You are on page 1of 7

PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ”

A/ MỞ BÀI: - Bên cạnh hình ảnh người lính và chiến tranh, tình cảm đồng chí
đồng đội cao đẹp thiêng liêng đã đi vào thơ ca trong suốt hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Đã có nhiều nhà thơ viết rất hay, rất xúc động về đề tài này như Phạm
Tiến Duật, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê… và không thể không nhắc đến Chính
Hữu với bài thơ “Đồng chí”. Vừa là nhà thơ, vừa là chiến sĩ, Chính Hữu cảm nhận thấm
thía hơn ai hết vẻ đẹp của tình đồng chí và sức mạnh tinh thần của nó, tất cả những cảm
nhận ấy đã được gửi gắm vào những lời thơ chân thành, sâu lắng. Ngay từ khi ra đời, bài
thơ đã chiếm được tình cảm của biết bao người đọc, và cho đến hôm nay vẫn được độc
giả yêu mến, được phổ nhạc thành một bài hát rất xúc động về mối tình đồng chí đồng
đội. Có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm hơn cả trong trái tim người đọc là những dòng thơ…
(trích câu đầu - câu cuối…)
B/ THÂN BÀI:
I. Tổng: (Nghệ thuật) Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, chỉ vỏn vẹn có 20 dòng cô
đọng. Mỗi hình ảnh đều được chắt lọc từ đời sống thực đầy sinh động của người chiến
sĩ. Lời thơ mộc mạc, chân thành mà cũng rất hàm súc, tiêu biểu cho phong cách thơ
Chính Hữu (Nội dung) Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc tình đồng chí, đồng đội keo sơn
gắn bó và những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời của người lính trong cuộc kháng chiến
chống Pháp trường kỳ và gian khổ.
II. Phân tích:
1) Phân tích đoạn 1: 7 câu đầu (chia làm 2 đoạn nhỏ)
a/ Phân tích 4 câu đầu:
* (Chuyển ý -> nêu ý chính): Tình đồng chí của người lính cách mạng chính là cội nguồn
sức mạnh giúp các anh vượt qua mọi gian lao, giúp các anh chiến đấu và chiến thắng ->
Ở những câu đầu của bài thơ, nhà thơ đã lý giải cơ sở của tình đồng chí, đồng đội
thiêng liêng ấy.
* (trích 4 câu đầu):
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”
* (Phân tích):
+ Nghệ thuật: Những lời thơ mộc mạc, giản dị. Giọng điệu câu thơ nhỏ nhẹ như lời thủ
thỉ tâm tình của người lính. Đặc biệt 2 thành ngữ “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên
sỏi đá” đã được sử dụng thật khéo léo.
+ (Phân tích nội dung): Qua đó, những câu thơ đã giúp ta hiểu cội nguồn sâu xa của tình
đồng chí: chính là sự tương đồng về cảnh ngộ và nguồn gốc xuất thân: - Người thì ra đi
từ vùng “nước mặn đồng chua” nơi đồng bằng ven biển. - Người lại ra đi từ miền trung
du cằn cỗi “đất cày lên sỏi đá” -> Tuy không cùng quê hương nhưng họ đều ra đi từ
những vùng quê lam lũ, trước khi là lính họ đều là người nông dân chân lấm tay bùn. ->
Chính sự tương đồng cảnh ngộ ấy đã giúp họ dễ dàng hiểu nhau, đồng cảm. Để rồi dù là
những người vốn rất xa lạ, gặp nhau giữa chiến trường là dễ dàng “quen nhau”, gần gũi
và gắn bó.
b/ Phân tích 3 câu cuối:
*(Chuyển ý đưa 3 câu cuối): Tình đồng chí đâu chỉ bắt nguồn từ sự tương đồng cảnh ngộ,
mà còn bắt nguồn từ những cơ sở thiêng liêng hơn:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
* (Phân tích) + Nghệ thuật: Nếu ở những câu thơ trên hình ảnh thơ mộc mạc, chân thực
bao nhiêu thì đến những câu thơ này hình ảnh lại mang sức khái quát, có ý nghĩa tượng
trưng sâu sắc bấy nhiêu.
+ (Phân tích nội dung): - “Súng bên súng đầu sát bên đầu” là hình ảnh tượng trưng cho
sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào, cùng chung mục đích lí tưởng: cầm súng
chiến đấu để bảo vệ quê hương, bảo vệ sự độc lập bình yêu của Tổ quốc, sự sống còn của
dân tộc. Vì điều đó mà từ khắp mọi nẻo quê hương, mọi miền đất nước, những người lính
về bên nhau, hội tụ giữ chiến trường. - Hình ảnh “Đêm rét chung chăn” là hình ảnh đầy
xúc động cho thấy sự đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi giữa những người lính cách
mạng. (MỞ RỘNG) Đọc câu thơ ta lại nhớ đến dòng thơ của Tố Hữu “Bát cơm sẻ
nửa, chăn sui đắp cùng”. Giữa chiến trường ác liệt, giữa cái lạnh tê tái của đêm đông
nơi núi rừng Việt Bắc, người lính cùng “đắp chung chăn”. Và chính trong những đêm
chung chăn ấy, các anh nhỏ to tâm sự, kể chuyện đời mình, sẻ chia những vui buồn, khát
khao mơ ước… Từ đấy mà thấy hiểu nhau, người này biết người kia như biết chính mình.
