You are on page 1of 3

Văn chương là một bức tranh nghệ thuật vô cùng đa dạng, là nơi mà các nghệ sĩ tài hoa đã biến

tấu từ hiện thực để


tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc. Không cần đến những thứ xa xôi, trừu tượng hay cao sang, lấp lánh, văn
chương thường tìm đến những điều vô cùng nhỏ nhặt, gần gũi cùng những thứ tình cảm chân thành để tiếp cận độc
giả. Với những vần thơ bình dị nhưng đầy ý nghĩa, “Đồng chí’ đã gián tiếp chạm vào trái tim người đọc bởi sự chân
thực và mộc mạc của nó. “Đồng chí” không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một của sổ mở ra
trước mắt chúng ta cái nhìn tận cùng về sự khổ cực, gian truân của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng. Qua đó giúp ta
hiểu rõ hơn về tinh thần đồng đội thiêng liêng và lòng hi sinh cao đẹp của những người lính trong cuộc khánh chiến
chống Pháp, chống Mĩ nói riêng và trong các cuộc kháng chiến giành độc lập nói chung.

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc sinh năm 1926, mất năm 2007 quê ở Can Lộc, Hà Tỉnh. Ông là người
chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu cách mạng đồng thời cũng là một nhà thơ đình đám trong suốt thời kì kháng
chiến lúc bấy giờ. Thơ của ông tuy không nhiều nhưng lại vô cùng đặc sắc, hầu như ông chỉ viết về người lính và
chiến tranh. Trong số đó, nổi bật nhất là tập thơ “Đầu súng trăng treo” xuất bản năm 1966, sau này được in trong sách
giáo khoa và mãi cho đến nay vẫn được xem như là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng chí, đồng đội, viết
về bộ đội cụ Hồ. Năm 2000, Chính Hữu được Nhà nước trao tặng giải thương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài thơ “Đồng chí” trích từ tập thơ “Đầu súng trăng treo” được sáng tác sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia
chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Bài thơ có thể chia bố cục thành ba phần chính, phần một (7
câu thơ đầu), nêu ra cơ sở chính để hình thành tình đồng chí, phần hai (11 câu thơ tiếp theo) thể hiện tình cảm gắn bó
giữa những người lính và vẻ đẹp của hình tượng người lính, phần cuối (3 câu thơ còn lại) cảm hứng lãng mạn cách
mạng, những hình tượng có ý nghĩa biểu trưng cho người lính chiến sĩ. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do với
phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Nhan đề bài thơ gồm 2 từ “Đồng chí” mang tính
khái quát cao, một phần khẳng định mạnh mẽ vai trò của tình đồng chí trong sự gian khổ, thiếu thốn khi thực hiện lí
tưởng cách mạng. "Đồng chí" là cách gọi hàm súc thể hiện những tình cảm gắn bó keo sơn, thắm thiết nghĩa tình của
những người cùng chung một chiến tuyến, có cùng lý tưởng, chí hướng cách mạng, không phân biệt xuất thân tầng
lớp, vùng miền, dân tộc.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng cặp từ xưng hô "anh-tôi". Việc gọi "anh" và xưng "tôi" thể hiện sự tôn trọng,
trân quý mà tác giả dành cho đồng đội của mình. Một tiếng "anh" như một sợi dây kéo hai người xa lạ lại gần nhau
hơn. Dù đến từ nhiều vùng miền quê khác nhau, họ đồng lòng lắng nghe tiếng gọi của Tổ quốc và chấp nhận trọng
trách cao cả để tập trung ở đây. Một nơi là miền "nước mặn đồng chua", một nơi khác là vùng "đất cày lên sỏi đá",
hai địa phương với tính chất địa lý khác biệt, nhưng đều đầy khó khăn, nghèo túng đeo bám suốt cuộc sống. Có lẽ
chính sự khốn khó, sự hiểu biết về những gian khó của nhau đã thắt chặt tình đoàn kết, gắn kết họ với nhau một cách
chặt chẽ hơn, tình "đồng chí" được hình thành dựa trên nền tảng đó. Họ không hẹn trước mà gặp nhau, đều đáp lại
tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để trở thành những người lính, chiến đấu vì hòa bình cho dân tộc.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Họ không chỉ chia sẻ hoàn cảnh xuất thân và lý tưởng cao đẹp bảo vệ Tổ quốc, mà còn tạo nên những trái tim đập
chung một nhịp hòa hợp.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”
Súng trở thành biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, và đầu súng thể hiện tâm tư, tình cảm và sự nhớ thương của
người lính. Hai chiến sĩ đã đứng cạnh nhau, đồng tâm hiệp lực thực hiện nhiệm vụ và vượt qua mọi khó khăn trên
chiến trường. Họ chia sẻ cùng một lý tưởng, cùng một mục tiêu và hiểu rõ những tâm tư của đối phương. Tình đồng
chí trở nên càng vững chắc hơn thông qua việc chia sẻ những khó khăn và niềm vui trên chiến trường.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”
Sự khốn khó, thiếu thốn về điều kiện vật chất của quân đội ta trong những năm đầu đối đầu với Pháp đã được tác
giả tả lại qua hình ảnh "đêm rét chung chăn". Các binh sĩ lưu trú trong núi rừng, ban đêm trời lạnh cắt da cắt thịt
