You are on page 1of 6

BÀI 1: ĐỒNG CHÍ

a.CẢM NHẬN 7 CÂU ĐẦU: Chính Hữu là cây bút nổi bật thời kì kháng chiến chống Pháp.
Bảy câu thơ đầu mở ra cho người đọc về cơ sở hình thành tình đồng chí trong gian khổ chiến
tranh.. Bài thơ được viết năm 1948 thể hiện Tình đồng chí cao đẹp và ấm áp . Họ là những người
dân chất phát bình thường ở mọi miền khác nhau. Họ gặp nhau rồi quên nhau và trở thành những
người bạn tri kĩ của nhau đã qua mọi gian khó nơi chiến địa và cùng nhau hiểu được nỗi vất vả
khó nhọc để rồi cùng đứng lên vì Tổ quốc.Lí tưởng đó được kết tinh bới súng bên súng , đầu sát
bên đầu và những đêm rét chung chăn thành đôi tri kĩChính những tương đồng tưởng chừng bé
nhỏ này lại là sợi dây tình cảm sâu sắc nhất gắn kết người lính cách mạng dẫu trong gian khổ
chiến trường ác liệt. Với Thể thơ tự do , giàu sức gợi, hình ảnh ẩn dụ biểu trưng đều đang góp
phần làm đẹp bức tranh tình cảm của người lính cách mạng.. SỰ cao đẹp của tình đồng chí, đồng
đội đã và đang góp phần giúp ta hiểu thêm về tình cảm cao đẹp trong chiến tranh khắc nghiệt.

b.10 câu tiếp theo” Ruộng nương đến bàn tay”

Đồng chí là bài thơ hay được sáng tác 1948 của Chính Hữu thể hiện tình đồng chí ấm áp cao
đẹp. Đoạn thơ khái quát lên hình ảnh người lính này ra trận bỏ lại phía sau lưng là quê hương,
gia đình, bạn bè, con cái, là cuộc sống thường nhật. Họ là những người nông dân chân lấm tay
bùn, gắn bới với căn nhà cùng những thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, họ sẵn sàng từ bỏ mọi
thứ là những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ cao cả. Từ "Mặc kệ" cho thấy ý chí quyết
tâm dứt áo ra đi của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn vô cùng da diết nhớ quê
hương.Họ họ phải đối diện với những dịch bệnh vô cùng nguy hiểm như sốt rét trong hoàn cảnh
chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ, khó khăn.Thiếu thốn trăm bề” Áo rách vai”” Chân không giày”
Chính vì điều kiện khó khăn như vậy mà họ phải dựa vào nhau hơn, đoàn kết hơn, trao cho nhau
cái nắm tay tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu. . Với Thể thơ tự do , giọng điệu thủ thỉ, tâm
tìnhgiàu sức gợi, hình ảnh ẩn dụ biểu trưng đều đang góp phần làm đẹp bức tranh tình cảm của
người lính cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
c. Đoạn 3: Đoạn cuối Đêm nay đến hết

