You are on page 1of 4

ĐỒNG CHÍ

Tình đồng chí được hình thành dựa trên nhiều yếu tố
- Lắng nghe tiếng gọi tha thiết từ Tổ quốc, bao chàng trai đất Việt tham gia kháng chiến để
giành lại độc lập cho dân tộc. Rời xa quê hương, họ để lại mái nhà hiu quạnh cùng người thân
ngày ngày trông mong, người lính do đó khó tránh cảm giác nhớ nhung, buồn bã.
- Dẫu vậy, họ không bao giờ cô đơn, lẻ loi bởi xung quanh họ giờ đây là những đồng đội sẵn
sàng “vào sinh ra tử”. Từ xa lạ, họ quen biết và rồi gần gũi sau khi trải qua biết bao gian khổ
cùng nhau.
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
- Với hai câu thơ này, Chính Hữu đã đề cập đến cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng chí,
chính sự tương đồng trong hoàn cảnh xuất thân mà người lính dễ dàng kết nối với nhau.
- Cấu trúc sóng đôi “quê hương anh” đi cùng với “làng tôi” và cặp thành ngữ dân gian “nước
mặn, đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” cho thấy họ đồng cảnh ngộ.
- Nhân vật trữ tình “anh” đến từ vùng đất ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn, khó trồng trọt,
cày cấy còn “tôi” thì ra đi từ nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hoá nên nông dân khó canh
tác.
- Tình đồng chí được hình thành khi những người lính có cùng hoàn cảnh xuất thân và lý
tưởng chiến đấu
- Tình đồng chí được hình thành khi những người lính có cùng hoàn cảnh xuất thân và lý
tưởng chiến đấu
- Chính Hữu đã sử dụng hai cụm từ này một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn, giúp độc giả hình
dung bức tranh miền quê nghèo khổ, nơi chôn nhau cắt rốn của những người anh hùng quả
cảm.
- Đều xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn nên họ thấu hiểu đối phương như bản thân mình. Nếu
không cùng giai cấp, tầng lớp thì “anh” và “tôi” khó lòng xem nhau là tri kỷ, kể cả khi gắn bó
mật thiết với nhau.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
- Khi đã dành trọn tâm trí cho cách mạng thì mọi người lính đều có chung một lý tưởng.
“Anh” và “tôi” trong Đồng chí cũng vậy, niềm mong muốn về một tương lai đất nước hoà
bình đã giúp tình cảm của họ phát triển.
- Trước khi nhập ngũ, họ chỉ là “đôi người xa lạ” đến từ những “phương trời” khác nhau, kẻ
vùng biển, người miền trung du. Người lính chẳng hẹn mà gặp, chẳng ước mà trở thành
những đồng đội thân thiết vì chung một mục đích cao cả là bảo vệ Tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!”
- “Súng”, “đầu” tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng thiêng liêng, cấu trúc đối
ứng cho thấy hai điều này song hành mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, câu thơ còn ám chỉ tình cảm
gắn bó của người lính, họ không chỉ cùng hoạt động cách mạng mà còn cùng sinh hoạt trong
đời sống thường ngày.
- Những đêm ở Việt Bắc giá lạnh tột cùng, quân nhân phải đắp chung một chiếc chăn. Đây là
hình ảnh ẩn dụ cho khó khăn mà họ phải vượt qua và tình đồng chí khăng khít của họ.
- Đi qua sóng gió rồi trở thành “đôi tri kỷ”, cùng chia ngọt sẻ bùi và sẵn sàng đồng cam cộng
khổ. Hai tiếng “Đồng chí!” khi thốt lên vừa tha thiết, vừa thấm đẫm nghĩa tình mà in sâu vào
lòng quân lính, vào lòng độc giả.
Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
- Trong những câu thơ tiếp theo, Chính Hữu đã thể hiện nét đẹp của tình đồng chí là sự thấu
hiểu, cảm thông, san sẻ. Người lính xa nhà, gặp gỡ rồi trở thành đồng đội, họ dễ dàng đồng
cảm với nhau vì đều có tâm tư, nỗi niềm tương tự.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
- Cất bước ra đi chiến đấu vì Tổ quốc, người quân nhân đành bỏ lại sau lưng những điều gần
gũi nhất. Họ không thể tiếp tục gắn bó với “ruộng nương”, “gian nhà”, “giếng nước”, “gốc
đa” thân thuộc mà phải trao lại trách nhiệm chăm lo cho “bạn thân” hay thậm chí “mặc kệ”.
- Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã cho thấy sự hy sinh cao cả của người lính và hoàn cảnh
tương đồng giữa hai nhân vật trữ tình. Từ “mặc kệ” cũng thể hiện tinh thần dứt khoát nhập
