You are on page 1of 4

1.Cơ sở hình thành tình đồng chí.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua


Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá”
- Hình thức câu thơ đối xứng “quê hương anh”-“làng tôi”  tạo nên sự cân
xứng trong câu thơ // thể hiện được rằng 2 người lính đang trong cuộc trò
chuyện.
- Giọng điệu mang tính chất trần thuật, tự sự  sự gần gũi.
- Thành ngữ “nước mặn đồng chua” , “đất cày lên sỏi đá”. “Nước mặn đồng
chua”: những vùng đất bị nhiễm phèn ở ven biển, có độ chua cao, khó canh
tác. “Đất cày lên sỏi đá”: vùng đất cằn cõi, không thể trồng trọt.
 Tác giả khẳng định cơ sở đầu tiên hình thành tình đồng chí đó là sự tương
đồng cảnh ngộ, họ đều xuất thân từ những vùng quê nghèo.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
- “anh với tôi” : sự gắn bó. Nếu trong 2 câu thơ trước, nhà thơ sử dụng “quê
hương anh”- “làng tôi” thì giờ đây giữa họ đã có sự gắn kết.
- SD từ ngữ tinh tế “đôi” ( khác “hai” ) // “chẳng hẹn quen nhau”  Mặc dù
họ đều là những người lính có hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đã
gặp gỡ, gắn kết với nhau bởi trong họ đề có lí tưởng cảnh mạng cao đẹp. Họ
là những người trong một quân ngũ, cùng chung một nhiện vụ, chung một lí
tưởng đó là bảo vệ Tổ Quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
- Cách ngắt nhịp 3/4 // Tiểu đối gợi cho bạn đọc nhiều liên tưởng.
- “súng bên súng” : hiện thực tàn khốc của chiến tranh >< “đầu sát bên đầu” //
Hoán dụ: những người lính  Gợi lên khung cảnh những người lính đứng
cạnh bên nhau. Đó là biểu tượng của tinh thần đồng đội, cùng chung sức
chung lòng, là chỗ dựa vững chắc cho nhau để cùng nhau chống giặc ngoại
xâm.
- Bút pháp tả thực “đêm rét chung chăn”  sự thiếu thốn trong hoàn cảnh
chiến đấu. Dù vậy nhưng chính tinh thần đồng đội đã giúp họ vượt qua
những khó khăn, thử thách nơi chiên trường.
- Để rồi từ đó, CH đã có những thay đổi về từ ngữ. Từ “đôi người xa lạ”, họ
đã trở thành một “đôi tri kỉ”. “Tri kỉ” là biết mình, “đôi tri kỉ” tức là hiểu bạn
như hiểu mình.
 Như vậy, CH đã khẳng định cơ sở hình thành tình đồng chí thứ 2, đó chính
là sự đồng cảm, sẻ chia những vất vả nơi chiến trường, họ có chung lí tưởng
cách mạng, chung một nhiệm vụ đó là bảo vệ nền độc lập cho Tổ Quốc.
“Đồng chí!”
- Khổ thơ thứ nhất như một chặng hành trình tạo nên tình đồng chí thiêng
liêng và cao đẹp. Câu thơ cuối như một lời đúc kết, là sự kết tinh từ những
cơ sở hình thành tình đồng chí. Nó còn chính là tiếng gọi thiêng liêng, gợi
lên nhiều cảm xúc cho bạn đọc.
- Hình thức câu thơ ngắn gọn
- Hình thức câu cảm thán
- Giọng điệu tha thiết
 Câu thơ như một lời khẳng định đầy tự hào về tình đồng chí, về sự gắn bó
keo sơn, sự kết nối giữa các người lính từ những khó khăn, gian khổ nơi
chiến trường.
 Bằng cách sử dụng từ ngữ giản dị, ngôn ngữ thơ bình dị với đời sống kết
hợp với giọng điệu tha thiết. CH đã khẳng định được những cơ sở tạo nên sự
gắn bó giữa những người lính. Họ cùng xuất thân từ những vùng quê nghèo,
cùng chung chí hướng, lí tưởng và nhiệm vụ để rồi họ cất lên tiếng gọi
“đồng chí” thiêng liêng và da diết nhường nào. “Đồng chí” không những chỉ
là cách gọi giản dị, quen thuộc giữa những người lính mà còn là lời khẳng
định về ý chí, chiến đấu hết mình vì sự độc lập và hòa bình của dân tộc.
2. Biểu hiện của tình đồng chí.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
- Hình thức câu trần thuật  người đọc hình dung được khi đi lính, họ phải bỏ
lại quê hương, “ruộng nương” gửi bạn thân, gian nhà đã cũ vì bị bỏ không.
- Thông thường, từ “mặc kệ” thể hiện sự không quan tâm, thờ ơ nhưng trong
câu thơ trên, từ “mặc kệ” chính là sự quyết tâm, ra đi không màng đến tình
riêng của bản thân.
