You are on page 1of 4

“ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo


Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo ”
Thật đẹp làm sao hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam
trong thơ Tố Hữu. Hình ảnh người lính trên đường ra trận trong những
năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã để lại trong lòng bạn đọc
một dấu ấn khó phai mờ. Cũng viết về người lính kháng chiến thời chống
Pháp nhưng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu lại thể hiện vẻ đẹp ở khía
cạnh khác. Đó là mối tình đồng chí đồng đội được hình thành và phát
triển trong điều kiện chiến đấu vô cùng thiếu thốn gian khổ để tạo nên
phẩm chất đẹp đẽ, một trong những nguồn sức mạnh của quân đội ta.
Thật vậy, bài thơ Đồng chí không phải là bài thơ hay nhất nhưng nó lại là
bài thơ được nhiều người biết đến nhất , thậm chí nhắc đến Chính Hữu
người ta nghĩ ngay đến “Đồng chí”. Bài thơ đã được phổ nhạc nhưng dù
là thơ hay nhạc, mãi mãi tình đồng chí keo sơn gắn bó vẫn sống mãi trong
lòng mọi người. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được sáng tác theo thể
thơ tự do, chỉ có 20 dòng nhưng đã tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh
của tình đồng chí, đồng đội thật sâu sắc. Mở đầu bài thơ tác giả viết :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Bằng thành ngữ “ Nước mặn đồng chua ” và hình ảnh gợi tả “Đất cày lên
sỏi đá ” có sức khái quát cao, tác giả đã giới thiệu với chúng ta hoàn cảnh
xuất thân của những người chiến sĩ  trong những năm đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Họ là những người sinh ra và lớn lên từ những làng
quê nghèo đói “ nước mặn đồng chua ” , “đất cày lên sỏi đá ” . Họ thật sự
là những người nông dân “Mới hôm qua còn tì tay lên cán cuốc ”, đang
chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt của vùng quê chua phèn sỏi đá để
khoát lên mình màu áo xanh chiến sĩ bảo vệ quê hương đất nước thân yêu
.
Mỗi người một vùng quê, những người tứ xứ này trước ngày vào bộ
đội họ chưa hề quen biết nhau
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Những người từ mọi phương trời tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội
cách mạng và chính nhờ cơ sở của sự đồng cảm giai cấp, cùng chung
cảnh ngộ cho nên họ đã dễ dàng thân quen với nhau. Nhà thơ Hồng
Nguyên trong bài thơ “ Nhớ ” của mình cũng thể hiện tình cảm này .
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “Một hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến ”
Những người xa lạ gặp nhau, thân quen nhau tạo nên tình đồng chí.
Trước hết phải nói tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm
vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Súng bên súng là cách nói hàm súc, hình tượng. Cùng chung lí tưởng
chiến đấu, anh cùng tôi cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê
hương , vì độc lập tự do và sống còn của dân tộc. “Đầu sát bên đầu ” là
hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Có thể nói hai hình
ảnh thơ đã cụ thể hóa sự hòa nhập của những người chiến sĩ cùng chung
lí tưởng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Súng và đầu, ý chí và tình cảm là sự
gắn bó keo sơn thắm thiết của những con người cùng chung lí tưởng. Câu
thơ “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ” là câu thơ hay và cảm động
đầy ắp kỉ niệm của một thời gian khổ. Đã là đôi tri kỉ phải hiểu nhau
thông cảm cho nhau, chia sẻ ngọt bùi cho nhau. Phải là người bạn chí
cốt bên nhau. Để có được mối tình tri kỉ này hẳn nhiên họ phải cùng
chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng chiến đấu. Câu thơ được
biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm.
“Đồng chí ”. Câu thơ chỉ gồm hai tiếng như ghép lại tình ý sáu câu thơ
đầu của bài thơ, đồng thời tạo ra một tiếng vang ngân như một nốt nhấn
nổi bật trong bản đàn, là sự kết tinh mọi cảm xúc, mọi tình cảm. Tình
đồng chí là cao độ của tình bạn tình người .
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Ba câu thơ đưa ta trở lại hoàn cảnh riêng, từng cảnh ngộ riêng của những