Đồng chí là bài thơ hay được sáng tác 1948 của Chính Hữu thể hiện tình đồng chí ấm áp cao
đẹp. Đoạn thơ cuối là hình ảnh bức tranh nơi trú rừng hoang sơ nơi người lính can đảm đang
canh giữ, sẵn sàng chiến đấu. Không gian của bức tranh hiện lên là buổi ban đêm trong nơi rừng
hoang sươn muối và hình ảnh những người lính gác cạnh nhau để chờ giặc tới. Hình ảnh "Đầu
súng trăng treo" đã khiến ta liên tưởng đến nhiều hình ảnh thú vị, hiểu thêm về khung cảnh chiến
đấu. Họ đã kề vai sát cánh dưới cái giá rét của núi rừng, giữa cái căng thẳng hồi hộp rằng giặc có
thể đến bất cứ lúc nào. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên trên tất cả.
Đồng Chí là bài thơ tiêu biểu trong phong trào chống thực dân pháp, ca ngợi sự dũng cảm, tinh
thần chiến đấu của những người lính nơi chiến trường. Bài thơ đã mang đến cho bạn đọc những
sự rung cảm nhất định, đồng cảm với họ và khơi gợi lòng yêu nước thông qua ngòi bút tài hoa
của nhà thơ Chính Hữu.
BÀI 2: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
a. Đoạn 1( 8 câu thơ đầu):
Bài thơ TĐXKK là tác phẩm hay được sáng tác 1969 của phạm Tiến Duật thể hiện tình đồng
chí ấm áp cao đẹp của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.Hai khổ thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh chiến đấu đầy gian khổ, cam go,
khốc liệt làm cho những chiếc xe biến dạng và mang thương tích đầy mình” Không kính,”
“không đèn”,” không mui..ấy thế mà người chiến sĩ vẫn ung dung, hiên ngang” lạc quan và đầy
lòng dũng cảm . Chính sức mạnh tinh thần của một dân tộc anh hùng đã giúp họ vượt lên trên tất
cả.Dường như ở phía truwocs cả không gian đất trời thu vào tầm mắt của họ là cái đích mà họ
muốn đưa những chiếc xe tới chiến trường khói lửa. Với thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình, lựa
chọn chi tiết độc đáo nhà thơ đã đưa người đọc thấy được lòng tự hào của dân tộc. Tình yêu đất
nước đã vượt qua tất cả để đến cái đích cuối cùng.
b. Bốn khổ thơ tiếp theo
Bài thơ TĐXKK là tác phẩm hay được sáng tác 1969 của phạm Tiến Duật thể hiện tình đồng
chí ấm áp cao đẹp của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.Bốn khổ thơ tiếp theo thể hiện thái độ bất chấp gian khó, coi thường nguy
hiểm , tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu đời của người lính trẻ Không có kính ừ thì có bụi,
ừ thì ướt áo…Bằng với giọng điệu coi thường gian khó, người lái xe vẫn ngang tàng, táo bạo,
ngịch ngợm,. Câu thơ vút lên đầy niềm tin, lạc quan sôi nổi, Dường như gian khổ ở nơi chiến
trường không làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Tình đồng đội của người lái xe cũng được Phạm Tiến
Duật phát hiện những nét riêng. Họ tập hợp lại "từ trong bom rơi", họ gặp bạn bè "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi", họ
nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm, bếp gần như không có khói vì khói là tai họa đối với người lái xe. . Với thể thơ tự
do, giọng điệu tâm tình, lựa chọn chi tiết độc đáo nhà thơ đã đưa người đọc thấy được lòng tự
hào của dân tộc. Tình yêu đất nước đã vượt qua tất cả để đến cái đích cuối cùng.
c. Khổ thơ cuối

Bài thơ TĐXKK là tác phẩm hay được sáng tác 1969 của phạm Tiến Duật thể hiện tình đồng
chí ấm áp cao đẹp của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.Khổ thơ cuối khắc họa rõ nét điều làm nên sức mạnh đển người lính vượt
qua khó khăn gian khổ chính là tinh thần yêu nước là ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. Đây là nhiệm vụ nặng nề là tiếp viện cho chiến trường miền Nam của "tiểu đội xe không kính"
vừa gợi lên tình cảm thiêng liêng của người chiến sĩ lái xe đối với miền Nam ruột thịt. Và tứ thơ cuối
cùng “chỉ cần trong xe có một trái tim” đã cân bằng lại tất cả những gian khổ, những tàn phá của chiến
tranh. Sức mạnh của tình yêu nước đã chiến thắng kẻ thù hung bạo.
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác
mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa, sinh động,
nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

