You are on page 1of 4

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng

những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa
mĩ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm
chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở
lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Và qua bài thơ Đồng Chí, Chính
Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới khó khan gian
khổ nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc,gây
cảm động lòng người
Chính hữu quê ở Hà Tĩnh,thơ ông chủ yếu nói về người lính và hai cuộc chiến
tranh đặc biệt là tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng đội,tình đồng chí
và tình yêu quê hương.Bài thơ Đồng Chí được sáng tác vào năm 1948 bài thơ là
một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống
Pháp và được in trong tập Đầu súng trăng treo.Vậy khó khan trong cuộc sống của
ta là gì, nó là những vấn đề nan giải thách thức sự kiên định và năng lực của ta,nó
khiến ta đau đầu suy nghĩ và có khi là để lại hậu quả về thể xác,nó xuất hiện ở bất
cứ nơi đâu trên thế giới này.Dẫu nó mang lại cho ta những thử thách ,song gió
nhưng nó cũng góp phần giúp con người ta trưởng thành hơn, Khó khăn thử thách
giúp bạn thấy được giá trị của bản thân mình ở đâu. Những khó khăn thử
thách trong cuộc sống sẽ giúp bạn nhận thấy được giá trị của bản thân mình đang
nằm ở đâu đâu. Gặp những khó khăn thách thức đang chờ đón ở phía trước trước
thái độ của bạn như thế nào, tự tin đối mặt hay lùi bước bỏ đi. “sau cơn mưa trời
lại sáng”sau những khó khăn gian khổ thì ta lại được hưởng ánh bình minh,và hang
ngàn năm trôi qua suy nghĩ tích cực đó đã giúp biết bao người vượt qua gian khó.Ở
chiến trường lại là một chuyện khác, nơi mà những khó khăn mà người lính cách
mạng phải đối mặt đều liên quan đến chuyện sinh tử nhưng một lần nữa qua lời thơ
của chính hữu ta lại thấy sau cơn mưa trời lại sáng chính những sự khốc liệt ấy đã
vô tình tạo nên tình đồng chí của những người lính với nhau.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả của những người lính nông dân áo vải.
Từ mọi miền quê trên dải đất quê hương, những con người xa lạ bỗng đứng lên
theo tiếng gọi của Tổ quốc, cùng họp lại với nhau, trở thành một con người mới:
người lính. Họ là những người nông dân từ những vùng quê lam lũ đói nghèo,
quanh năm chỉ biết đến con trâu mảnh ruộng, các anh giã từ quê hương lên đường
chiến đấu,Không hẹn mà nên, các anh đã gặp nhau tại một điểm là tình yêu quê
hương đất nước

