻ đẹp cao sang, quý
phái. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, bằng cách sử dụng các biện pháp
tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liệt kê, Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể từng
nét đẹp của Thúy Vân, từ khuôn mặt, đôi lông mày, nụ cười, tiếng nói,
mái tóc đến làn da. Nhà thơ đã lựa chọn những gì đẹp nhất của tự nhiên
để đối sánh với vẻ đẹp của Thúy Vân: “trăng”, “hoa”, “mây”, “tuyết”,
“ngọc”. Bút pháp ước lệ tượng trưng mà cụ thể đến từng chi tiết: gương
mặt đầy đặn, dịu hiền, ngời sáng như ánh trăng rằm, nét mày cong, mềm
mại như mày con ngài, mái tóc óng ả, mềm mại, xanh hơn mây, làn da
trắng mềm mại, mịn màng hơn tuyết, miệng cười rực rỡ tươi thắm như
hoa, giọng nói trong như ngọc, tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh tế, thùy mị,
đoan trang, phúc hậu, vẹn toàn. Từ gương mặt, nét mày, làn da đến mái
tóc, nụ cười khẳng định Thúy Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên
nhiên nhưng lại hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Hai chữ “thua”,
“nhường” thể hiện tích cách ung dung, điềm đạm. Đồng thời dự báo số
phận bình yên, không sóng gió. Dường như Thúy Vân sinh ra là để hưởng
phúc. Những nét vẽ về Thúy Vân thật trong sáng, thật nhẹ nhàng như
chính vẻ đẹp của nàng vậy

You might also like