Để rồi từ chỗ chỉ “quen nhau” họ đã trở thành “tri kỷ” - một tình bạn gắn bó, sâu sắc vô
cùng. Và tình tri kỉ ấy phát triển thành tình cảm thiêng liêng hơn - “đồng chí”.
c/ (Phân tích câu thơ “đồng chí”): Khép lại khổ thơ là dòng thơ thật ngắn, gọn: “đồng
chí!”. Câu thơ chỉ vỏn vẹn hai tiếng, là một câu đặc biệt, tạo nên một kết cấu mới lạ thu
hút người đọc cao độ. Hai tiếng “đồng chí” vang lên đầy kiêu hãnh, như một nốt nhấn
trong một bản đàn, chứa đựng bao ý nghĩa, bao tình cảm cảm thiêng liêng của những
người lính. “Đồng chí”, đó là tình cảm của những con người cùng chí hướng, cùng lí
tưởng cao đẹp. Sống, chiến đấu vì đất nước, vì nhân dân. Tình đồng chí cũng có cái gắn
bó, cái thân thiết và sự thấu hiểu của tình tri kỉ nhưng còn cao đẹp hơn ở chỗ nó không
chỉ là tình cảm giữa 2 con người, mà tình cảm ấy mang tính cộng đồng rộng lớn… -> Có
thể nói tình đồng chí đồng đội là một tình cảm thiêng liêng nhất trong mọi cung bậc tình
cảm của con người. Câu thơ đặc biệt như 1 cái bản lề, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa 2
câu thơ.
2/ Phân tích đoạn 2: Chia làm 2 đoạn nhỏ để phân tích
a/ (Phân tích 3 câu đầu đoạn 2):
* (Chuyển ý): Nếu như ở 7 câu thơ đầu nhà thơ đã tập trung lí giải cơ sở của tình đồng
chí thì ở đoạn thơ tiếp theo Chính Hữu đã làm rõ những biểu hiện cao đẹp của tình đồng
chí đồng đội ấy, đồng thời làm nổi bật những vẻ đẹp tâm hồn ở những người lính chống
Pháp năm xưa. Trước hết đó là tình yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương sâu sắc:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
* (Phân tích): + tình yêu nước: Những hình ảnh sóng đôi đồng thời cũng là những hình
ảnh liệt kê “Ruộng nương, gian nhà”, đã cho thấy sự hi sinh quyền lợi cá nhân vì Tổ
quốc của những người chiến sĩ (lý giải? = phân tích nội dung): Với những người lính (mà
ngày hôm qua còn là người nông dân) thì ruộng nương và gian nhà là những tài sản vô
giá cả một đời họ chỉ chút, tạo dựng và gắn bó (...). Ấy thế mà khi Tổ quốc lâm nguy, họ
sẵn sàng “gửi bạn” hay “mặc kệ” để ra trận. Đằng sau gian nhà ấy, ruộng nương ấy là
hình ảnh của cha già, mẹ yếu, của người vợ và con thơ bé bỏng… Người lính đã bỏ lại
sau lưng tất cả, không chút toan tính thiệt hơn để đi theo tiếng gọi Tổ quốc, của non
sông. Từ “mặc kệ” trong câu thơ đầy mạnh mẽ, khí phách đã diễn tả một cách thật xúc
động, thật ấn tượng thái độ dứt khoát, kiên quyết giác tính riêng vì nghĩa lớn của những
người chiến sĩ. -> điều đó đã thể hiện một cách sâu sắc nhất tình yêu đất nước sâu nặng
của các anh. (Nâng Cao) Đọc những câu thơ này, ta chợt nhớ đến câu thơ của Nguyễn
Đình Thi
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
=> Cả câu thơ của Nguyễn Đình Thi và Chính Hữu đều thể hiện tinh thần quên mình
vì nước của những người lính. Có lẽ các anh hiểu hơn ai hết rằng “nước mất thì nhà
tan”, ra đi giành lại Nước cũng có nghĩa là bảo vệ ngôi nhà của chính mình.