“Súng bên súng đầu sát bên đầu


Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!”
Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vai kề vai, súng bên súng, chia nhau gian
khổ, nguy hiểm, đêm đắp chung một chiếc chăn chịu rét. Đắp chung chăn trở thành
biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng ruột thịt. Những cái chung đã biến những
con người xa lại thành đôi tri kỉ , điệp ngữ súng và đầu thể hiện quyết tâm cùng
hoàn thành nhiệm vụ và lý tưởng cao đẹp. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là
cơ sở, là cái gốc để làm nên tình bạn, tình đồng chí.Câu nói “Đồng chí” là tiếng gọi
thân thương của những người tri kỉ với nhau,đây là câu thơ đặc biệt-Câu thơ chỉ có
2 tiếng kết hợp với một dấu chấm than nhưng đã bộc lộ đầy đủ cảm xúc của người
lính và làm tiền đề cho các câu thơ sau được thể hiện một cách có ý nghĩa, mạch
lạc hơn
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay"
“Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính.”
Tấm lòng của họ đối với đất nước thật cảm động khi giặc đến các anh đã gửi lại
người bạn thân mảnh ruộng chưa cày, mặc kệ những gian nhà bị gió cuốn lung lay
để ra đi kháng chiến. Họ đứng lên chiến đấu chỉ vì một lẽ giản dị: yêu nước. Tình
yêu đất nước, ý thức dân tộc là máu thịt, là cuộc đời họ, bởi vậy, nông dân hay trí
thức chỉ mới nghe tiếng đau thương của quê hương, họ sẽ bỏ lại tất cả, cả ruộng
nương, xóm làng. Chỉ đến khi ở nơi kháng chiến người lính nông dân áo vải lại trở
mình, lòng lại bận tâm lo lắng về mảnh ruộng chưa cày, với căn nhà bị gió lung
lay. Nỗi nhớ của các anh là thế: cụ thể nhưng cảm động biết bao. Người lính luôn
hiểu rằng nơi quê nhà người mẹ già, người vợ trẻ cùng đám con thơ đang trông
ngóng anh trở về,nghệ thuật nhân hoá đã được Chính hữu thể hiện rất thành công
tạo nên những vật cản níu bước người lính trên con đường chiến đấu để bảo vệ độc
lập cho đất nước
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi."
Trong chiến đấu,người lính thường sẽ ẩn nấp ở trong các khu rừng rậm để truy
kích cũng như trốn tránh sự truy sát của địch ,những khu rừng rậm này thường
xuyên ẩn chứa các loài động vật gây ra bệnh như muỗi..và khí hậu khắc nghiệt gây
ra những cơn sốt. Cơn sốt rét từng đã trở thành căn bệnh phổ biến với những người
lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ăn uống kham khổ, thiếu thốn
thuốc men. Chính Hữu đã gợi tả một cách chân thực: "biết ớn lạnh", "sốt run người
vừng trán ướt mồ hôi"để thể hiện rõ rét sự khó khan khắc nghiệt mà các người lính
phải trải qua
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Những hình ảnh như “áo rách vai” “quần có vài mảnh vá” “chân không giày” đã
phần nào giúp ta hiểu sâu hơn về cuộc sống thiếu thốn của những người lính . Giữa
núi rừng Việt Bắc trong mùa đông buốt giá mà người lính chỉ có mong manh chiếc
áo rách, manh quần có những mảnh vá, thiếu cả những đôi giày. Các chi tiết chân
thực ấy cũng đủ tái hiện biết bao khó khăn thiếu thốn về quân trang, quân phục,
thuốc men của người lính Cụ Hồ. Nhưng trong khó khăn thiếu thốn ấy những
người lính lại hiện lên thật đẹp qua hình ảnh "miệng cười buốt giá", nụ cười vượt
lên cái lạnh, cái rét, cái khổ tràn đầy tinh thần lạc quan, bất chấp khó khan,gian
khổ.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Hình ảnh "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" rất tự nhiên, chân thực nhưng đã thể
hiện sâu sắc cảm động tình đồng chí của người lính cách mạng. Họ nắm lấy tay
nhau như để động viên nhau, như để truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh của tình
đồng chí để cùng nhau chắc tay súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Phải chăng tình
đồng chí vừa là vẻ đẹp vừa là cội nguồn sức mạnh của người lính cách mạng?
Ngoài thể hiện sự khó khăn ,ý chí vươn lên của người lính Chính Hữu cũng để thể
hiện vẻ đẹp sự ấm áp qua những chi tiết hình ảnh sinh động,góp phần khiến cho
thơ của ông mang một màu sắc trẻ trung chân thật mà sâu sắc.
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Với bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn ba câu thơ cuối đã gợi lên
bức tranh cảnh đường đêm khuya thật đẹp,thật lãng mạn dưới cảnh đẹp của ánh
trăng trên nền hiện thực khắc nghiệt: đêm khuya, nơi "rừng hoang sương muối" giá
buốt, người lính hiện lên với tư thế chủ động hiên ngang "đứng cạnh bên nhau chờ
giặc tới". Chính tư thế thành đồng vách sắt ấy đã làm lu mờ đi mọi gian khổ khó
khăn. Phải chăng chính tình đồng chí đã làm lên vẻ đẹp ấy của người lính?Đầu
súng trăng treo có lẽ là những hình ảnh sinh động xuất phát từ quá khứ của tác giả
với cảnh vác súng trên vai và vầng trăng lơ lửng trên không .
Bài thơ đã cho ta thấy hình tượng người lính cách mạng cùng với tư tưởng vượt
qua khó khan thử thách để đem lại sự hoà bình cho Tổ quốc ,họ đã tin tưởng và
cùng nhau trải qua nhiều khó khan để rồi trở thành đồng chí của nhau.Tình yêu
thương quan tâm lẫn nhau làm ý chí nghị lực của họ càng trở to lớn,vĩ đại.Đó là
nguồn sức mạnh giúp họ vượt qua gian lao,khó khăn
Với ngôn ngữ bình dị,thấm đượm chất dân gian,sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tả
thực và các hình ảnh khó khan ở nơi chiến trường,mang ý nghĩa biểu tượng và giàu
sức biểu cảm,Chính Hữu đã tạo nên sức mạnh cho người lính bằng cách cùng nhau
trải qua gian khổ rồi trở thành đồng chí của nhau.Đồng thời nhà thơ đã lồng ghép
vào bài thơ hiện thực khó khăn ,các hình ảnh sinh động ,nghệ thuật nhân hoá , so
sánh , điệp ngữ..  Bài thơ đã đem đến cho người đọc cảm nhận chân thực về người
lính cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chính vì vậy bài thơ có
sức sống mãi trong lòng người đọc.

You might also like