You are on page 1of 4

Đồng chí _ Chính Hữu

Lặng lẽ Sa Pa_Nguyễn Thành Long

Trong cuộc sống con người, luôn tồn tại các mỗi quan hệ giữa mọi người
với nhau như trong học tập, lao động, giao tiếp thường ngày. Và một trong số
đó, có mối quan hệ “ giữa tôi và người khác” được biểu hiện rõ nhất qua các tác
phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam. Đó có thể là những giây phút gian
khổ sát cánh bên những người đồng đội, tình đồng chí thiêng liêng, bền chặt
trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Ta nói đến nhà thơ Chính Hữu
như một người gạo cội trong nền văn học vn ngay từ những ngày đầu, ông sinh
năm 1926-2007, tên thật là Trần Đình Đắc quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Tham gia quân
đội và bắt đầu sáng tác từ năm 1946. Trong suốt cuộc đời sáng tác, ông hầu như
chỉ viết về người lính, chiến tranh.
Được ra đời năm 1946, Chính Hữu đã đóng góp một bài thơ xuất sắc về
người chiến sĩ quân đội nhân dân. Với những chi tiết chân thực, bài thơ đã thể
hiện tình cảm giữa tôi và người khác tha thiết, sâu lắng giữa những người đồng
đội đang chiến đấu để bảo vệ đất nước. Được ông thể hiện qua đoạn thơ:
“ Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”
Mang trong tim nỗi nhớ nhà là niềm an ủi, giữ lòng yêu nước là hành
trang. Những chiến sĩ cách mạnh lên đường tìm về tương lai độc lập của đất
nước. Trên chiến trường rong rủi đó, tình đồng đội đã trở nên bền chặt, gắn bó
với nhau như người nhà. Tôi gửi gắm tâm sự của tôi cho anh, anh gửi nỗi tâm
tình cho tôi. Chúng ta thấu hiểu nhau từ tận đáy lòng mình. Trong bao lớp trai
làng ra đi, trong đó có tôi và có cả anh. Anh ra đi để lại niềm thương nhớ cho
người con gái thầm thương trộm nhớ, để lại lòng hiếu thảo,tôn kính với mẹ già,
để lại ruộng nương cho bạn thân cày, để lại sự thiếu vắng cho gian nhà không.
Mở đầu 3 dòng thơ là cuộc sống chiến đấu ngoài chiến trường bấy giờ,
gian khổ và khắc nghiệt. Mọi người tụ họp về đây cùng chung một lý tưởng cao
đẹp là chống giặc cứu nước. Hình ảnh “súng” biểu tượng cho người chiến đấu.
“Đầu” là hình ảnh gợi tả biểu tượng cho suy nghĩ, lý tưởng, kết hợp với biện
pháp điệp ngữ với lối song đôi tạo nên một âm điệu chắc khỏe tô đậm sự kết
gắn, thân thương với nhau. Sự đồng cảm với nhau về hoàn cảnh và giai cấp xuất
thân đã gắn bó anh với tôi từ những người xa lạ trở thành tri kỉ tha thiết, sát
cách bên nhau trong một nhiệm vụ chung.
“ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Từ đôi người xa lạ, anh và tôi đã cùng nhau trải qua biết bao khó khắn
về sự thiếu thốn và khắc nghiệt của nơi chiến trường. Để từ đó, tình cảm đó đã
hình thành nên một đôi tri kỉ, hiểu bạn như hiểu chính mình, chia sẻ cho nhau
những phúc họa. “ Đồng chí” không chỉ là hiểu nhau mà còn có sự gắn kết với
nhau, cùng chung một lý tưởng cao đẹp, cùng chung một chiếc chăn trong đêm
rét thấu xương. Vì tình đồng chí đó mà họ có thể cùng nhau vượt qua thời tiết
khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc với những cơn sốt rét đến run người:
“ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”
Đến đây dòng thơ được tách ra thành một câu đặc biệt, câu cảm thán.
Hai chữ “đồng chí” được lấy lại từ nhan đề của bài thơ vừa biểu hiện cho chủ đề
vừa là linh hồn sống của bài thơ. Hai chữ “đồng chí” vang lên thật giản dị, mộc
mạc nhưng rất đỗi thiêng liêng, cảm động. Nó khẳng địng và ca ngợi một tình
cảm mới mẻ được bắt nguồn từ những truyền thống, tình tri kỉ của những người
tương đồng về hoàn cảnh, về lý tưởng sống.
