You are on page 1of 4

Chuyên đề: Đồng chí

(Chính Hữu)

I. Kiến thức chung


_Chính Hữu là một nhà thơ lớn, có đóng góp xuất sắc cho nền thơ Việt Nam
thế kỷ XX. Thơ Chính Hữu tinh tế, tài hoa, lịch lãm, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ
và hình ảnh được chọn lọc một cách đặc sắc. Người đọc có lẽ sẽ không bao giờ
quên được những vần thơ rất tinh tế và tài hoa của Chính Hữu như:
“Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi Trường Chinh phai bạc áo hào hoa”
Hay….
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
_Bài thơ “đồng chí” in trong tập”Đầu súng trăng treo” được sáng tác năm
1948. Đây là thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho hồn thơ Chính Hữu. Cũng là một bông
hoa đẹp trong vườn thơ thời chống Pháp. Bài thơ “Đồng chí” được viết trong chiến
tranh, lúc mưa bom bão đạn, lúc gian khổ trập trùng, vậy mà vẫn tỏa sáng trong bài
thơ một vẻ đẹp vô cùng cao quý trong tâm hồn những người chiến sĩ, đó là vẻ đẹp
của tình đồng chí. Chính điều này đã nâng cao giá trị bài thơ, khiến nó sống mãi
trong lòng người đọc.