+ Phân tích Tình yêu quê hương. (Chuyển ý): Người lính bỏ lại sau lưng những gì thân
yêu nhất để ra đi mà không chút áy náy, băn khoăn. Song không phải những người lính
ấy lạnh nhạt, hờ hững với quê hương, với những người thân yêu của mình: “Giếng nước
gốc đa nhớ người…”
Trong câu thơ, hình ảnh ẩn dụ kết hợp với lối nói nhân hóa đã diễn tả sâu sắc tình
yêu quê hương của các anh. “Giếng nước, gốc đa” kia là biểu tượng của quê hương,
xứ sở - nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đầy ắp những kỉ niệm ngọt ngào… Giữa chiến trường
gian khổ, khốc liệt, lúc nào các anh cũng đau đáu nỗi nhớ về quê hương. Các anh hình
dung ra cảnh quê hương, người thân luôn nhớ mong mình, chờ đợi mình chiến thắng trở
về. Và chính nỗi nhớ mong trông ngóng ấy là nguồn động viên khích lệ các anh nơi chiến
trường ác liệt. (Nâng cao): Rõ ràng là người lính nhớ, vậy mà tác giả lại viết “GIếng
nước gốc đa nhớ”? Phải chăng đó là một cách nói cho thấy sự vượt lên trên những
nỗi nhớ nhung, vượt lên cái yếu đuối của chính mình ở người lính để cầm chắc tay
súng, tiêu diệt kẻ thù.
+ Chỉ ra tình đồng chí: Chính Hữu không viết “ruộng nương tôi gửi bạn” mà
viết “ruộng nương anh gửi bạn…”. Chính các viết đã diễn tả thật sâu sắc sự thấu hiểu
nhau của người lính. Các anh hiểu cả những nỗi niềm riêng tư, những khát khao, ước
vọng, hiểu thấy cả hoàn cảnh nỗi niềm của nhau. Và đó là biểu tượng đẹp của mối tình
đồng chí, đồng đội.
b/ Phân tích 7 câu tiếp: (Phân tích theo từng ý)
* Ý 1: Phân tích gian khổ: + Chuyển ý: Người lính từ biệt quê hương, lên đường đi
chiến đấu, đến với chiến trường. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các
anh phải đối mặt với cuộc sống đầy thiếu thốn, khó khăn, gian khổ, cả về vật chất và tinh
thần:
- (Trích những câu nói về gian khổ):
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá..
Chân không giày”.
- (Nghệ thuật): Nhà thơ đã liệt kê hàng loạt những hình ảnh rất chân thực, để từ đó khắc
họa nổi bật những gian khổ chồng chất của người lính năm xưa. (Nội dung): * Vừa
đói, vừa rét, lại sống giữa Việt Bắc - nơi rừng thiêng, nước độc… những người lính hầu
như không ai thoát khỏi căn bệnh sốt rét rừng dữ dội “sốt run người” “trán ướt mồ hôi”.
Đau đớn vô cùng về thể xác. Và không ít người lính đã mãi mãi nằm xuống nơi chiến
trường khốc liệt vì căn bệnh quái ác ấy. * Không chỉ thế họ phải đối mặt với những
thiếu thốn về trang thiết bị, vật chất, “áo rách vai, quần vá, chân không giày”. Chỉ với
những trang phục mong manh ấy các anh phải chống lại cả một mùa đông băng giá giữa
chốn rừng Việt Bắc hoang vu. (Nâng cao) -> Chỉ bằng vài hình ảnh cô đọng, thực
sự có sức gợi, nhà thơ đã khái quát được một cách đầy đủ nhất cuộc đời đầy gian khổ
của người lính trong những năm đầu chống Pháp, đồng thời cũng cho thấy được hình
ảnh cả một dân tộc gian lao trong 9 năm trường kỳ chống Pháp.
* Ý 2: Phân tích Niềm lạc quan: Đau đớn, thiếu thốn là thế, vậy mà thật kì lạ, trên môi
người lính vẫn là nụ cười rạng rỡ. “Miệng cười buốt giá”.
Câu thơ là một hình ảnh đối lập đầy kịch tính với những câu thơ trên: Nếu những
câu thơ trên tập trung cho thấy những gian khổ chồng chất của người chiến sĩ thì câu thơ
này lại làm nổi bật tinh thần phơi phới của các anh. Bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt, bất
chấp cả cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, trên môi các anh vẫn nở nụ cười ngạo nghễ,
sáng đẹp đến kì lạ. Nụ cười không tắt trên môi người lính, làm sáng bừng cả ngày đông u
ám ấy là biểu hiện của tinh thần dũng cảm tuyệt vời, của lòng lạc quan yêu đời phơi phới
và niềm tin vào ngày mai tất thắng ở các anh.
VI. LIÊN HỆ
Những người lính là đồng đội, đồng chí, cả dân tộc là đồng chí. Người nghệ sĩ cũng trở
thành đồng chí, nên Hồng Nguyên và Chính Hữu đồng cảm với nhau trước những người
áo vải:
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi "một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm dao kiếm,
áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.”
Chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ,... những người
lính - những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc. Bài thơ
“Đồng chí” đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu cho hạnh
phúc, tự do.

You might also like