BÀI 3: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ


a. Bốn câu thơ đầu
Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm vào quên lãng. Nhưng cũng có những tác phẩm lại như
dòng sông đỏ nặng phù sa, chạm khắc vào lòng độc giả. Nó trở thành bài ca đi cùng năm tháng.
Có lẽ bài “Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận là một tác phẩm như thế.Bốn câu thơ dầu vẽ nên
một bức tranh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi với không khí tươi vui hào
hứng của những người lao động mới. Hình ảnh mặt trời giống như một hòn lửa đỏ rực đang lặn
dần vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Chính là lúc
ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không khí
lạnh lẽ mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo nức, trong veo, thể hiện niềm vui tột cùng
của người dân lao động được giải phóng: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đây là cách nói độc
đáo, sáng tạo của tác giả, khiến chúng ta liên tưởng đến tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng
buồm để thuyền di chuyển, đẩy thuyền phăng phăng rẽ nước ra khơi. Cánh buồm chứa đựng đầy
ắp những làn gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên cuộc công cuộc xây dựng đất nước.
Với thể thơ 7 chữ, sử dụng bút pháp lãn mạn đối lập và nhiều hình ảnh nghệ thuật . Tác giả bộc
lộ niềm vui và lòng tự hào của mình trước đất nước và cuộc sống.
b. Năm khổ thơ tiếp theo
Thiên nhiên, con người, nhịp sống quanh ta luôn là dòng sông trong mát đồng hành cùng chúng
ta trên mọi chặng đường. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ”” của của Huy Cận đã ghi lại một trong
những “dòng chảy” ấy để “tưới mát” đời sống tâm hồn ta.Năm khổ thơ tiếp theo tác giả đã vẽ nên
cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong một đêm trăng đẹp. Lời hát ngợi ca sự giàu có và hào
phóng của đại dương củng với vẻ đẹp huyền ảo của nó trong đêm. Bút pháp lãng mạn của nhà
thơ đã vẽ nên một khung cảnh vừa thực vừa ảo. Vẻ đẹp diệu kì của biển đã làm vơi đi nỗi vất vả,
nhọc nhằn, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người đang vật lộn với thiên nhiên, làm chủ
cuộc đời. Thiên nhiên, gió, buồn, trăng lại hòa hợp với con người .Bằng biện pháp liệt kê các loại
cá ngon , so sánh và nhân hóa liên tưởng cho ta thấy rằng biển không những gần gũi với con
người mà còn hào phóng . Biển ấm áp, hiền hòa bao bọc với tình cảm trìu mến thân thương .
Những tia nắng vàng chiếu sớm trên khoang cá đầy làm lấp lánh thêm vảy bạc, đuôi vàng và màu
sắc phong phú của những loài cá cũng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ. Nhịp điệu câu thơ
cuối chậm rãi, gợi cảm giác bình yên nhưng vui tươi, phản ánh tâm trạng thoải mái của ngư dân
trước kết quả xứng đáng của một chuyến ra khơi đầy hào hởi và niềm tin chiến thắng
c.Khổ thơ cuối:
Thiên nhiên, con người, nhịp sống quanh ta luôn là dòng sông trong mát đồng hành cùng chúng
ta trên mọi chặng đường. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ”” của của Huy Cận đã ghi lại một trong
những “dòng chảy” ấy để “tưới mát” đời sống tâm hồn ta. Khổ thơ cuối thể hiện cảnh bình minh
trên biển và đoàn thuyền đánh cá trở về vẫn là tiếng hát ngân vang của người ngư dân dày dặn
kinh nghiệm đang vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Tiếng hát hòa trong gió, thổi căng cánh
buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan trở về.
Hình ảnh Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời rất tả thực mà cũng rất hào hùng. đồng thời cũng
thể hiện khí thế ngút trời của họ trong công cuộc xây dựng đất nước sau khi được giải phóng.
Hòa cùng niềm vui hân hoan của cả nước, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay
bổng. Mặt trời đội biển nhô màu mới một màu hổng rạng rỡ và ánh mặt trời phản chiếu trong mắt
của hàng ngàn những con cá khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang đua
nhau tỏa ra niềm vui. Tạo nên , bức tranh biển cả ngập tràn màu sắc vui tươi của sức sống và ăp
ắp chất trong tình hình dáng, đường nét của cảnh vật, của con người.

