You are on page 1of 3

ANH THANH NIÊN VÀ NHỮNG ĐIỀU KÌ LẠ

*Mở bài / Kết bài


1. Nghệ thuật tập trung vào việc đại diện cho cái đẹp. Nếu cái đẹp là cái
gắn liền với cuộc sống, bắt nguồn từ lao động, tiêu biểu cho cái đẹp của
cuộc sống thì nó phải được coi là đối tượng chính của nghệ thuật miêu tả.
Có lẽ từ quan điểm đó mà Nguyễn Thanh Long trong truyện ngắn “Lặng
lẽ Sa Pa” đã chú trọng xây dựng những hình tượng nhân vật đẹp cả về
tâm hồn và tính cách. Trong số những nhân vật đó, chàng thanh niên làm
khí tượng ở Sa Pa gây xúc động mạnh trong lòng người đọc

2. Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ
sống được là nhờ ánh sang, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một
tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và trong tác
phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã để tiếng lòng của mình
cất lên, để linh hồn tác phẩm bay lên qua hình tượng nhân vật anh thanh
niên.
3.
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?
Ai cùng một thời trẻ trai, cũng thường nghĩ về đời mình”
Nhắc tới vùng đất Sa Pa, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ ngay tới việc nghỉ ngơi,
ngắm cảnh hay đơn giản và tới thăm cuộc sống của những người dân bản.
Cũng như chúng ta là những người thanh niên nhưng thường hay nghĩ tới
làm những công việc to lớn mà không hề biết được, có những con người
vẫn còn trẻ nhưng đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để làm những
công việc khó khăn, vất vả mà thường không ai làm. Đó chính là bởi lòng
yêu nghề, say mê công việc mà anh đã chấp nhận hi sinh tất cả. Hình
tượng ấy đã được cô đọng lại trong hình ảnh của người anh thanh niên
trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
4. Eistein từng nói rằng: “Chỉ có cuộc đời vì người khác mới là cuộc đời
quý giá”
Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và
ngập tràn tình thương.(Thay bằng ‘Tác phẩm LLSP đã thành công trong
việc khắc họa nên bức chân dung anh thanh niên với nhiều phẩm chất
quý giá’) Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên
“một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra… nhũng nhận
xét nho nhỏ như khẽ nhắc người đọc” (Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng.
Vì đó là sắc màu, ý vị của cuộc sống.Anh thanh niên đã tâm sự với nhà
họa sĩ: “Cháu thấy cuộc đời đẹp quá !”. Quả vậy, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa
Pa” đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. Và câu thơ của
Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về “Một mùa
xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời…”.
5. Đọc xong tác phẩm, chúng ta tự hỏi: Sa Pa có lặng lẽ không? Sa Pa
lặng lẽ trong cảnh vật mơ màng, thơ mộng, nhưng đằng sau cái lặng lẽ ấy
lại là một bầu nhiệt huyết, là sự say mê, hết mình và cống hiến. Qua câu
chuyện về những mảnh đời lặng lẽ tưởng như thầm lặng, tác giả cũng
muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa,
không chỉ vì bản thân mà còn vì xã hội, đất nước:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Tóm lại, qua nhân vật anh thanh niên ta thấy được vẻ đẹp trong cách sống
trong tâm hồn suy nghĩ của anh. Hình tượng anh thanh niên chỉ thoáng
qua như một bức chân dung nhưng cũng đủ khiến cho người đọc trân
trọng ngưỡng mộ và quý mến anh. Anh là con người tiêu biểu cho vẻ đẹp
của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất
vừa chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Đó là một thế hệ một tấm gương
sáng cho thế hệ trẻ học tập và noi theo phát huy vẻ đẹp ấy.
-Mở ĐTĐC:
 Theo lối so sánh :

“Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hay cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân lội bùn không sợ những loài sên”.

(Tố Hữu)

Đẹp thay, tự hào thay hình ảnh những con người mới đang làm chủ cuộc
đời mình. Có thể nói khung cảnh miền Bắc đang cuộn chảy theo dòng
thác xây dựng chủ nghĩa xã hội và hình ảnh những con người lao động
mới là nguồn cảm hứng dạt dào trong những sáng tác được viết trong giai
đoạn. Bên cạnh « Tiếng chổi tre » (Tố Hữu), « Ngói mới » (Xuân Diệu),
« Anh chủ nhiệm » (Hoàng Trung Thông) … sẽ là thiếu sót lớn nếu
chúng ta không nhắc đến « Đoàn thuyền đánh cá » của thi sĩ Huy Cận.
Bài thơ đã khắc họa sự giàu đẹp của biển quê hương và cảnh tượng đoàn
thuyền đánh cá làm việc cật lực trong đêm tối để từ đó tác giả kín đáo bộc
lộ thái độ ca ngợi sự giàu đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong
thời kì mới. Chủ đề ấy được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích sau đây
(trích dẫn đề)
Hoặc :

Huy Cận có lần tự họa về mình :

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm

Nỗi nhớ thương không biết đã tàn chưa

Hay lòng chàng vẫn tủi nắng sầu mưa

Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi”

« Mai sau » – Huy Cận

Đó là tâm trạng của một chàng Huy Cận khi còn là một gương mặt nổi
bật của phong trào Thơ mới. Buồn nên chàng gửi nhớ gửi thương vào vũ
trụ, đốt lên ngọn « Lửa thiêng » để giải vợi nỗi sầu. Sau một thời gian
trăn trở kiếm tìm một lối đi cho thơ, Huy Cận đã bắt kịp nhịp điệu cuộc
sống mới. Nhà thơ hăm hở đi thực tế để viết nên những khúc tráng ca về
thời đại. « Đoàn thuyền đánh cá » viết năm 1958 nhân chuyến đi thực tế ở
Quảng Ninh là một bằng chứng đánh dấu bước chuyển thực sự trong sự
nghiệp sáng tạo thi ca của Huy Cận. Bài thơ là khúc hát khỏe khoắn, lãng
mạn, hào hùng ca ngợi cuộc sống lao động đang đổi thịt thay da và hình
cảnh những con người trong tư thế làm chủ bầu trời, làm chủ cuộc đời
mới. Chủ để ấy được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích (trích dẫn đề)

You might also like