người lính vốn là nông dân đó. Gơi bạn thân cày mảnh ruộng của mình.
Nhớ tới gian nhà trống không “ gió lung lay”. Sẵn sàng gửi lại những gì
quí giá thân thiết của cuộc sống người nông dân nơi làng quê để ra đi vì
nghĩa lớn. Hai chữ “mặc kệ ” đã nói được một cách dứt khoát mạnh
mẽ của những người lính ra trận. Họ dứt khoát nhưng không vô tình,
trong lòng họ vẫn nặng tình với quê hương thân yêu. Nhà thơ Nguyễn
Đình Thi có viết :
“Người ra đi đầu không ngoảnh  lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
“Giếng nước gốc đa ”, hình ảnh quê hương thân thiết được tác giả diễn tả
một cách kín đáo  gián tiếp qua mô típ quen thuộc về làng quê của ca dao
“ Cây đa giếng nước sân đình ”. Nghệ thuật hoán dụ và nhân hóa đã bộc
lộ nỗi niềm nhớ nhung của kẻ hậu phương đối người ra trận. Bút pháp
nhân hóa nỗi nhớ cũng gây thêm ấn tượng mạnh mẽ .
Mối tình đồng chí keo sơn gắn bó với nhau, không chỉ cảm thông những
tâm tư nỗi lòng của nhau mà đó còn là sự cùng nhau chia sẻ những gian
lao thiếu thốn cuộc đời người lính .
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Bằng những hình ảnh thơ chân thực và xúc động, gợi tả, gợi hình, tác giả
đã làm sống dậy cuộc sống gian khổ thiếu thốn trong cuộc chiến đấu của
người lính thời chống Pháp. Đó là những gian khổ tột cùng của người
lính, những cơn sốt run người vừng trán ướt mồ hôi, những trang
phục phong phanh giữa mùa đông giá rét. Những gian lao thiếu thốn
ấy càng làm nổi bật sự cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Trong gian khổ vẫn
nổi bật lên nụ cười của người lính “Miệng cười buốt giá ” thật đáng yêu
làm sao. Hình ảnh người lính thật đáng trân trọng mỗi khi ta đọc những
câu thơ nói về cuộc sống kham khổ của họ.
“Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh”
Chúng ta mới cảm thấy khâm phục và tự hào biết bao .
Vậy sức mạnh nào để giúp cho người lính vượt qua được mọi gian
khổ thiếu thốn ấy? Có phải chăng đó là tình đồng chí  đồng đội “Thương
nhau tay nắm lấy bàn tay ”.
Thật giản dị và xúc động của sự biểu hiện tình đồng chí, đồng đội thiêng
liêng ở những người lính. Đó là nguồn sức mạnh cho họ chiến thắng.
Tình đồng chí còn được thử thách cao nhất là trong chiến đấu, trong sự
sống chết nơi chiến hào.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Có thể nói  đoạn cuối của bài thơ là một bức tranh đẹp  của tình đồng
chí , là một biểu tượng đẹp  về cuộc đời người chiến sĩ. Trong cảnh
“Rừng hoang sương muối ” những người chiến sĩ phục kích chờ giặc
đứng bên nhau, sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất
cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng
chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang giá rét. Trong cái đêm phục
kích ấy có vầng trăng như treo trên đầu súng. Một hình ảnh thơ rất đặc
sắc chỉ có bốn tiếng thôi nhưng dã gây cho người đọc một bất ngờ thú vị.
Hình ảnh ấy mang ý nghĩa biểu tượng. Súng và trăng là gần và xa, thực
tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ . Súng
còn là biểu tượng của cuộc chiến đấu vì độc lập tự do. Trăng là biểu
tượng của non nước thanh bình cùng đặt trên một bình diện “đầu súng
trăng treo ”. Ý thơ đã đem đến  cho chúng ta một liên tưởng về tâm hồn
người lính rất đẹp. Trong ác liệt chiến tranh vẫn yêu đời và luôn luôn
hướng về một ngày mai hòa bình yên vui. Có thể nói đó là các mặt bổ
sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Câu
thơ mang một ý nghĩa cao đẹp trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của
anh bộ đội cụ Hồ .
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu  rất hàm súc, mộc mạc, chân thực và có
sức gợi tả khái quát cao, đã khắc họa được một trong những phẩm chất
đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Đó là mối tình đồng chí đồng đội gắn bó keo
sơn, gian khổ có nhau, sống chết có nhau. Bài thơ có thực có hư tạo nên
vẻ đẹp hài hòa, gây cho người đọc những suy tư sâu sắc, những xúc động
sâu lắng. Có thể nói bài thơ Đồng chí là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ,
mộc mạc, bình dị cao cả và thiêng liêng.

You might also like