- Câu thơ cuối chính là tình cảm của những người đồng hương đối với người
lính. BP hoán dụ “giếng nước gốc đa” chỉ những người dân ở quê hương. Họ
sẽ luôn nhớ đến những người ra trận bởi quê hương chính là một phần máu
thịt với họ. Và đồng thời, khi họ ra trận cũng chính là đang bảo vệ sự hòa
bình cho quê hương, đất nước.
 Tình đồng chí được thể hiện qua sự sẻ chia nỗi nhớ quê hương.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
- “anh với tôi” : (...)
- “cụm từ “biết từng cơn”  sự hiểu biết cặn kẽ về nhau. Bởi lẽ cơn sốt rét
rừng đã trở thành một nỗi ám ảnh nhưng cũng rất đỗi quen thuộc với những
người lính  sự vất vả, khó khăn ở nơi chiến trường.
- Bp liệt kê// Bút pháp tả thực “cơn ớn lạnh”, “sốt run người”, “vừng trán ướt
mồ hôi”  Có lẽ, trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, những người lính
không chỉ phải đối mặt với những nguy hiểm, chết chóc mà họ còn phải
thường xuyên chịu sự đau đớn bởi những cơn sốt rét rừng quái ác.
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
- Bp liệt kê  sự khó khăn và thiếu thốn của những người lính trong hoàn
cảnh chiến tranh ác liệt.
- Tiểu đối “áo anh rách vai”-“quần tôi có vài mảnh vá”  Nhấn mạnh sự khó
khăn và thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu. Áo thì rách vai, quần thì có
vài mảnh vá, và đặc biệt đến đôi giày họ cũng thiếu. Tuy nhiên miêu tả như
vậy không phải để kể khổ mà để làm nổi bật lên sự lạc quan của những
người lính tron hoàn cảnh đó qua hình ảnh “miệng cười buốt giá”
- Hoán dụ “miệng cười buốt giá”  Sự lạc quan của những người lính, nụ
cười vượt qua mọi khó khăn trong hoàn cảnh chiến đấu. Qua đó CH càng
ngợi ca tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên mọi hoàn cảnh của những người
lính.
 Sự sẻ chia từ những thiếu thốn trong cuộc sống.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- “Thương” là sự đồng cảm, chia sẻ và còn là sự yêu thương, thấu hiểu. Chỉ
một từ thương thôi mà chất chứa bao nỗi niềm, tình đồng chí được tạo nên
không chỉ từ sự yêu thương mà còn là sự gắn bó, thấu hiểu, đồng cảm với
nhau bởi họ đều có chung xuất thân, có sự chia sẻ những khó khăn, gian khó
và đặc biệt đó là có chung nhiệm vụ, chung lí tưởng chiến đấu cao đẹp.
- Tình cảm đã được bộc lộ trực tiếp qua hành đồng “tay nắm lấy bàn tay”. Đó
là biểu tượng cho tinh thần đồng đội cao đẹp. Đồng thời còn thể hiện cho
tinh thần lạc quan, là thứ tiếp thêm năng lượng và nhiệt huyết cho những
người lính để chiến đấu.
 Bằng bút pháp tả thực // BPTT. Nhà thơ đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn
chân thực về cuộc sống của những người lính. Ở đó họ đã phải trải qua biết
bao gian khổ, khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống. Nhưng họ vượt qua
nó bằng tình đồng đội, bằng sự sẻ chia và bằng chính sự lạc quan, bản lĩnh
của bản thân. Qua khổ thơ, không những CH đã khắc họa lên tình đồng chí
cao đẹp và thiêng liêng giữa những người lính mà ông còn đặc biệt thành
công qua việc ngợi ca tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên khó khăn của những
người lính.
3. Biểu tượng của tình đồng chí.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
- Thời gian: “đêm nay” : khi về khuya
- Không gian được mở rộng: “rừng hoang”: sự rộng lớn, hoang vu của cánh
rừng. “Sương muối”: không gian lạnh giá, rét buốt.
- Cách ngắt nhịp 4/3 chia câu thơ thành 2 vế:
- +Vế 1 : Hình ảnh người lính đứng cạnh bên nhau  Tình đồng chí cao đẹp,
sự đồng lòng, nhất trí của những người lính. CH đã phát triển từ câu thơ
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”
- +Vế 2: Tư thế ung dung, sự dũng cảm của những người lính khi đứng trước
những khó khăn, gian khổ.

You might also like