Bảy dòng thơ tiếp theo là những khó khăn, gian khổ ngoài chiến trường
mà người lính vệ quốc quân đã phải chịu đựng. Đến đây mối quan hệ giữa tôi và
người khác đã được nâng lên một bậc, được tô đậm bằng tình đồng chí ngoài
chiến trường. kỷ niệm gắn bó với nhau và những cơn sốt rét kinh niên và phổ
biến của người lính khi họ phải sống và chiến đấu ở chiến trường Việt Bắc thiếu
thốn, gian khổ. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, bệnh sốt rét
hoàn hành mà không có thuốc men, những người chiến sĩ vô cùng khó khăn để
đối mặt với một trong những căn bệnh nguy hiểm:
“ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng chán ướt mồ hôi”
Người lính vệ quốc quân bấy giờ còn phải mang theo quần áo của
người nông dân để đi chiến đấu. Khi rách thì các anh dá díu, lấy dây mà buộc
lại. Thật gian nan, khốn khổ. Đến đâu hình ảnh đối xứng “áo anh rách vai- quần
tôi có vài mảnh vá” đã được sắp xếp đầy dụng ý, nổi bật sự cảm thông, chia sẻ
giữa “tôi và người khác”. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” đã bừng sáng lên
trong đêm giá rét, đó là nụ cười mang niềm yêu thương vô đáy của các anh
trong đêm, hơi ấm từ đôi bàn mà các anh đã giành cho nhau: “thương nhau tay
nắm lấy bàn tay”. Tình cảm mộc mạc, không nói ra nhưng vẫn thấu cảm, thấm
thía nghĩa tình giữa tôi và người khác.
Mối quan hệ giữa tôi và người khác còn thể hiện qua anh thanh niên
trong tác phẩm “ Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tôi là một người
thanh niên khoảng 27 tuổi làm việc: “trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét mà
chỉ có cây và mây mù bao phủ nên thèm người”. Công việc của anh tuy đơn
giản nhưng phải chính xác “ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động
mặt đất” để báo về cơ quan phục vụ cho chiến đấu và sản xuất. Vì thế nên chỉ
có người có độ tỉ mỉ cao, tinh thần trách nhiệm nghiêm khắc mới có thể làm
được chính xác như thế. Dù là nửa đêm, cứ đến giờ “ ốp” bên ngoài dù có bão
tuyết, giá lạnh anh cũng phải trở dậy để làm việc. Nơi đấy quanh năm không
bóng người.
Tuy là thế, anh vẫn thấy công việc của mình còn rất bé nhỏ so với bác
kĩ sư trồng rau hay đồng chí nghiên cứu khoa học. Vì vậy mà khi “người khác”-
ông họa sĩ già định vẽ bước chân dung của anh, anh từ chối và giới thiệu một
người khác xứng đáng hơn. Chính vì sự khiêm tốn ấy đã làm nhân cách của anh
thanh niên thêm cao đẹp. Không lạ gì khi nhà họa sĩ già lấy lòng ngạc nhiên và
cô kĩ sư trẻ đem lòng ngưỡng mộ. Nhờ anh mà họ đã có thể tìm được câu trả lời
cho tương lai, mục đích của chuyến đi. Đó là sự kết hợp uyển chuyển nhẹ
nhàng, hợp lí giữa “tôi và người khác”, giữa anh thanh niên và mọi người.
Kết thúc cho một bài văn, chúng ta đã thấy được cách sử dụng nghệ
thuật uyển chuyển của cả 2 tác giả, nhà thơ Chính Hữu với ngôn ngữ bình dị,
hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, nhà thơ mang lại sự trân trọng đối với tình đồng
đội, đồng chí của người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đồng thời
cũng khẳng định : tình cảm tốt đẹp là dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ, lí tưởng
chiến đấu trong một hoàn cảnh khó khăn gian khổ đã góp phần tạo nên một sức
mạnh về vẻ đẹp của người lính cách mạng. Cùng với mối quan hệ “ tôi và người
khác” nhà văn Nguyễn Thành Long với cách kể chuyện tự nhiên, thú vị đã khắc
họa thành công nhân vật anh thanh niên có lẽ sống cao đẹp, âm thầm cống hiến
hết mình cho đất nước. Như một cơn mưa bất chợt đến trong mùa hè oi bức, hai
tác phẩm đã thỏa mãn bạn đọc, giúp ta thấy được ý nghĩa trong cuộc sống.

You might also like