nhưng chỉ có một tấm chăn mỏng. Tuy nhiên, cách những người lính đã chia sẻ những tấm chăn nhỏ nhưng tràn đầy
tình yêu thương với nhau đã phần nào sưởi ấm cho nhau trong tiết trời rét buốt. Có thể nghĩ rằng khó khăn sẽ làm cho
người lính mất lòng dũng cảm, mất sức. Nhưng không, chính khó khăn đã làm cho chúng ta chia sẻ, vượt qua và tạo
nên động lực giúp tình đồng chí trở nên vững chắc, phát triển hơn, trở thành tri kỷ của nhau.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Những người lính, dù chỉ mới hôm qua còn đôi tay chất cát, chân lấm bùn, nhưng hôm nay đã lắng nghe tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc yêu dấu để ra đi chiến đấu. Ruộng đồng - tài sản quý giá nhất của người nông dân, phải "gửi
bạn thân cày", gian nhà không cũng bị "gió lung lay". Trái tim họ vẫn còn nặng nề nhớ nhung quê hương. Tuy nhiên,
tình yêu đất nước đã được đặt lên hàng đầu. Họ sẵn sàng hy sinh những gì quý giá nhất trong cuộc sống để ra đi vì
một ý nghĩa cao cả. Hai từ "mặc kệ" đã thể hiện được tinh thần lạc quan và quyết đoán của người lính. Dù nặng lòng
với quê hương, nhưng không bao giờ quên đến nghĩa vụ quốc gia; quyết đoán vì Tổ quốc, nhưng vẫn không xao lạc
nỗi nhớ quê nhà.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
Bộ đội thường phải lưu trú trong rừng sâu, nơi hoang dã và ngập nước độc. Họ không chỉ phải đối mặt với khó khăn
về điều kiện vật chất, mà còn phải đấu tranh với bệnh tật, trải qua những cơn sốt rét nguy hiểm: "từng cơn ớn lạnh",
"vừng trán ướt mồ hôi. Chỉ từ đó mới thấu hiểu được những khó khăn và thiếu thốn mà bộ đội ta đã phải trải qua.
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Với những câu thơ tạo hình ảnh chân thực và xúc động cùng cách diễn đạt dựa trên liệt kê, những câu thơ đã thành
công trong việc miêu tả sự gian khổ và thiếu thốn của người lính trong thời kỳ chống Pháp. Trên những vùng rừng
sâu lạnh giá, họ chỉ có những trang phục mỏng manh như "áo rách vai", "quần vá" và "chân không giày". Mặc dù
thiếu thốn, tinh thần chiến đấu của họ không bao giờ bị khuất phục, luôn tràn đầy lạc quan và tình yêu đời, dẫu áo
rách, quần vá và chân không có giày, trên môi vẫn nở nụ cười.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Kết thúc bài thơ tạo nên hình ảnh biểu tượng đẹp cho tình đồng đội. Vượt qua tất cả khó khăn, thử thách, trái tim
của người lính vẫn tràn đầy nhiệt huyết chiến đấu, canh gác trong đêm tối, sương rơi. Tâm thế "chờ giặc" thể hiện sự
quyết tâm, nghiêm túc trong công việc và lòng dũng cảm của người chiến sĩ. Họ luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc.
Câu thơ cuối kết thúc bài thơ một cách đặc biệt. Với chỉ bốn từ ngắn gọn, súc tích, nó mang trong đó nhiều ý
nghĩa. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng
mạn nhưng không thoát ly, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có
những phút sống cho riêng mình.Trong cảnh đêm khuya, ánh trăng từ từ hạ xuống như một vòng tròn trên nòng súng.
Đó là một hình ảnh đẹp mê đắm! Súng và trăng là biểu tượng đặc trưng. Súng đại diện cho chiến tranh, nhiệm vụ, còn
trăng là biểu tượng của sự thơ mộng, vẻ đẹp trong cuộc sống. Trong cuộc chiến gian khổ, người lính vẫn biết trân
trọng sự thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên. Họ tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên nhưng không bao giờ quên
nhiệm vụ. Hiện thực xen vào thơ mộng, sự kiên cường của người lính kết hợp với vẻ đẹp của thơ tạo nên biểu tượng.
Họ hào hùng nhưng cũng lãng mạn, vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ. Hình ảnh ánh trăng cũng biểu trưng cho sự yên bình,
độc lập và hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Đây cũng là ước muốn và mục tiêu của người chiến sĩ, mong muốn
hòa bình cho Tổ Quốc.
Nội dung chính bài thơ xoay quanh tình đồng chí của những người lính dựa trên sự chia sẻ cảnh ngộ và lí tưởng
chiến đấu được thể hiện một cách tự nhiên, bình dị nhưng sâu sắc trong mọi tình huống. Chính Hữu đã sử dụng thành
công những từ ngữ đượm chất dân giã để tả thực tại đi kèm sự lãng mạn tạo nên một hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu
tượng, gần gũi với người đọc.
Với lời thơ mộc mạc, giản dị và chân thành, nhà thơ Chính Hữu đã mang đến một bài thơ đặc sắc cho dòng thơ
chiến đấu. Chính Hữu viết về chiến tranh mà không cần đến bom đạn, nhưng vẫn truyền tải được tinh thần hào hùng,
kiêu hãnh. Hình ảnh người chiến sĩ bình dị nhưng vẫn hào hùng, cùng tình đồng chí và đồng đội thiêng liêng sẽ mãi
ghi sâu trong lòng độc giả, để thế hệ sau mãi nhớ và tự hào về một thời anh hùng đầy khói lửa.

You might also like