ngũ bởi họ biết làng quê chỉ yên bình khi được tự do, độc lập.
- Những khoảnh khắc đồng cam cộng khổ đã nuôi dưỡng tình đoàn kết trong lòng người lính
- Những khoảnh khắc đồng cam cộng khổ đã nuôi dưỡng tình đoàn kết trong lòng người lính
- Hình ảnh “giếng nước gốc đa” ẩn dụ về người thân, quê nhà của các chiến sĩ, luôn luôn
“nhớ người ra lính”. Tình đồng chí nhẹ nhàng là vậy, anh lính Cụ Hồ chia sẻ và cảm thông
sâu sắc với nhau dù trước đó vốn xa lạ.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
- Từ sự thấu hiểu, họ đồng cam cộng khổ, san sẻ trong hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu thốn nơi
chiến trường. Để mô tả điều đó, Chính Hữu dùng thủ pháp sóng đôi “anh”, “tôi” tạo nên sự
song hành, gắn bó giữa hai anh bộ đội.
- Vào những đêm giá rét, “anh với tôi” chịu đựng “từng cơn ớn lạnh”, bệnh sốt rét hoành
hành khiến người lính “run người”, “vừng trán ướt mồ hôi”. Họ cùng nhau trải qua mọi gian
nan, thử thách rồi đùm bọc lẫn nhau.
- Ở nơi tiền tuyến, điều kiện vật chất sơ sài nên “áo anh” thì “rách vai” còn “quần tôi” lại “có
vài mảnh vá”. Bộ trang phục được khoác lên người anh lính tuy rách rưới, chắp vá nhưng
không làm mất đi vẻ đẹp quân nhân mà càng soi sáng tình cảm khăng khít của họ.
- Dù không có quần áo chỉnh tề để mặc, không có giày dép để mang, hai anh lính vẫn lạc
quan. Họ nở nụ cười để động viên bản thân, động viên đồng đội giữa bầu không khí “buốt
giá”.
- Sự khó khăn không bào mòn tinh thần của người chiến sĩ, nó làm tình đồng chí thêm sâu
đậm, giúp họ quyết tâm đoàn kết hơn vì lý tưởng. Cái nắm tay trong Đồng chí truyền hơi ấm,
hy vọng và nó cũng là cử chỉ biểu hiện sự chân thành.
- Bên cạnh những khoảnh khắc sinh hoạt đời thường, “anh” và “tôi” còn gắn bó trong lúc thi
hành nhiệm vụ. Vì xem nhau như anh em, họ sẵn sàng “vào sinh ra tử” cùng đối phương.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
- Câu thơ đầu tiên đề cập đến môi trường chiến đấu khắc nghiệt của bộ đội, nơi rừng rậm
hoang vu, ngập tràn sương muối. Hiện tượng sương muối chỉ xuất hiện khi thời tiết quá lạnh,
vốn thường gặp ở vùng cao, các tỉnh miền Bắc.
- Với trách nhiệm đứng gác và phục kích “chờ giặc tới”, người lính không nề hà, e ngại. Họ
“đứng cạnh bên nhau”, chuẩn bị tinh thần tiêu diệt địch vì mục tiêu chung.
- Hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa mang nét trữ tình, lãng mạn vừa đậm chất hiện thực,
câu thơ vẽ nên bức tranh hai anh lính đứng gác dưới ánh trăng. “Súng” tượng trưng cho chiến
tranh, “trăng” tượng trưng cho hoà bình tuy đối lập mà hài hoà.
- Người lính Việt Nam cầm súng để bảo vệ đất nước, mang lại sự thanh bình cho quốc gia,
dẫu thân thể có trải qua bao sương gió thì trái tim họ chưa bao giờ khô cằn. Họ tựa những thi
sĩ cách mạng, nhận thức hiện thực nhưng không ngừng tin tưởng ở tương lai tươi đẹp.
Đồng chí là thi phẩm để đời của Chính Hữu
- Trong quá trình xây dựng sự nghiệp sáng tác, Chính Hữu không sở hữu gia tài đồ sộ như
nhiều thi sĩ khác. Bù lại, mỗi bài thơ của ông đều có giá trị và ghi dấu ấn riêng trên nền văn
học cách mạng Việt Nam.
- Đồng chí là bài thơ tiêu biểu về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
- Đồng chí là bài thơ tiêu biểu về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
- Đồng chí là minh chứng cho nhận định này, trải qua nhiều thập kỷ thì tác phẩm vẫn được
đánh giá cao bởi giới phê bình và độc giả đại chúng. Ngòi bút phóng khoáng, hàm súc mà
giàu biểu cảm của Chính Hữu đã viết nên những câu thơ Đồng chí đi vào lòng người.
- Trong giai đoạn đất nước ngập tràn bom đạn, khói lửa, thi phẩm mang đến sự gần gũi, lạc
quan cho độc giả. Đặc biệt, với những anh lính xa nhà, gắn bó cùng đồng đội, họ càng thấu
hiểu nỗi niềm mà tác giả muốn gửi gắm.
- Ngày nay, khi Tổ quốc đã độc lập, hình ảnh chiến sĩ và tình đồng chí trong bài thơ vẫn có
giá trị khắc hoạ người bộ đội Cụ Hồ quả cảm, không ngại khó khăn cũng như luôn đoàn kết
một cách vững vàng.

You might also like