II.Phân tích bài thơ


1.Những câu thơ đầu tiên của bài thơ mở ra bằng một giọng thơ chân thành, tha
thiết tựa như lời thủ thỉ tâm tình của những người lính trẻ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Hai câu thơ cho biết xuất thân của những người lính trẻ, những người chiến sĩ ấy
không phải là những con người sang trọng hào hoa đến từ những phố phường xa
hoa, nhộn nhịp. Trái lại họ chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn, đơn sơ,
bình dị đến từ những vùng quê nghèo khó quanh năm. Nhà thơ đã sử dụng độc đáo
những thành ngữ dân gian như “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” để
nhấn mạnh sự nghèo khó, lam lũ, cơ cực của những miền quê, nơi xuất thân của
những người lình trẻ.
_Tôi với anh những người lình trẻ nơi chiến trường lửa đạn vốn là những
người xa lạ lại chẳng hẹn mà quen nhau. Thế nhưng chính những con người xa lạ
ấy lại sống cùng nhau, chiến đấu cũng nhau,”đồng cam cộng khổ” trong một cuộc
chiến tranh. Bởi lẽ họ có chung một tấm lòng yêu nước, cùng một lý tưởng “quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”. CHính tấm lòng ấy, lý tưởng ấy đã kết nối những
người lình trẻ, hình thành nên tình đồng chí. Ý thơ khiến ta nhớ đến những câu thơ
nổi tiếng của Hồng Nguyên:
“Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai
Súng bắn chưa quen, quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến”
“Súng bên súng” là cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đương đầu với kẻ thù
còn “đầu sát bên đầu” là kề vai sát cánh, ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu
thơ”đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” gợi ra biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp của
tình đồng chí trong điều kiện thiếu thốn, giá rét của chiến trường, họ cùng nhau
chịu đựng, cùng nhau sẻ chia, tình đồng đội thăng hoa từ đó. Câu thơ khiến ta nhớ
đến đôi vần thơ nổi tiếng của Tố Hữu:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn suôi đắp cùng”
Tình đồng chỉ không chỉ tỏa sáng từ sự đồng cam cộng khổ, kề vai sát cảnh
của những người chiến sĩ mà nó còn xuất phát từ sự đồng cảm, sự hiểu nhau. Cái
chăn đắp lại, tâm tư rộng mở, anh hiểu tôi, tôi thấu lòng anh đang mang nặng nỗi
niềm dành cho quê hương xứ sở. Những người lính ra đi vì nghĩa lớn nhưng lúc
nào trong tâm hồn cũng mang nặng một nỗi niềm quê. Những hình ảnh gần gũi,
bình dị như “ruộng nương”,”gian nhà không”,”giếng nước gốc đa” tượng trưng cho
quê hương xứ sở. Thêm vào đó là thủ pháp nhân hóa đã tô đậm nỗi nhớ quê da diết
trong tâm hồn những người chiến sĩ.
_Để diễn tả vẻ đẹp của người lính, nhà thơ đã sử dụng độc đáo từ “mặc kệ”
cho thấy một quyết tâm ra đi không gì lay chuyển được, một thái độ dứt khoát,
mạnh mẽ, một khi đã ra đi theo tiếng gọi của non sông thì không lưu luyến, bịn rịn,
bùi ngùi. Thái độ ấy dường như khinh bạc nhưng thực chất lại chẳng khinh bạc
chút nào vì tuy nói là mặc kệ nhưng trong sâu thẳm tâm hồn người lính lúc nào
cũng nhớ về quê cũ, nhớ về giêng nước gốc đa, lo lắng cho ngôi nhà tranh bị gió
lung lay, cho ruộng nương gửi bạn thân cày. Tâm trạng ấy sống với tâm trạng
người đi trong hai câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
_Sống giữa nơi chiến trường, những người chiến sĩ không chỉ đối diện với
mưa bom, bão đạn mà còn phải đối diện với bệnh tật đặc biệt là căn bệnh “sốt rét
rừng” quái ác
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
“Biết” là nếm trải, họ cùng nhau trải qua, cùng nhau chịu đựng cảm giác
khủng khiếp của những cơn sốt, sốt đến run người, sốt đến mức vầng trán ướt mồ
hôi. Ý thơ ấy khiến ta liên tưởng dến những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”
Hay gợi liên tưởng đến những câu thơ của Quang Dùng trong bài thơ Tây
Tiến:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
_Không chỉ cùng nhau trải qua bệnh tật, họ còn cùng nhau trải qua bao nhiêu
khó khăn, gian khổ, thiếu thốn giữa chiến trường giá lạnh, áo thì rách vai, quần thì
vá, chân không giày. Họ sống và chiến đấu trong điều kiện dường như không có gì
kể cả nụ cười cũng trở nên buốt giá. Vậy mà kỳ diệu thay, giữa trập trùng gian khổ,
họ vẫn thương nhau, tay nắm lấy bàn tay để truyền cho nhau hơi ấm tình người của
tình đồng chí và chính vẻ đẹp của tình đồng chí đã sưởi ấm, động viên họ vượt qua
tất cả.
_Những câu thơ cuối cùng của bài thơ làm xuất hiện hình ảnh của người lính
trong một tư thế vô cùng đẹp:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Cảnh tượng chiến trường mở ra thật lạnh lẽo, hoang vu, quạnh quẽ. Đó là
một đêm giữa rừng hoang phủ đầy sương muối, sự khắc nghiệt của không gian,
thời gian dễ khiến người ta chùn bước, vậy mà trong gian khổ khắc nghiệt, những
người chiến sĩ vẫn hiện lên trong một tư thế hiên ngang, oai hùng, họ kề vai sát
cánh bên nhau trong tư thế chờ giặc tới. Tư thế sẵn sàng chiến đấu, cái thế đứng
đầy chủ động ấy đã tạc nên bức tượng đài người chiến sĩ đẹp rạng ngời trong thơ
ca thời chống Pháp.
_Tư thế đứng oai hùng của những người lính trẻ, nhà thơ đã nhìn thấy một
hình tượng đẹp lạ lùng:”Đầu súng trăng treo”. “Súng” và “trăng” hai thứ tưởng
chừng như đối nghịch, tưởng chừng như chẳng có mối liên hệ nào vậy mà giờ đây
lại quyện vào nhau trong một vẻ đẹp tuyệt diệu, hình ảnh ấy vừa mang nghĩa thực,
vừa mang nghĩa tượng trưng, suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần
và có lúc cảm giác như nó đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Nhưng quan trọng
hơn là ý nghĩa biểu tượng súng tượng trưng cho chiến tranh, trăng tượng trưng cho
hòa bình, phải chăng những người lính nguyện cầm súng đem lại hòa bình cho đất
nước để ánh trăng thanh bình mãi sáng trên bầu trời quê hương. Sự hòa quyện giữa
súng và trăng còn là sự hòa quyện của hiện thực và trữ tình, sự hòa quyện giữa
gian khổ khốc liệt và lãng mạn bay bổng khiến người lính hiện lên vừa như một
chiến sĩ lại vừa như một thi sĩ. Sự xuất hiện của vầng trăng xua đi tất cả những gì
nặng nề, u ám, khốc liệt mở ra một niềm tin, niềm hy vọng về tương lai tươi sáng.

You might also like