Bài 4. Bếp lửa


a, Khổ thơ đầu
Mỗi một bài thơ, câu hát mang một giai điệu khác nhau, tựa như những khúc nhạc tâm hồn góp
phần nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống. Bài thơ “Bếp lửa ” của
BằngViệt là một tác phẩm như thế. Khổ thơ đầu tiên hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi
tưởng và cảm xúc về bà kính yêu. Từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống với bà, làm hiện
lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương yêu vô bờ dành cho cháu. Đứa cháu nay
trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm, thấu hiểu về bà. Cháu gởi niềm thương nỗi nhớ về với bà. Bài
thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng. Cảm hứng chủ
đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu
với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước. Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên
đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa. "Biết
mấy nắng mưa" là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. Cả cuộc
đời bà đã lo toan cho con, cho cháu, chịu biết bao vất vả, nhọc nhằn.Với thể thơ 8 chữ phù hợp
với giọng điệu và cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm được khép lại bằng chính hình ảnh bếp lửa
đầy tình cảm về tình bà cháu.
b. Bốn khổ thơ tiếp theo
Mỗi một bài thơ, câu hát mang một giai điệu khác nhau, tựa như những khúc nhạc tâm hồn góp
phần nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống. Bài thơ “Bếp lửa ” của
BằngViệt là một tác phẩm như thế. Bốn khổ thơ tiếp theo là hình ảnh người bà và những kỉ niệm
về tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. Đó là Kn của thời thơ ấu năm 4 tuổi và suốt một
chặng đường dài suốt 8 năm sống bên bà. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp:
khói hun nhèm mắt cháu, khói nhiều cay khét ,một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia
đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thật cảm động.Hình
ảnh tiếng chim tu hú kêu chợt vọng về trong kí ức làm cho nỗi nhớ càng thêm dây dứt hơn. Nó
trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ. Những năm tháng sống bên bà, bà dạy cháu làm, bà chăm
cháu học khi vắng cha mẹ. bà một tay nuôi dạy cháu nên người. Hai bà cháu cùng vượt qua gian
lao vất vả và cơ hàn của nạn đói năm 1945 nhưng bà vẫn vững lòng. Bà trở thành người bà vĩ đại
nhất, Bà chính là bà mẹ VN anh hùng. Bà là người đốt lửa, giữa lửa và truyền người lửa đi khắp
muôn phương. "Bếp lửa bà nhen" sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt,
ngọn lửa của tình thương "luôn ủ sẵn", ngọn lửa của niềm tin vô cùng "dai dẳng" bền bỉ và bất
diệt. Điệp ngữ "một ngọn lửa" và kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy
xúc động tự hào. Với thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu và cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
được khép lại bằng chính hình ảnh bếp lửa đầy tình cảm về tình bà cháu.
c.Khổ thơ cuối
Mỗi một bài thơ, câu hát mang một giai điệu khác nhau, tựa như những khúc nhạc tâm hồn góp
phần nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống. Bài thơ “Bếp lửa ” của
BằngViệt là một tác phẩm như thế. Khổ cuối bài thơ là lời bộc bạch chân thành của người cháu
khi đã lớn khôn, trưởng thành. Dù cho khoảng cách về không gian, thời gian có xa xôi “khói trăm
tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” nhưng người cháu vẫn luôn khắc khoải trong lòng nỗi nhớ
khôn nguôi về bà, về bếp lửa: Sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa “khói lửa” của cuộc
sống hiện đại với bếp lửa bình dị, đơn sơ của bà đã cho thấy sức sống bất diệt của ngọn lửa mà bà
nhóm lên trong mỗi sớm chiều luôn thường trực và sống mãi trong lòng của người cháu. Ngọn
lửa ấy đã trở thành kỉ niệm của tuổi thơ về bà – một người truyền lửa, truyền sự sống, tình yêu
thương và niềm tin “dai dẳng” bất diệt cho thế hệ tiếp nối. Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ thể
hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đau, thiết tha nhớ
tới tuổi thơ, nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đất nước.

