You are on page 1of 4

ĐỒNG CHÍ

CHÍNH HỮU
Hà Tĩnh vùng đất của thi ca nhạc họa, cái nôi của rất nhiều nhà thơ nhà văn lớn
tại Việt Nam. Ta đã từng biết đến đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều hay
Huy Cận với thi phẩm Tràng Giang bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên
nhiên rộng lớn thì Chính Hữu lại thăng hoa trên mảnh đất này với Đồng Chí. Bài thơ là
lời ngợi ca đầy xúc động trước vẻ đẹp của người qua tình đồng chí, đồng đội của họ.
Năm hai mươi tuôi, ông viết về người lính trong Ngày Về nhưng ở bài thơ này
hình ảnh người lính hiện lên với nhiều nét ước lệ, với áo bào, thanh gươm, đôi giày vạn
dặm khác xa người lính trong cuộc chiến thực tại:
“Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
(Ngày Về - Chính Hữu)
Ba năm sau(1948), sau khi tham gia vào hàng ngũ cách mạng, được trải nghiệm
trực tiếp đời lính, được chứng kiến những mất mát đau thương, được sống trong tình
đồng chí đồng đội Chính Hữu đã có cái nhìn khác về người lính. Điều này được thể hiện
rõ nhất trong Đồng Chí. Ngay từ khi mới ra đời Đồng Chí đã được đón nhận nồng nhiệt.
Có thể coi đó là một trong những áng thơ đẹp nhất về người lính. Vẻ đẹp của bài thơ
chính là vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội được hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh
bình dị, tự nhiên mà cô đọng, hàm súc.
Mở đầu bài thơ tác giả đã nêu lên những cơ sở hình thành tình đồng chí
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Bằng cách sử dụng cấu trúc sóng đôi, ý thơ ứng đối và các thành ngữ dân gian
quen thuộc “nước mặn-đồng chua” tác giả đã gợi lên cho chúng ta thấy hoàn cảnh xuất
thân của những người chiến sĩ. Họ đều đến từ mọi miền Tổ quốc, từ những vùng đồng
bằng châu thổ quanh năm lũ lụt đến vùng trung du khô cằn. Những con người xa lạ cách
nhau cả phương trời nhưng lại có chung cái nghèo, cái lam lũ khó nhọc của người dân
quê Việt Nam. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai
cấp, là cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng chí đồng đội sau này.
Không chỉ có chung hoàn cảnh xuất thân họ còn có chung lí tưởng sống
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Lúc này “anh với tôi” đã được đặt cùng trên một dòng thơ như thể hiện một bước
tiến mới trong tình đồng đồng đội của người lính. Bởi lẽ ban đầu họ vốn chỉ là những
người nông dân chân chất thật thà. Nhưng vì lòng yêu nước thiết tha, lí tưởng sống cao
đẹp họ “chẳng hẹn” mà cùng tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng, sẵn sàng ‘Quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh’. Từ “đôi” thay vì hai càng khẳng định sự gắn bó khăng khiết
giữa hai người lính.
Qua thực tế chiến đấu họ nhận ra rằng họ phải luôn kề vai sát cánh bên nhau mới
có thể thực hiện mục tiêu sống cao cả vì nước vì dân. Chính điều này đã đưa ta đến hai
câu thơ tiếp theo:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Các điệp từ mang tính ẩn dụ “súng-đầu” được đặt trong các vế đối nhau tạo ra
cặp nhau hình ảnh sóng đôi như muốn nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của
những người đồng chí. Ngoài ra tình cảm đó còn được nảy nở bền chặt hơn trong sự
chan hòa, sẻ chia mọi gian lao cũng như niềm vui nỗi buồn của cuộc đời chiến đấu. Nếu
khéo léo quan sát ta sẽ thấy cái hay của nhà thơ khi đã dùng một phép đối ngầm giữa sự
khó khăn, gian khổ cái khốc liệt của cuộc sống chiến đấu (đêm rét) với hơi ấm của tình
đồng chí đồng đội (chung chăn). Chính nhờ hơi ấm này đã xua đi cái giá lạnh, bỏ quên
cái thiếu thốn của những đêm rừng Việt Bắc tê buốt.
Những người lính đến với nhau nhẹ nhàng vừa có cái chung của lý tưởng lớn vừa
có cái riêng của một đôi bạn tâm đầu ý hợp. Và cứ giản dị như thế những con người
cùng chung gian khó ấy trở thành đồng chí của nhau
“Đồng chí!”
Hai tiếng “đồng chí” vang lên như một tiếng gọi da diết. Nhịp thơ đang dàn trải như
những lời tâm tình thủ thỉ đến đây chợt lắng lại, tách ra thành một câu thơ riêng chỉ với
hai từ và một dấu chấm than, tựa như một nốt ngân vang. Nó vừa là định nghĩa giản dị
và tình đồng chí vừa mở ra những nguồn mạch biểu hiện mới của tình đồng chí đồng
đội. Chính hữu đã từng có những nhận định giản dị như vậy về tình đồng chí
“56 ngày đêm bom gầm pháo dội
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội
Đồng đội ta
là hớp nước uống chung
nắm cơm sẻ nữa
là chia nhau một trưa nắng một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẫu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời chia nhau cái chết
(Giá từng thước đất – Chính Hữu)