Bài 5. Ánh Trăng


a. Hai khổ thơ đầu
Thiên nhiên, con người, nhịp sống quanh ta luôn là dòng sông trong mát đồng hành cùng chúng
ta trên mọi chặng đường. Bài thơ “Ánh Trăng của Nguyễn Duyn đã ghi lại một trong những
“dòng chảy” ấy để “tưới mát” đời sống tâm hồn ta. Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại
thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau giải phóng đất nước.Mở đầu bài thơ hình ảnh thiên nhiên gắn
bó với con người thật sâu nặng và nghĩa tình. với hình ảnh đồng, sông, bể gợi lên không gian
bao la nhưng đầy thân quen của những năm tháng ấu thơ, kết hợp với giọng kể thủ thỉ, tâm tình
''hồi nhỏ'', ''hồi chiến tranh'' đã đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp kỷ
niệm của tác giả. Điệp từ ''với'' như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn kết con người với thiên
nhiên, với vũ trụ, với vầng trăng tri kỷ. Đến khi ra chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn
bó. Ánh trăng khi ấy là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính
trong gian lao của cuộc kháng chiến.Với thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình, giàu biểu cảm. Dây
như một lời nhắc nhở tác giả về những năm tháng gian lao qua cuộc đời người lính đã gắn bó với
thiên nhiên , đất nược con người.
b. Ba khổ thơ tiếp
Thiên nhiên, con người, nhịp sống quanh ta luôn là dòng sông trong mát đồng hành cùng chúng
ta trên mọi chặng đường. Bài thơ “Ánh Trăng của Nguyễn Duyn đã ghi lại một trong những
“dòng chảy” ấy để “tưới mát” đời sống tâm hồn ta. Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại
thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau giải phóng đất nước. Ba khổ thơ tiếp theo tác giả khắc họa
vầng trăng trong hiện tại đồng thời thể hiện vô tình của con người khi hoàn cảnh sống thay đổi.
Từ khi về thành phố, ánh trăng được thay thế bằng ánh đèn điện. Ánh đèn điện như làm lu mờ đi
những tia sáng dịu nhẹ, chân thật phát ra từ vầng trăng trên đỉnh đầu. Ánh trăng vẫn vậy, vẫn tỏa
sáng và ngày ngày hiện hữu trong đời sống con người, chỉ duy nhất có lòng người là đổi
thay. Cái bạc bẽo, vô tình đến với người ta một cách từ từ, kín đáo, khó nhận ra: Từ'' vầng trăng
tri kỉ'', ''vầng trăng tình nghĩa ''bỗng chốc trở thành ''người dưng qua đường'' lúc nào không hay.
Chỉ với hình ảnh so sánh "vầng trăng'' với ''người dưng qua đường'' cũng đủ để thấy được thái độ
thờ ơ, vô tâm của con người với người bạn của mình năm xưa. Nghe mới thật xót xa làm sao, khi
mà chỉ với vài ánh đèn điện ở nơi phố thị xa hoa đã làm cho con người quên đi vầng trăng tình
nghĩa sát cánh bên mình những năm tháng khó khăn gian khổ. Thình lình đèn, điện tắt, phòng tối
ôm. Con người đi tìm ánh sáng phát hiện ra vầng trăng tròn tỏa sáng lung linh vẫng đang hiện
hữu vẹn nguyên, thủy chung và tròn đầy. Cuộc hội ngộ ấy đã thức tỉnh lương tâm con người, để
từ đó tác giả thấy day dứt, suy tư, bao kỉ niệm xưa bỗng chốc ùa về Nhà thơ lặng lẽ đối diện với
vầng trăng trong tư thế im lặng, có phần thành kính: ''ngửa mặt lên nhìn mặt''lòng hối hận, dây
dứt và xót xa đồng thời nhận ra sự vô tình của mình. Với thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình, giàu
biểu cảm. Dây như một lời nhắc nhở tác giả về ân nghĩa thủy chung.
c. Khổ thơ cuối
Mỗi một bài thơ, câu hát mang một giai điệu khác nhau, tựa như những khúc nhạc tâm hồn góp
phần nuôi dưỡng, bồi đắp giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống. Bài thơ “Ánh Trăng ” của
Nguyễn Duy là một tác phẩm như thế. Khổ cuối bài thơ khép lại với hình ảnh ánh trăng hiện lên
đáng giá biết bao cao thượng và vị tha. Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện ''tròn vành
vạnh'' không chút thay đổi. Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không
trách móc người bạn đã từng quay lưng với mình. Thế nhưng, cũng chính sự im lặng ấy lại khiến
cho bản thân con người phải giật mình thức tỉnh. ''Giật mình'' để không chìm vào lãng quên, để
không đánh mất quá khứ, đánh mất người bạn tốt của mình. Với thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm
tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, "Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở
về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước
bình dị, hiền hậu. Qua đó, Nguyễn Duy cũng muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về thái
độ sống "ân tình, thuỷ chung'', ''uống nước nhớ nguồn'' của không chỉ riêng những người lính thời
kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà còn của tất cả mọi người, mọi thời - trong đó có chúng ta.

You might also like