Đồng chí là thế. Là sự gắn bó tha thiết tự trong tim, là sự sẻ chia tâm tư, những gian khó
cuộc đời, là sự thấu hiểu đồng cảm sâu xa nỗi lòng của nhau
“Ruộng mương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Đối với người nông dân thân thiết nhất là ruộng vườn cả đời chăm, là ngôi nhà nhỏ có
gia đình thân yêu. Vậy nhưng họ vẫn quyết tâm gạt bỏ lại tất thảy sau lưng để nghe
theo tiếng gọi của Tổ quốc. Từ “mặc kệ” mộc mạc như cách nói quen thuộc của người
dân quê Việt Nam. Đó không phải thái độ buông xuôi vô trách nhiệm mà là biểu hiện
của lòng quyết tâm sắt đá. Có lẽ cái bề ngoài lạnh lùng thờ ơ ấy chỉ để che đậy đi
những nhớ thương đong đầy trong họ. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” cách nói
hoán dụ và nhân hóa độc đáo mang đến một câu thơ đa nghĩa. Là giếng nước gốc đa
nhớ người ra lính da diết hay hay chính người lính dù đã dứt khoát ra đi vì nghĩa lớn
nhưng vẫn nặng lòng nỗi nhớ nhà lòng mong ngóng quê hương. Hình ảnh thơ thật gần
gũi gợi lên bóng dáng thân thương của biết bao con người Việt Nam ngày ra lính. Vì để
thực hiện lý tưởng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” bao lớp người đã phải gói ghém
cất lại trong lòng muôn vàn nỗi lo lắng để dứt áo lên đường trong xót xa day dứt:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Những người lính cùng nhau san sẻ mọi nỗi buồn mọi khó khăn gian khổ của cuộc
sống kháng chiến. Không chỉ vậy tình đồng chí còn tiếp thêm sức mạnh cho họ để học
vượt qua cái thiếu thốn cùng cực của đời lính
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vả
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Ba từ "anh với tôi” xuyên suốt bài thơ gợi cho người đọc thấy sự gắn bó thân thiết,
đồng cam khổ của bộ đội ta trong nnhững năm đầu kháng chiến chống Pháp. Các câu
thơ xuất hiện liên tiếp các hình ảnh đối xứng “anh với tôi”, “áo anh-quần tôi” theo sau
là hàng loạt những chi tiết tả thực được liệt kê cụ thể “từng cơn ớn lạnh”, “vầng trán ướt
mồ hôi”, “áo rách”, “quần vá”, “chân không giày. Tất cả như muốn tái hiện lại những
năm tháng đấu tranh gian khổ thiếu thốn và lúc nào cũng bị bệnh tật đe dọa. Nhưng bất
chấp điều đó người lính vẫn cười- nụ cười bừng sáng lên trong giá rét, trong sương
muối trắng rừng. Đó là nụ cười lạc quan trong gian lao như để động viên tinh thần đồng
đội
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “anh với tôi đôi người xa lạ” nhưng giờ đây lại là:
"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Câu thơ giản dị nhẹ nhàng đậm chất lính. Hai tiếng “thương nhau” được đặt lên đầu
khiến nhịp thơ bỗng lắng lại. “Thương” chứ không phải “yêu” bởi lẽ trong thương
không chỉ có yêu mà còn có sự thấu hiểu cảm thông sự xót xa cho nhau. Chính tâm thế
đó người lính tìm đến nhau trong cái nắm tay tình nghĩa. Cái nắm tay truyền hơi ấm để
giúp người đồng đội có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua tất cả những gian khổ
khó khăn của đời lính. Sức mạnh tinh thần ấy đã tạo nên tình đồng chí đồng đội keo
sơn gắn bó khăng khít của các anh lính bộ đội cụ hồ.
Cuối cùng là bức phù điêu đẹp đẽ khắc họa tình đồng chí đồng đội thiêng liêng sâu sắc
của người lính chống pháp
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ ngắn là sự kết tinh tình đồng chí. Giữa nơi chiến trường khốc liệt, thiên
nhiên khắc nghiệt “rừng hoang sương muối” người lính dựa vào nhau với sự tin tưởng
tuyệt đối. Họ “chờ” trong tâm thế chủ động dám đối diện trực tiếp với khó khăn hiểm
nguy dẫu đón chờ họ có là hy sinh là mất mát là đau thương nhưng vì một ngày mai đất
nước hòa bình họ có thể làm tất cả. Hình ảnh của người lính toả sáng trong câu thơ kết
đầy bất ngờ độc đáo “đầu súng trăng treo”. Hai hình ảnh tương phản được đồng nhất
trong một nét vẽ ẩn dụ. Bởi lẽ “đầu súng” tượng trưng cho người lính cho hiện thực
gian khó của cuộc chiến còn “vầng trăng” là nét đẹp thi vị qua cái nhìn rung cảm của
nhà thơ. Súng và trăng là gần và xa là thực tại và mộng mơ là chất chiến sĩ mạnh mẽ
kiên cường hòa hợp cùng tâm hồn thi sĩ bay bổng lãng mạn.
Chính hữu đã từng chia sẻ rằng trong bài đồng chí tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng
đội. suốt kể cuộc chiến đấu chỉ có một chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại để
chiến đấu là tình đồng chí đồng đội. cả bài thơ là khúc ca về tình cảm chân thành thiêng
liêng của những người lính nông dân. Từ những miền quê nghèo khác nhau trên mảnh
đất hình chữ s họ đến với nhau bằng lý tưởng sống k đẹp nhưng ở lại bên nhau bằng sự
đồng cảnh đồng ngũ và đồng cảm giản dị mà chân thành bền chặt

You might also like